Khi mấy du chỉa ngón tay vào ai đó thì mấy du có để ý là có đến 3 ngón chỉa về phía mình đó… vầy nên muốn xỉa ai thì nhớ chơi luôn cả 5 ngón cho trọn tình trọn nghĩa, tình thương mến thương chăm phần chăm. Oái oăm là nếu đưa nguyên con vầy người ta lại tưởng mình học theo xì tai lãnh tụ. cũng kỳ. thôi thì khỏi chỉ chỏ chi, nếu thấy ngứa ngáy thì thọc vào váy hay túi quần nguậy ngọ chút xíu. Khỏi chỉ, cho họ thèm chơi.
Được người ta chỉ vô cũng đã chứ bộ
Saturday, 31 December 2011
Sunday, 25 December 2011
sanh nhật god ơi
em chả chúc god cái gì đâu vì god là god rồi. god ở cùng anh chị em, vậy thôi tụi em chúc nhau để god ở đâu cũng... trên cả, trên cả... mọi lời chúc. tụi em.
Wednesday, 21 December 2011
Mẹ cứ bao dung…
Nếu tụi mình không bình yên đó là vì tụi mình đã quên mất tiêu là tụi mình thuộc về nhau.
Nhưng mẹ Teresa ơi tụi nó không coi tụi tui là mình,còn tụi con hổng lẽ nhận tụi nó là mình vì thế biết bao giờ tụi nó và tụi tui thành tụi mình đây.
Mẹ biểu là hai tụi bây cứ gặp nhau là luôn phải cười mí nhau vì nụ cười là khởi đầu của yêu thương. Híc. Tụi con ráng cười lắm mờ vẫn cứ ngờ ngờ tụi nó cười đểu (dám lắm).
ừ giáng sinh là tình yêu thể hiện thành hành động. Cười dịu dàng vào, cho cật lực đi, hi hi, cười nhẹ thôi.
Nhưng mẹ Teresa ơi tụi nó không coi tụi tui là mình,còn tụi con hổng lẽ nhận tụi nó là mình vì thế biết bao giờ tụi nó và tụi tui thành tụi mình đây.
Mẹ biểu là hai tụi bây cứ gặp nhau là luôn phải cười mí nhau vì nụ cười là khởi đầu của yêu thương. Híc. Tụi con ráng cười lắm mờ vẫn cứ ngờ ngờ tụi nó cười đểu (dám lắm).
ừ giáng sinh là tình yêu thể hiện thành hành động. Cười dịu dàng vào, cho cật lực đi, hi hi, cười nhẹ thôi.
Thursday, 15 December 2011
Nghe hay không nghe cũng hổng ke
ừ nhỉ, nhứt là khi nghe lời khuyên (cố vấn, tư vấn, công vấn hay ít tếu táo hơn là thầy dùi...) quả tình (tình không có quả) tete thấy thiệt là khó xử, khó tuân thủ, thiệt là ngại quá đi (thiệt mà). híc. thôi cứ như ông đạo diễn kia biểu tu bi hay không tu bi thì cũng chả quái gì phải băn khoăn (băn khoăn mà chi, hỉ, làm chi được nhau hả).
Wednesday, 7 December 2011
Đông nam tây bắc chừ mênh mang
Hồi còn tơ non (chắc vừa mãn... teen), tete nghe mấy anh lớn nói chuyện (kiu là ngóng mỏ á) mà mê, mà đắm. Nhớ nhứt là mấy anh ý uống vô vài ly là khoe có thể đọc thuộc lòng “Hồ trường” của Nguyễn Bá Trác, “Hành phương nam” của Nguyễn Bính mà... chảy nước miếng mà quay, mà quắt, mà không biết tìm đâu, tìm đâu...
Các cụ thường bảo chữ nghĩa nó ghê gớm lắm, dễ thường vung bút rồi không khéo thì nó vận vào người chứ chẳng chơi.
Nói đâu xa, bác Phạm Duy thì người ta bảo tại năm 1971 khi phổ nhạc bài Ngày xưa Hoàng thị trong tập thơ Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư đã in sợt thêm cái câu:
Ôi con đường về
Ôi con đường về
Vào ba câu gốc:
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Trưa trưa chiều chiều
Mà mãi sau này, cuối đời, mới vận vào ấy.
Bên kia sông Đuống (1948) cụ Hoàng Cầm trong khổ thơ đầu đã hạ một câu mà đến năm 2003 chính cụ tâm sự là bạn bè bảo thơ nó vận vào nên suốt đời “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” như sông Đuống... càng kể càng... nhiều nên xin thôi.
Tete là người trần mắt thịt, học trò áo vải nên cùng lắm chỉ biết học đòi ngồi giữa chợ uống say rồi gọi... thế nhân ơi; tha thiết hơn, dai dẳng hơn thì gào thật có vần điệu Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Thôi thì theo kiểu lẩy Kiều lẩy lấy “Hồ trường”, lẩy lấy “Hành phương nam” mà ca lên:
Vỗ gươm mà hát
Giày cỏ, gươm cùn ta đi đây...
Các cụ thường bảo chữ nghĩa nó ghê gớm lắm, dễ thường vung bút rồi không khéo thì nó vận vào người chứ chẳng chơi.
Nói đâu xa, bác Phạm Duy thì người ta bảo tại năm 1971 khi phổ nhạc bài Ngày xưa Hoàng thị trong tập thơ Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư đã in sợt thêm cái câu:
Ôi con đường về
Ôi con đường về
Vào ba câu gốc:
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Trưa trưa chiều chiều
Mà mãi sau này, cuối đời, mới vận vào ấy.
Bên kia sông Đuống (1948) cụ Hoàng Cầm trong khổ thơ đầu đã hạ một câu mà đến năm 2003 chính cụ tâm sự là bạn bè bảo thơ nó vận vào nên suốt đời “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” như sông Đuống... càng kể càng... nhiều nên xin thôi.
Tete là người trần mắt thịt, học trò áo vải nên cùng lắm chỉ biết học đòi ngồi giữa chợ uống say rồi gọi... thế nhân ơi; tha thiết hơn, dai dẳng hơn thì gào thật có vần điệu Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Thôi thì theo kiểu lẩy Kiều lẩy lấy “Hồ trường”, lẩy lấy “Hành phương nam” mà ca lên:
Vỗ gươm mà hát
Giày cỏ, gươm cùn ta đi đây...
Tuesday, 6 December 2011
lai phờ
Hay nhỉ, đời không phải là xê la vi cũng không phải là cây mãi xanh mà...
đời là nghệ thực vẽ vời nhưng tiệt đối không được dùng tẩy hay gôm hay bút xoá. Ôi thôi, một bức tranh độc bản.
đời là nghệ thực vẽ vời nhưng tiệt đối không được dùng tẩy hay gôm hay bút xoá. Ôi thôi, một bức tranh độc bản.
Saturday, 3 December 2011
Ê tete! bộ chú tưởng hiểu rõ quy luật của tự nhiên thì chú thành đức ông vô nhiễm và được miễn trừ sự chi phối chắc. ô hô ai tai
Wednesday, 30 November 2011
Chi cái chi con
Anh tờ “ê cô” hồ hởi hỏi thẳng:
Tete biết khi nào dùng cái, khi nào dùng con không?
Theo Quấc âm tự vị thì...
Ậy, chú sao lúc nào cũng “gồng” theo sách chi vậy, thư giãn, mềm mại coi.
Gồng cứng đã khó, giãn cho mềm, cho dài... còn khó trời gầm anh ơi.
Coi anh nè, cái bàn, cái nhà, cái ly, cái của nợ v.v. con mèo, con thiên nga, con vợ v.v.
Vầy chắc đồ vật thì cứ bụp cái còn sinh vật thì chơi con là ổn hả anh?
Cái cò, cái vạc là đồ vật sao tete; con đường, con sông, con thuyền là sinh vật sao tete...
Thôi, hổng kể những ngoại lệ anh có nguyên tắc chung chung dễ áp lai thì chỉ đại đi.
ờ, em nói giống cô bồ người nước ngoài của anh (ghen tị với cái tài của anh đó); anh đã từng chỉ cổ cứ cái gì đứng yên là cái, nhúc nhích là con và hầu như cổ xài đúng phóc. Đặc sắc (anh chỉ kể em nghe thôi nghen) là cổ nghe xong áp lai liền: Cười cười tinh quái cổ bảo đúng rồi đa lìng, cái của anh biết cựa quậy, nhút nhít nên kêu là "con"; còn của em thấy ù lì kêu "cái". Wow.
Tete biết khi nào dùng cái, khi nào dùng con không?
Theo Quấc âm tự vị thì...
Ậy, chú sao lúc nào cũng “gồng” theo sách chi vậy, thư giãn, mềm mại coi.
Gồng cứng đã khó, giãn cho mềm, cho dài... còn khó trời gầm anh ơi.
Coi anh nè, cái bàn, cái nhà, cái ly, cái của nợ v.v. con mèo, con thiên nga, con vợ v.v.
Vầy chắc đồ vật thì cứ bụp cái còn sinh vật thì chơi con là ổn hả anh?
Cái cò, cái vạc là đồ vật sao tete; con đường, con sông, con thuyền là sinh vật sao tete...
Thôi, hổng kể những ngoại lệ anh có nguyên tắc chung chung dễ áp lai thì chỉ đại đi.
ờ, em nói giống cô bồ người nước ngoài của anh (ghen tị với cái tài của anh đó); anh đã từng chỉ cổ cứ cái gì đứng yên là cái, nhúc nhích là con và hầu như cổ xài đúng phóc. Đặc sắc (anh chỉ kể em nghe thôi nghen) là cổ nghe xong áp lai liền: Cười cười tinh quái cổ bảo đúng rồi đa lìng, cái của anh biết cựa quậy, nhút nhít nên kêu là "con"; còn của em thấy ù lì kêu "cái". Wow.
Saturday, 12 November 2011
Vui là từ... tuổi biết buồn, đã buồn rồi sẽ buồn
Bởi vậy đọc bài thơ của Mạch Nha lại thấy... tưng tưng (làm như cao su hay sao).
Định Nghĩa Nỗi Buồn
Nỗi buồn: võ sĩ quyền anh
Lên cơn, nó đấm pình poành vào tim
Tim mình: bọc máu làm thinh
Xuất huyết nội, chảy loanh quanh trong mình
Nỗi buồn: tên lửa không phanh
Lên cơn, nó bắn tanh bành ruột gan
Ruột gan mình: cõi lầm than
Mã mồ chen chút đất hoang vẫn thừa
Nỗi buồn: con chó làm quen
Lên cơn, nó sủa leng keng mấy bài
Tai mình: thung lũng nối dài
Bao nhiêu kèn trống vẫn hoài lưng lưng
Nỗi buồn: xương cá ba que
Lên cơn, nó chọt toé loe trong mồm
Họng mình: miếng mốp mềm xèo
Trời sinh ra để xương trèo vào đâm
Nỗi buồn: tẩm ngẩm cái vằm
Lên cơn, nó ngoáy vòng vòng vài tua
Thịt da mình: đất không vua
Giặc vào đánh phá thì thua là thường
Nỗi buồn: mảnh vỡ tâm gương
Lên cơn, nó rạch một đường ngọt ngay
Mặt mình: mưa bóng mây bay
Phù du mấy cũng biết tay nỗi buồn
(Tháng giêng tây, hai không không bảy )
Định Nghĩa Nỗi Buồn
Nỗi buồn: võ sĩ quyền anh
Lên cơn, nó đấm pình poành vào tim
Tim mình: bọc máu làm thinh
Xuất huyết nội, chảy loanh quanh trong mình
Nỗi buồn: tên lửa không phanh
Lên cơn, nó bắn tanh bành ruột gan
Ruột gan mình: cõi lầm than
Mã mồ chen chút đất hoang vẫn thừa
Nỗi buồn: con chó làm quen
Lên cơn, nó sủa leng keng mấy bài
Tai mình: thung lũng nối dài
Bao nhiêu kèn trống vẫn hoài lưng lưng
Nỗi buồn: xương cá ba que
Lên cơn, nó chọt toé loe trong mồm
Họng mình: miếng mốp mềm xèo
Trời sinh ra để xương trèo vào đâm
Nỗi buồn: tẩm ngẩm cái vằm
Lên cơn, nó ngoáy vòng vòng vài tua
Thịt da mình: đất không vua
Giặc vào đánh phá thì thua là thường
Nỗi buồn: mảnh vỡ tâm gương
Lên cơn, nó rạch một đường ngọt ngay
Mặt mình: mưa bóng mây bay
Phù du mấy cũng biết tay nỗi buồn
(Tháng giêng tây, hai không không bảy )
...bé... dại
này bé dại!
lại đây...!
ngồi xuống...!
Ngắm:
- những bông đời tôi hái giữa trăm năm.
tôi không bán. Chỉ mời em tự nhặt:
- một bông tôi từ giỏ-cũ-tâm-hồn.
Trích thơ DTL
lại đây...!
ngồi xuống...!
Ngắm:
- những bông đời tôi hái giữa trăm năm.
tôi không bán. Chỉ mời em tự nhặt:
- một bông tôi từ giỏ-cũ-tâm-hồn.
Trích thơ DTL
Tuesday, 8 November 2011
Học, học nữa, chơi, chơi thêm
Một thuở nọ (thực ra là mới bữa trung thu năm nay), tete tình cờ học được mấy tình huống rất hay. Sau đây kể lại theo mức độ tự cảm nhận.
Tình huống 1: tạm gọi tên là mày chơi thì bố mày cũng chơi.
Nghe thì giang hồ vậy đó chứ tình huống này dễ thương cực kỳ. Số là trong nhà thiếu nhi thành phố HCM, góc cổng vào trên đường Lê Quý Đôn có một căn (không biết gọi là căn gì), à chắc là căn phòng vì có biển ghi phòng tập judo và aikido (thường gọi là nhu đạo và hiệp khí đạo). tete đang thơ thẩn hứng mấy giọt mưa thì thấy phòng này có người tập nên thẩn thơ lại gần coi chơi và nếu được thì tiện thể học lóm mấy miếng phòng tấm thân hớ hênh. Ấn tượng đầu tiên là bà thầy, à là nữ huấn luyện viên có tướng tá rất... đã làm tete nhớ ngay đến diễn viên võ thuật hương cảng là Hồng Kim Bảo, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, sắc bén dù có khung hơi kingsize. Đừng nói ổng béo phì nghe, ổng bị chấn thương lúc trẻ nên không kiểm soát được cân nặng đó (mập dễ thương), chắc cô giáo cũng không cố ý để... dễ thuơng đâu há.
Phòng cũng không lớn lắm và số học viên chắc chưa tới 30 chục rất thiệt tình bẻ tay, bẻ chưn, vặn cổ, bóp... tete không biết từ chuyên môn của Aikido nên tả thực vầy thui. Cô giáo kêu tên từng người luôn nghe (y như khi đi máy bay mà chó ngáp phải ruồi được ngồi hạng thương gia là mấy cô chiêu đãi viên cũng kêu bằng tên – a, ông te ơi, ông te à, ông tete ăn..., tê rần). tete nghe đại loại, Bèo vặn mạnh vô; Tấm xoay hông cho dẻo coi; Vịt đè em nó sơ sơ thôi; Kiều Diễm Huyền hông được ẹo ẹo zậy, phải vẹo vẹo vầy v.v. cặp nào trước khi tập đều phải cúi đầu chào cô (không biết kêu là sư phụ hay sư tỉ hay sư mẫu) dù cô có nhòm hay không, tập một đòn xong, cả hai lại chào cô cho dù cô không thấy.
Có một ông nọ mang đai trắng (chắc mới học), nhòm xa xa tưởng là chú sinh viên, đòn thế thấy lóng ca lóng cóng chả ra làm sao (không làm được chứ chê thì rất làm sao nhá). Cô giáo kêu một em bé, kiểu ê Tý qua cho anh Tú Cát tập đòn này coi, ảnh chưa thuộc lung. Tội nghiệp Tý phải đánh vật với Tú Cát để ảnh vặn tay cho đúng cách... đau. tete thấy thương Tý nên say mê coi cặp này...

Hết giờ. Thấy anh Tú Cát tới bỏ đồ chung với một bé gái đã đeo tới đai màu (xanh hay vàng hổng nhớ rõ) rồi nói zìa con! Uả, tete cứ lom lom nhòm mãi hai cha con này. Anh Tú bước ra cũng nhòm lại tete cười cười (ý chắc muốn đấu tay đôi với tete hả, còn phia) xong nháy mắt với tete một cái (ý chắc anh chả chấp chú tete tẹo nào). Híc.
Chỉ còn vài giọt mưa rớt trúng ngay mũi và khoảng sân ướt lướt thướt im bặt và tete đang đánh vật về tình huống rồi. à phải rồi, thay vì ngồi chờ con học hay lê la trên sân như tete, ảnh ghi tên học luôn với con. Ơ rề ca, ha ha hay như anpha chống bêta.
Tưởng tượng một ngày nọ, sau khi áp dụng kinh nghiệm học chung của anh Tú Cát, tete sẽ nhuần nhuyễn cắm hoa, làu làu tiếng anh pho kít, thành thạo a ê rô píc, bơi chó như vít, múa bụng rin rít... vừa mừng cho tấm thân hớ hênh vừa lo không biết mấy đứa tete đời F1 có kham nổi không?

Tiến.
Tình huống 1: tạm gọi tên là mày chơi thì bố mày cũng chơi.
Nghe thì giang hồ vậy đó chứ tình huống này dễ thương cực kỳ. Số là trong nhà thiếu nhi thành phố HCM, góc cổng vào trên đường Lê Quý Đôn có một căn (không biết gọi là căn gì), à chắc là căn phòng vì có biển ghi phòng tập judo và aikido (thường gọi là nhu đạo và hiệp khí đạo). tete đang thơ thẩn hứng mấy giọt mưa thì thấy phòng này có người tập nên thẩn thơ lại gần coi chơi và nếu được thì tiện thể học lóm mấy miếng phòng tấm thân hớ hênh. Ấn tượng đầu tiên là bà thầy, à là nữ huấn luyện viên có tướng tá rất... đã làm tete nhớ ngay đến diễn viên võ thuật hương cảng là Hồng Kim Bảo, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, sắc bén dù có khung hơi kingsize. Đừng nói ổng béo phì nghe, ổng bị chấn thương lúc trẻ nên không kiểm soát được cân nặng đó (mập dễ thương), chắc cô giáo cũng không cố ý để... dễ thuơng đâu há.
Phòng cũng không lớn lắm và số học viên chắc chưa tới 30 chục rất thiệt tình bẻ tay, bẻ chưn, vặn cổ, bóp... tete không biết từ chuyên môn của Aikido nên tả thực vầy thui. Cô giáo kêu tên từng người luôn nghe (y như khi đi máy bay mà chó ngáp phải ruồi được ngồi hạng thương gia là mấy cô chiêu đãi viên cũng kêu bằng tên – a, ông te ơi, ông te à, ông tete ăn..., tê rần). tete nghe đại loại, Bèo vặn mạnh vô; Tấm xoay hông cho dẻo coi; Vịt đè em nó sơ sơ thôi; Kiều Diễm Huyền hông được ẹo ẹo zậy, phải vẹo vẹo vầy v.v. cặp nào trước khi tập đều phải cúi đầu chào cô (không biết kêu là sư phụ hay sư tỉ hay sư mẫu) dù cô có nhòm hay không, tập một đòn xong, cả hai lại chào cô cho dù cô không thấy.
Có một ông nọ mang đai trắng (chắc mới học), nhòm xa xa tưởng là chú sinh viên, đòn thế thấy lóng ca lóng cóng chả ra làm sao (không làm được chứ chê thì rất làm sao nhá). Cô giáo kêu một em bé, kiểu ê Tý qua cho anh Tú Cát tập đòn này coi, ảnh chưa thuộc lung. Tội nghiệp Tý phải đánh vật với Tú Cát để ảnh vặn tay cho đúng cách... đau. tete thấy thương Tý nên say mê coi cặp này...
Hết giờ. Thấy anh Tú Cát tới bỏ đồ chung với một bé gái đã đeo tới đai màu (xanh hay vàng hổng nhớ rõ) rồi nói zìa con! Uả, tete cứ lom lom nhòm mãi hai cha con này. Anh Tú bước ra cũng nhòm lại tete cười cười (ý chắc muốn đấu tay đôi với tete hả, còn phia) xong nháy mắt với tete một cái (ý chắc anh chả chấp chú tete tẹo nào). Híc.
Chỉ còn vài giọt mưa rớt trúng ngay mũi và khoảng sân ướt lướt thướt im bặt và tete đang đánh vật về tình huống rồi. à phải rồi, thay vì ngồi chờ con học hay lê la trên sân như tete, ảnh ghi tên học luôn với con. Ơ rề ca, ha ha hay như anpha chống bêta.
Tưởng tượng một ngày nọ, sau khi áp dụng kinh nghiệm học chung của anh Tú Cát, tete sẽ nhuần nhuyễn cắm hoa, làu làu tiếng anh pho kít, thành thạo a ê rô píc, bơi chó như vít, múa bụng rin rít... vừa mừng cho tấm thân hớ hênh vừa lo không biết mấy đứa tete đời F1 có kham nổi không?
Tiến.
Wednesday, 2 November 2011
Vành trong ít chữ, vành ngoài vô tư
Nhờ “văn phòng giao dịch” là tiệm cà phê của anh hàng cà phê mà tete có cơ duyên gặp lại những bạn cũ đến không ngờ.
Gần đây là một người bạn từ thời cấp 2 giờ đã là tiến sỹ thần học từ mỹ về dạy... tiếng anh ở đại học. Ôi thôi hàn huyên - thì cũng là chuyện ôn nghèo, khoe khổ của những Nhiễm xưa. Chuyện đông tây, trên trời dưới bể vân vân nhưng rồi sao đó mà đến lúc gã tiến sỹ nói lên (không nổ) chính kiến và tete học lóm được.
Hắn nói tui chỉ biết tiếng anh (hơi xạo nhưng tạm chấp nhận vậy) nên tui nói về tiếng anh nghe. Đơn giản lắm tiếng anh có tru nên có trớt.
Là sao?
Là có sự thật (truth) thì có niềm tin (trust), vậy thôi tete và qúy anh.
Rồi hắn nói thêm hơi khó hiểu vì có vẻ hàn lâm là nội vi và ngoại biên có mối tương quan chặt (hắn không nói rõ giá trị hệ số, tuyến tính hay phi tuyến).
Là sao?
À, thì nội vi càng hẹp càng mơ hồ thì ngoại biên càng rộng càng hồ mơ.
Là sao?
À, ví dụ một khái niệm không định nghĩa rõ cả về định tính và định lượng thì tete tha hồ diễn dịch những phần liên quan đến định nghĩa này vậy mà.
Vậy nội vi có tương đương nội hàm không, tete khoe chữ liền.
Là sao?
Tui cũng không biết nhưng thấy các cán bộ, các chính khách hay nói chữ nội hàm nên liên tưởng vậy thôi mà bạn tiến sỹ (thấy có chữ nội giống nhau đó, hơn nữa vi cũng có vẻ toán học như vi phân, vi tính, chu vi mà hàm cũng có vẻ toán học như hàm số, hàm hồ (bậy không phải toán)).
ờ, vậy để tui về nghiên cứu rồi trả lời sau nghe tete. Để tui kể một chuyện vui thay đổi không khí là chuyện cá lóc chết vì ngộp nước.
Tiếc là tete tới giờ đi làm nên đành phải tạm biệt bạn ấy dù ấm ức không biết hắn định móc ngoáy gì mình không?
Gần đây là một người bạn từ thời cấp 2 giờ đã là tiến sỹ thần học từ mỹ về dạy... tiếng anh ở đại học. Ôi thôi hàn huyên - thì cũng là chuyện ôn nghèo, khoe khổ của những Nhiễm xưa. Chuyện đông tây, trên trời dưới bể vân vân nhưng rồi sao đó mà đến lúc gã tiến sỹ nói lên (không nổ) chính kiến và tete học lóm được.
Hắn nói tui chỉ biết tiếng anh (hơi xạo nhưng tạm chấp nhận vậy) nên tui nói về tiếng anh nghe. Đơn giản lắm tiếng anh có tru nên có trớt.
Là sao?
Là có sự thật (truth) thì có niềm tin (trust), vậy thôi tete và qúy anh.
Rồi hắn nói thêm hơi khó hiểu vì có vẻ hàn lâm là nội vi và ngoại biên có mối tương quan chặt (hắn không nói rõ giá trị hệ số, tuyến tính hay phi tuyến).
Là sao?
À, thì nội vi càng hẹp càng mơ hồ thì ngoại biên càng rộng càng hồ mơ.
Là sao?
À, ví dụ một khái niệm không định nghĩa rõ cả về định tính và định lượng thì tete tha hồ diễn dịch những phần liên quan đến định nghĩa này vậy mà.
Vậy nội vi có tương đương nội hàm không, tete khoe chữ liền.
Là sao?
Tui cũng không biết nhưng thấy các cán bộ, các chính khách hay nói chữ nội hàm nên liên tưởng vậy thôi mà bạn tiến sỹ (thấy có chữ nội giống nhau đó, hơn nữa vi cũng có vẻ toán học như vi phân, vi tính, chu vi mà hàm cũng có vẻ toán học như hàm số, hàm hồ (bậy không phải toán)).
ờ, vậy để tui về nghiên cứu rồi trả lời sau nghe tete. Để tui kể một chuyện vui thay đổi không khí là chuyện cá lóc chết vì ngộp nước.
Tiếc là tete tới giờ đi làm nên đành phải tạm biệt bạn ấy dù ấm ức không biết hắn định móc ngoáy gì mình không?
Saturday, 22 October 2011
Mặc đồ cho nó... ra hết bi át sờ
Tete mặc đồ gì dzậy?
Em hổng rành anh ơi.
Bộ có người mặc đồ cho em hả?
Em tự mặc. Nhưng sáng ra, tắm xong, đi tới kéo tủ ra và cứ lấy ngay bộ gần tay phải nhứt tròng vô.
Lỡ không có bộ nào thì sao?
Ô, zè, khỏi phải áo áo quần quần lại càng thơ thới. Mà sao đương không lại bàn chuyện mặc với chả mặc vầy anh.

À tại anh phát hiện anh bị thành kiến.
Muộn dù sao vẫn hơn là không anh há, thấy tật xấu người khác dễ hơn thấy của mình, anh...
Thôi nghe, chỉ biết phê mà không biết tự phê dễ làm người ta wê miễn wề. thành kiến của anh là hổng biết mình đẹp...
Hả?
... lên một chút khi mặc hàng hiệu!
Sao phát hiện được hay vậy?
Nhờ thằng em vợ của anh.
Ủa, nó hay thiệt bụng chê anh lắm mà.
Bậy! Năm ngoái, nó tặng anh một chục (miền tây) áo thun hàng hiệu. Anh chưa cần nhìn đã gạt đi không thèm nhận lại còn mĩa mai là đua đòi.
Giờ anh tiếc sao?
Hừ! mà thằng nay hay lắm nghen, anh không nhận nó quê lắm nhưng không thèm nói gì cả. Lâu lâu lại nói bâng quơ áo hiệu này hiệu nọ. Nó còn khen em mặc đồ gì ra đồ đó.
Ủa nó định xỏ em hay anh định xỏ em hay cả hai anh em anh xỏ một lượt.
Đâu có nó nói thiệt. Mãi tới gần đây anh mới thấm là đồ hiệu đẹp mà cũng làm người mặc đồ hiệu đẹp lên trong mắt mình, trong mắt người...
Khỏi xuống xề anh ơi.
... Hôm qua, nó đem chục (miền tây) áo thun tặng anh rồi nói đó là đồ năm ngoái tui cất lại giờ mới lấy ra đưa anh đó vì thấy anh đã biết hàng hiệu là gì (dù mới sơ sơ).
Rồi anh có thẳng thừng...
Đâu có, anh nhận liền, bữa nay mặc nè, ngon há.
Giờ anh thích đua đòi rồi ha, trâu đã mềm sừng rồi sao.
Em coi chừng thành kiến giống anh à nghen. Chiều anh còn biểu nó dẫn đi mua quần nè. Hùn không?
Dà, để em về ứng luôn ½ năm lương rồi mình đi hén, mua cho tan tành thành kiến hén.

Em hổng rành anh ơi.
Bộ có người mặc đồ cho em hả?
Em tự mặc. Nhưng sáng ra, tắm xong, đi tới kéo tủ ra và cứ lấy ngay bộ gần tay phải nhứt tròng vô.
Lỡ không có bộ nào thì sao?
Ô, zè, khỏi phải áo áo quần quần lại càng thơ thới. Mà sao đương không lại bàn chuyện mặc với chả mặc vầy anh.
À tại anh phát hiện anh bị thành kiến.
Muộn dù sao vẫn hơn là không anh há, thấy tật xấu người khác dễ hơn thấy của mình, anh...
Thôi nghe, chỉ biết phê mà không biết tự phê dễ làm người ta wê miễn wề. thành kiến của anh là hổng biết mình đẹp...
Hả?
... lên một chút khi mặc hàng hiệu!
Sao phát hiện được hay vậy?
Nhờ thằng em vợ của anh.
Ủa, nó hay thiệt bụng chê anh lắm mà.
Bậy! Năm ngoái, nó tặng anh một chục (miền tây) áo thun hàng hiệu. Anh chưa cần nhìn đã gạt đi không thèm nhận lại còn mĩa mai là đua đòi.
Giờ anh tiếc sao?
Hừ! mà thằng nay hay lắm nghen, anh không nhận nó quê lắm nhưng không thèm nói gì cả. Lâu lâu lại nói bâng quơ áo hiệu này hiệu nọ. Nó còn khen em mặc đồ gì ra đồ đó.
Ủa nó định xỏ em hay anh định xỏ em hay cả hai anh em anh xỏ một lượt.
Đâu có nó nói thiệt. Mãi tới gần đây anh mới thấm là đồ hiệu đẹp mà cũng làm người mặc đồ hiệu đẹp lên trong mắt mình, trong mắt người...
Khỏi xuống xề anh ơi.
... Hôm qua, nó đem chục (miền tây) áo thun tặng anh rồi nói đó là đồ năm ngoái tui cất lại giờ mới lấy ra đưa anh đó vì thấy anh đã biết hàng hiệu là gì (dù mới sơ sơ).
Rồi anh có thẳng thừng...
Đâu có, anh nhận liền, bữa nay mặc nè, ngon há.
Giờ anh thích đua đòi rồi ha, trâu đã mềm sừng rồi sao.
Em coi chừng thành kiến giống anh à nghen. Chiều anh còn biểu nó dẫn đi mua quần nè. Hùn không?
Dà, để em về ứng luôn ½ năm lương rồi mình đi hén, mua cho tan tành thành kiến hén.
Wednesday, 12 October 2011
Cóc công
Trước đây, tete không hề biết đến ốt ka oai (Oscar Wilde). Nhơn dịp lên núi mới được ông thầy gồng nói cho biết về cái cụ nhà văn xứ Ái Nhĩ Lan này. Hôm nay mới nhón nhén diễn tiếng Việt một câu của ổng vì thấy áp pờ lai được cho bản thân.
Gã nào là tay yếm thế (khuyển nho, bi quan, nhìn đời chỉ thấy nhờ nhờ, nhìn người chỉ thấy khờ khờ)? À cái thằng cha biết giá cả mọi thứ nhưng không hề biết giá trị của bất cứ thứ gì.
Suýt chút nữa là thành gã này chứ chẳng chơi: mình chỉ biết giá vài thứ và (kỳ vọng) biết giá trị vài món. Thực ra giá trị thì cũng khó định nhỡ, nên tete chỉ ước định nó theo hệ quy chiếu (từ này phức tạp hơn từ tỷ giá hối đoái không ta), ông Oai hổng nói gì thì chắc không sai. Thêm chút xiú là cụ ấy chỉ nói “man” nên tete cũng không dám nội suy man~gay~woman nghe.
"What is a cynic? A man who knows the price of everything and the value of nothing." - Oscar Wilde
Tự nhiên mà nhớ tây độc âu dương phong với tuyệt kỹ hàm mô công nên minh hoạ bằng tấm hình dưới (thông cảm “value” của tete nhiều lúc cũng rất... cóc (nhái)).
Gã nào là tay yếm thế (khuyển nho, bi quan, nhìn đời chỉ thấy nhờ nhờ, nhìn người chỉ thấy khờ khờ)? À cái thằng cha biết giá cả mọi thứ nhưng không hề biết giá trị của bất cứ thứ gì.
Suýt chút nữa là thành gã này chứ chẳng chơi: mình chỉ biết giá vài thứ và (kỳ vọng) biết giá trị vài món. Thực ra giá trị thì cũng khó định nhỡ, nên tete chỉ ước định nó theo hệ quy chiếu (từ này phức tạp hơn từ tỷ giá hối đoái không ta), ông Oai hổng nói gì thì chắc không sai. Thêm chút xiú là cụ ấy chỉ nói “man” nên tete cũng không dám nội suy man~gay~woman nghe.
"What is a cynic? A man who knows the price of everything and the value of nothing." - Oscar Wilde
Tự nhiên mà nhớ tây độc âu dương phong với tuyệt kỹ hàm mô công nên minh hoạ bằng tấm hình dưới (thông cảm “value” của tete nhiều lúc cũng rất... cóc (nhái)).
Saturday, 1 October 2011
Lưỡi có xương không
Nếu xin ý kiến bác Einstein thì bác sẽ nói giản dị vầy: đơn giản hoá vấn đề đến mức tối đa (hồi học toán cấp 1 hình như gọi là tối giản nhẫy) nhưng đừng đơn giản hoá hơn nữa. Diễn nôm ra là nếu đơn giản hoá vấn đề quá mức thì thành ra đơn phương... nói bậy. “Make things as simple as possible, but not simpler”.
Nếu tham khảo Tableb (cuốn thiên nga đen – the black swan) thì ông thần này sẽ trịch thượng và mỉa mai nửa đùa nửa giỡn khệnh khạng phán là chú hãy tin vào mình ấy, ai cũng khoái cái mửng thiên kiến xác nhận (confirmation bias) và kiểu gì cũng đúng (narrative fallacy).

Tưởng mấy cụ này nói kiểu hàn lâm đại học sỹ nhưng lại đầy dẫy trong thực tế. ai chứng minh. Đâu có lấy chính bản thân để thí nghiệm và khẳng định với độ tin cậy 1,0. Ít ra là đúng 100% với mẫu có 1 cá thể.
Tại cái tựa có lưỡi nên bồi thêm một cú háng học. Xưa có câu đối Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bật như nhu tính cửu. diễn nôm là răng cứng, lưỡi mềm, cứng nên... sún sao bằng mềm còn wài. Chắc vậy nên lâu lâu răng... lỡ dại cắn iu lưỡi (đáng kiếp nghe mậy)cho đau điếng... đứa nào còn đủ răng với lưỡi.
Nếu tham khảo Tableb (cuốn thiên nga đen – the black swan) thì ông thần này sẽ trịch thượng và mỉa mai nửa đùa nửa giỡn khệnh khạng phán là chú hãy tin vào mình ấy, ai cũng khoái cái mửng thiên kiến xác nhận (confirmation bias) và kiểu gì cũng đúng (narrative fallacy).
Tưởng mấy cụ này nói kiểu hàn lâm đại học sỹ nhưng lại đầy dẫy trong thực tế. ai chứng minh. Đâu có lấy chính bản thân để thí nghiệm và khẳng định với độ tin cậy 1,0. Ít ra là đúng 100% với mẫu có 1 cá thể.
Tại cái tựa có lưỡi nên bồi thêm một cú háng học. Xưa có câu đối Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bật như nhu tính cửu. diễn nôm là răng cứng, lưỡi mềm, cứng nên... sún sao bằng mềm còn wài. Chắc vậy nên lâu lâu răng... lỡ dại cắn iu lưỡi (đáng kiếp nghe mậy)cho đau điếng... đứa nào còn đủ răng với lưỡi.
Thursday, 22 September 2011
Một con, một con...
Con chi? À... chim.

Đó mấy bạn thấy hai con chim sẻ có phương phi tốt tướng không. Thiệt là của Mỹ cái gì cũng... to! Hai chim này chụp vào một sáng tháng 10 năm 2007 ngay trước toà bạch ốc. Dòm mặt thấy tự mãn mà cũng đơn độc, có 2 “người” mà cũng nhìn đi hai hướng, chắc vợ chồng chim đang bất đồng về chuyện... chim.

Thiệt là Việt Nam ham to nhưng cái chi cũng... ruồi (không bu)! Đàn sẻ này chụp vào một sáng tháng Tám năm 2008 trong sân nhà thờ ở Đà Lạt. Phe mình rất nhí nhảnh, mi nhon và thích bầy đàn hen. Mặt thấy cũng lanh thậm chí lanh mưu, trong đó hầu hết đều nhìn về hướng... chuối (không nguyên nãi). Cũng có chú ngoảnh mặt, chắc bị tẩy chay hay hổng thèm. Nói chung cũng là rất... chim.
Nhân xem ảnh chim sẻ, tete mua vui cùng quý bạn vài câu chuyện không có hoa có bướm nhưng có... chim sẻ và hơn thế nữa. Hổng biết sao sẻ bị người xưa coi là ai con (icon) là biểu tượng không phải của chim mà của phường chim chuột, không, chính xác hơn là tiểu nhơn (chắc là người nhỏ).
Bởi vậy nêu cụ lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã xé tan bức hoạ trong nhà thừa tướng của tàu rồi chưởi cho một trận cái tội dám vẽ chim sẻ đậu trên cành trúc vì trúc là bậc quân tử còn chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Cụ cũng khó quá chứ tiểu nhân ở trên thì đến lúc tiểu nhơn hết sức thì cũng phải leo xuống thôi. Chắc cụ thương mấy chú quân tử chờ không nổi đến lúc tụi nó leo xuống (vậy mừ kêu quân tử 10 năm cũng đợi được).
Sau này tới thời nhà Nguyễn cũng có cụ nghè Tân dù hổng nói thẳng nói thật cũng có bài thơ chưởi xéo ông quan không phải của tàu mà của Việt, trong bài thơ nhứt ô bách tước (một chim quạ, một trăm chim sẻ) là 101 chim nghen:
Nhất chích, nhất chích hựu nhất chích/Tam tứ, ngũ lục, thất bát chích/Hà ô chi thiểu tước chi đa/Thực tận nhân gian thiên vạn thạch. Dịch ý là: 1 con, 1 con, thêm 1 con/ba bốn, năm sáu, bảy tám con/sao quạ ít, sẻ nhiều/ăn hết cả 10.000 đấu lúa. Giải: 1+1+1+(3*4)+(5*6)+(7*8)=101
Chắc cọp dê sử Việt mà bên tàu thời chiến dịch đại nhảy vọt, mao xu xi lịnh cho toàn dân diệt sẻ vì cứ tính mỗi con ăn vài hột thóc là ăn hết bao nhiêu là gạo. ta nói cha, mẹ, con cái cháu chắc sỹ nông công thương lính quan gì trên cả đại lục lấy đồ khua ầm ỷ cùng lúc đến nổi chim bay không dám đậu cho đến lúc kiệt sức tự động rớt bịch xuống đất. tội chim gì đâu. Đâu chừng 2 năm sau hổng có chim nên châu chấu sinh sôi nảy nở và gây mất mùa, dân tình chết đói tới 30 chục triệu. tội người gì đâu.
Tete có sưu tập, nghiên kíu coi sao bất công với sẻ vậy.
Dà, em cũng thấy vậy nên cố lục lọi thì thấy (thấy trước kể trước nghen, FIFO) phân khô của chim sẻ có dược tính (là vị thuốc trị bệnh á). Đừng tưởng gớm nghe, tên hay lắm đó, theo GS. Ðỗ Tất Lợi thì phân khô của chim sẻ tên là bạch đinh hương, hay còn có tên là ma tước phần, hay hùng tước xí; có vị đắng, tính ôn, hơi độc. Tác dụng tiêu tích, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt. ngưỡng mộ chưa.
Nếu còn chưa chịu "ước gì mình cũng..." thì chuyển qua thịt chim nghe. Theo hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông thì chim sẻ (không phải hùng tước xí – “hùng” nghĩa là phân chim đực nghe) vị ngọt, tính ấm, không độc, tráng dương, ích khí, mạnh lưng gối... Nó có thể giúp chữa một số chứng bệnh như liệt dương, xuất tinh sớm, ho kéo dài... bài thuốc này ai cần thì liên hệ.
Mùa này tete cũng hay đau họng nên khuyến mãi bài thuốc chữa nè (ai không tin ráng chịu đau họng vậy):
Cổ họng sưng đau: 20 hạt phân chim sẻ trộn với đường cát trắng, viên thành 3 viên, gói vào miếng lụa (hay mút xơ lin cho nhanh) ngậm trong miệng.
Đó mấy bạn thấy hai con chim sẻ có phương phi tốt tướng không. Thiệt là của Mỹ cái gì cũng... to! Hai chim này chụp vào một sáng tháng 10 năm 2007 ngay trước toà bạch ốc. Dòm mặt thấy tự mãn mà cũng đơn độc, có 2 “người” mà cũng nhìn đi hai hướng, chắc vợ chồng chim đang bất đồng về chuyện... chim.
Thiệt là Việt Nam ham to nhưng cái chi cũng... ruồi (không bu)! Đàn sẻ này chụp vào một sáng tháng Tám năm 2008 trong sân nhà thờ ở Đà Lạt. Phe mình rất nhí nhảnh, mi nhon và thích bầy đàn hen. Mặt thấy cũng lanh thậm chí lanh mưu, trong đó hầu hết đều nhìn về hướng... chuối (không nguyên nãi). Cũng có chú ngoảnh mặt, chắc bị tẩy chay hay hổng thèm. Nói chung cũng là rất... chim.
Nhân xem ảnh chim sẻ, tete mua vui cùng quý bạn vài câu chuyện không có hoa có bướm nhưng có... chim sẻ và hơn thế nữa. Hổng biết sao sẻ bị người xưa coi là ai con (icon) là biểu tượng không phải của chim mà của phường chim chuột, không, chính xác hơn là tiểu nhơn (chắc là người nhỏ).
Bởi vậy nêu cụ lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã xé tan bức hoạ trong nhà thừa tướng của tàu rồi chưởi cho một trận cái tội dám vẽ chim sẻ đậu trên cành trúc vì trúc là bậc quân tử còn chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Cụ cũng khó quá chứ tiểu nhân ở trên thì đến lúc tiểu nhơn hết sức thì cũng phải leo xuống thôi. Chắc cụ thương mấy chú quân tử chờ không nổi đến lúc tụi nó leo xuống (vậy mừ kêu quân tử 10 năm cũng đợi được).
Sau này tới thời nhà Nguyễn cũng có cụ nghè Tân dù hổng nói thẳng nói thật cũng có bài thơ chưởi xéo ông quan không phải của tàu mà của Việt, trong bài thơ nhứt ô bách tước (một chim quạ, một trăm chim sẻ) là 101 chim nghen:
Nhất chích, nhất chích hựu nhất chích/Tam tứ, ngũ lục, thất bát chích/Hà ô chi thiểu tước chi đa/Thực tận nhân gian thiên vạn thạch. Dịch ý là: 1 con, 1 con, thêm 1 con/ba bốn, năm sáu, bảy tám con/sao quạ ít, sẻ nhiều/ăn hết cả 10.000 đấu lúa. Giải: 1+1+1+(3*4)+(5*6)+(7*8)=101
Chắc cọp dê sử Việt mà bên tàu thời chiến dịch đại nhảy vọt, mao xu xi lịnh cho toàn dân diệt sẻ vì cứ tính mỗi con ăn vài hột thóc là ăn hết bao nhiêu là gạo. ta nói cha, mẹ, con cái cháu chắc sỹ nông công thương lính quan gì trên cả đại lục lấy đồ khua ầm ỷ cùng lúc đến nổi chim bay không dám đậu cho đến lúc kiệt sức tự động rớt bịch xuống đất. tội chim gì đâu. Đâu chừng 2 năm sau hổng có chim nên châu chấu sinh sôi nảy nở và gây mất mùa, dân tình chết đói tới 30 chục triệu. tội người gì đâu.
Tete có sưu tập, nghiên kíu coi sao bất công với sẻ vậy.
Dà, em cũng thấy vậy nên cố lục lọi thì thấy (thấy trước kể trước nghen, FIFO) phân khô của chim sẻ có dược tính (là vị thuốc trị bệnh á). Đừng tưởng gớm nghe, tên hay lắm đó, theo GS. Ðỗ Tất Lợi thì phân khô của chim sẻ tên là bạch đinh hương, hay còn có tên là ma tước phần, hay hùng tước xí; có vị đắng, tính ôn, hơi độc. Tác dụng tiêu tích, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt. ngưỡng mộ chưa.
Nếu còn chưa chịu "ước gì mình cũng..." thì chuyển qua thịt chim nghe. Theo hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông thì chim sẻ (không phải hùng tước xí – “hùng” nghĩa là phân chim đực nghe) vị ngọt, tính ấm, không độc, tráng dương, ích khí, mạnh lưng gối... Nó có thể giúp chữa một số chứng bệnh như liệt dương, xuất tinh sớm, ho kéo dài... bài thuốc này ai cần thì liên hệ.
Mùa này tete cũng hay đau họng nên khuyến mãi bài thuốc chữa nè (ai không tin ráng chịu đau họng vậy):
Cổ họng sưng đau: 20 hạt phân chim sẻ trộn với đường cát trắng, viên thành 3 viên, gói vào miếng lụa (hay mút xơ lin cho nhanh) ngậm trong miệng.
Tuesday, 6 September 2011
Sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc – life, liberty and the pursuit of happiness
Con gái chắc mới được chính thức vô lớp hai hôm nay, sau khi các quan chức vung dùi “khi giang thẳng cánh bù khi cúi, Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi”, đúng ngày hai tháng chín hỏi:
Tete ơi, nước nào không có độc lập thì không có quốc khánh hả?
ờ, ờ, chắc là vậy, mà cũng không chắc...
sao kỳ vậy, mờ kệ, miễn sao quốc khánh nhà mình ăn ngon là ô kê.
Vội tra cứu lại cho tường sử sách, tete thấy cũng kỳ kỳ.
Hán việt là quốc khánh; in lít là national day, fờ răng là fêtes nationales (google dịch giúp) nhưng cũng không hẵn là ngày độc lập, không hẵn chỉ có một ngày và cũng không hẵn là ngày cố định, không hẵn là...
Tra wiki thì thấy như pa kít tăng thì có ba ngày quốc khánh; thái lan thì theo ngày sinh nhựt của vua đương trên ngai vàng; ja mai ca thì cứ thứ hai đầu tiên của tháng 8... thú zị. Chưa hết, cũng có nước chưa chọn được ngày quốc khánh như đan mạch và liên hiệp anh. Hơ, thú kỳ chưa.
Thôi, học con gái chỉ chờ đến ngày quốc khánh để lại được ăn ngon, mặc đẹp (không mặc vẫn đẹp) mí lại rủng rỉnh ít tiền lẻ... đầy hết các túi.
Tete ơi, nước nào không có độc lập thì không có quốc khánh hả?
ờ, ờ, chắc là vậy, mà cũng không chắc...
sao kỳ vậy, mờ kệ, miễn sao quốc khánh nhà mình ăn ngon là ô kê.
Vội tra cứu lại cho tường sử sách, tete thấy cũng kỳ kỳ.
Hán việt là quốc khánh; in lít là national day, fờ răng là fêtes nationales (google dịch giúp) nhưng cũng không hẵn là ngày độc lập, không hẵn chỉ có một ngày và cũng không hẵn là ngày cố định, không hẵn là...
Tra wiki thì thấy như pa kít tăng thì có ba ngày quốc khánh; thái lan thì theo ngày sinh nhựt của vua đương trên ngai vàng; ja mai ca thì cứ thứ hai đầu tiên của tháng 8... thú zị. Chưa hết, cũng có nước chưa chọn được ngày quốc khánh như đan mạch và liên hiệp anh. Hơ, thú kỳ chưa.
Thôi, học con gái chỉ chờ đến ngày quốc khánh để lại được ăn ngon, mặc đẹp (không mặc vẫn đẹp) mí lại rủng rỉnh ít tiền lẻ... đầy hết các túi.
Wednesday, 31 August 2011
mu kha kang pa tô
Anh bạn bán cà phé hỏi ngang:
Tete biết tiếng phi luật tân hông?
Anh tưởng em là công nhân quốc tế chắc?
Em là công dân việt nhưng em nói dài, nói dai, cũng có nói đại (giống kiểu nói dại)...
Bộ anh có thêm em rễ người Phi hả?
Đâu mà nhiều zậy, đó là em dâu, cuối năm này vợ chồng nó hứa về thăm.
Vậy thì Ố ồ!
Gì đâu mà em ngạc nghiên, nhà anh...
Oo là dạ, là vâng là yes đó anh, chỗ quen biết em bớt cho anh chữ pô đó; còn không (no) là hin đi.
Ủa vô luôn không có nhạc dạo hả nhưng sao còn nẹt pô chi nữa!
Đâu có nẹt niếc gì anh, pô là khi nói với người lớn nhưng tại em muốn anh trông trẻ trung xiú xiu, coi như khuyến mãi.
Khỏi! thực ra anh biết ngôn ngữ của người Phi kiu là tiếng ta ga lốc.
Ma bu ti là tốt, gút đó anh, đừng có mà diễn dịch ra tiếng ma rốc.
Nai in tin đi han là hiểu đó tete, em không cần giải nghĩa chữ này.
ủa anh biết còn nhiều hơn em mà hỏi chi?
à, để cho em biết là anh cũng biết xíu xiu vậy mà, bộ em có qua phi rồi hả?
dạ chưa nhưng em có gặp người phi rồi.
có ai nói em giống người lào không?
có, một bà bán hàng ở sing sau khi bán cho em một đống hàng lưu niệm có hỏi mi ở đâu mà mua nhiều vậy. khi em nói bà đoán thử coi thì bả biểu mi chắc là người phi, tại ta thấy mi đen đen mà nói năng liến láu có điều hơi khó nghe.
Bên sing người ta nói tiếng anh mà.
Thì bởi vậy bả mới nói là em nói khó nghe.
Có câu nào em thấy hay hay không?
Em chỉ thích, mà chắc anh cũng thấy hay, câu mu kha kang pa tô thôi, dà, nghĩa là em giống con zịt (hình minh họa là vịt quay bắc kinh nghe qúy zu).
Tete biết tiếng phi luật tân hông?
Anh tưởng em là công nhân quốc tế chắc?
Em là công dân việt nhưng em nói dài, nói dai, cũng có nói đại (giống kiểu nói dại)...
Bộ anh có thêm em rễ người Phi hả?
Đâu mà nhiều zậy, đó là em dâu, cuối năm này vợ chồng nó hứa về thăm.
Vậy thì Ố ồ!
Gì đâu mà em ngạc nghiên, nhà anh...
Oo là dạ, là vâng là yes đó anh, chỗ quen biết em bớt cho anh chữ pô đó; còn không (no) là hin đi.
Ủa vô luôn không có nhạc dạo hả nhưng sao còn nẹt pô chi nữa!
Đâu có nẹt niếc gì anh, pô là khi nói với người lớn nhưng tại em muốn anh trông trẻ trung xiú xiu, coi như khuyến mãi.
Khỏi! thực ra anh biết ngôn ngữ của người Phi kiu là tiếng ta ga lốc.
Ma bu ti là tốt, gút đó anh, đừng có mà diễn dịch ra tiếng ma rốc.
Nai in tin đi han là hiểu đó tete, em không cần giải nghĩa chữ này.
ủa anh biết còn nhiều hơn em mà hỏi chi?
à, để cho em biết là anh cũng biết xíu xiu vậy mà, bộ em có qua phi rồi hả?
dạ chưa nhưng em có gặp người phi rồi.
có ai nói em giống người lào không?
có, một bà bán hàng ở sing sau khi bán cho em một đống hàng lưu niệm có hỏi mi ở đâu mà mua nhiều vậy. khi em nói bà đoán thử coi thì bả biểu mi chắc là người phi, tại ta thấy mi đen đen mà nói năng liến láu có điều hơi khó nghe.
Bên sing người ta nói tiếng anh mà.
Thì bởi vậy bả mới nói là em nói khó nghe.
Có câu nào em thấy hay hay không?
Em chỉ thích, mà chắc anh cũng thấy hay, câu mu kha kang pa tô thôi, dà, nghĩa là em giống con zịt (hình minh họa là vịt quay bắc kinh nghe qúy zu).
Saturday, 27 August 2011
Nội kết, tụ lại trong bung tà la ra ngoài
Sao mấy bữa này bà N chưởi chó mắng mèo quá trời luôn, từ trái qua phải, trên xuống dưới, làm láng hết – vậy mà bả đang ăn chay á (ờ nhiều người khẩu xà nhưng tâm phật);
Tự nhiên tao thấy rõ ràng cơn giận trào lên như nước mưa dâng đầy những con đường có lá me bay, thấy rõ luôn mà không kìm được phải tuôn ra – có ai kìm được cơn mưa nhẩy;
Anh mới bạt tai thằng em vợ vì không nín được, hỏa hầu của anh còn bèo quá;
Nhiều người (còn hơn 2 nữa đó) coi tụi em như con, con gì quên rồi, hổng được, thôi con sen đi cho nó sen; ...
Mới có 2 ngày mà nghe những người quen chia cho một mớ thông tin “hot” vầy đó (hổng nhận thì bị giận chết).
Đồng cảm (người quen với người thân không hà) tete cũng chưởi đổng trong đầu thôi cho họ đỡ tức (biết đỡ được nhiều không nữa) chứ ngoài miệng vội nói đừng nóng, bón, nổi mụn và nổi nhọt và... nhăn (cái này có tác dụng với mấy cô thôi) rồi nhe răng... đở.
Kiếm được câu an ủi: mấy zu ráng mấy bữa nữa hà, hết tháng Bảy là êm re nghen. Mấy người tính tình nhơn hậu, hiền lành vân vân hay bị thử thách lắm, hay bị cám dỗ lắm, thân rồi miệng rồi cả ý nữa đều tham đắm zụ sâu óp - hình như dịch là lộ hàng - lắm (tội ghê). Thôi ráng yên lành hen, tĩnh tâm, tĩnh lặng, tĩnh tại, tỉnh tỉnh như ruồi.
Tụi bay, không, không, là các bạn á, không nghe lời coi chừng tete lại làm khổ cả chó, cả mèo thì mất mặt con ruồi lắm (có gì bỏ qua nghe ruồi, ví dụ thôi mà).
Tự nhiên tao thấy rõ ràng cơn giận trào lên như nước mưa dâng đầy những con đường có lá me bay, thấy rõ luôn mà không kìm được phải tuôn ra – có ai kìm được cơn mưa nhẩy;
Anh mới bạt tai thằng em vợ vì không nín được, hỏa hầu của anh còn bèo quá;
Nhiều người (còn hơn 2 nữa đó) coi tụi em như con, con gì quên rồi, hổng được, thôi con sen đi cho nó sen; ...
Mới có 2 ngày mà nghe những người quen chia cho một mớ thông tin “hot” vầy đó (hổng nhận thì bị giận chết).
Đồng cảm (người quen với người thân không hà) tete cũng chưởi đổng trong đầu thôi cho họ đỡ tức (biết đỡ được nhiều không nữa) chứ ngoài miệng vội nói đừng nóng, bón, nổi mụn và nổi nhọt và... nhăn (cái này có tác dụng với mấy cô thôi) rồi nhe răng... đở.
Kiếm được câu an ủi: mấy zu ráng mấy bữa nữa hà, hết tháng Bảy là êm re nghen. Mấy người tính tình nhơn hậu, hiền lành vân vân hay bị thử thách lắm, hay bị cám dỗ lắm, thân rồi miệng rồi cả ý nữa đều tham đắm zụ sâu óp - hình như dịch là lộ hàng - lắm (tội ghê). Thôi ráng yên lành hen, tĩnh tâm, tĩnh lặng, tĩnh tại, tỉnh tỉnh như ruồi.
Tụi bay, không, không, là các bạn á, không nghe lời coi chừng tete lại làm khổ cả chó, cả mèo thì mất mặt con ruồi lắm (có gì bỏ qua nghe ruồi, ví dụ thôi mà).
Wednesday, 27 July 2011
rồi gió cuốn đi
Đọc 1 cuốn sách (1) thấy hay thì rất... hay. Đã vậy thấy dịch giả có tên y chang người quen vội email hỏi thử có phải you dịch cuốn đó hay không? Câu trả lời cũng hay: hổng phải tete à nhưng mình rất rất tâm đắc với cuốn đó. Vậy là vô tình, vô hình chung... mà mình đọc cùng cuốn sách (1) với người quen và chắc tete cũng sẽ viết email có 2 chữ “rất” nếu có ai hỏi ê tete dịch cuốn đó hả (giả sử thôi mà, nên có vô lý cũng là... giả tưởng).
Đã vậy đọc cuốn khác (2) thì thấy tác giả bảo là ý tưởng nền tảng để viết (1) là từ cuốn khác (2). Trong khi cuốn khác (2) đọc chán thí mồ, còn cuốn (1) đọc nhẹ thí mồ (cuốn này được dịch rất nhuần nhuyễn sang tiếng Việt). Sao hay vậy. bộ tete rình rập để chạy theo tác giả hả. đâu có. Tình cờ, ngẫu nghiên v.v.
Nhớ cuốn café kíu em gây ấn tượng về sự cạnh tranh khốc liệt thậm chí tàn nhẫn trong ngành quảng cáo tự nhiên thấy... cái cty chuyên về quảng cáo trị giá 1 tỷ đô la chỉ sau mười mấy năm thành lập (1997) của hai tác giả cuốn (1) thiệt là... mạnh mẽ.
Tình cờ có người quen kêu gọi góp sách cũ cho mấy em học sinh ở Giồng Trôm, tete tiếc sách của mình sưu tầm nêu kêu gọi người quen ai có sách cũ thì nộp cho tete. Anh bạn nộp cho cuốn (1) mới toanh (chắc sợ tete nên ra nhà sách mua hay ảnh tiếc sách cũ chăng).
“Sức Mạnh Của Sự Tử Tế” của Linda Kaplan Thaler và Robin Koval chỉ có 180 trang nhưng thiệt là... kiên cường, cứng rắn mà mềm mỏng, dễ thương. nói được làm được. Linda Kaplan Thaler là giám đốc điều hành, giám đốc sáng tạo
; Robin Koval là chủ tịch của tập đoàn do họ đồng sáng lập kaplan thaler group - http://kaplanthaler.com/
Nhớ lâu lâu rồi coi chương trình “trò chuyện cuối tuần” trên htv cô con gái thạc sỹ về hoá của ông chủ tiệm bánh Đức Phát nói đại ý cổ tự hào nhất về cha mình vì ông là một người “lương thiện” – nghe xúc động gì đâu! Làm người lương thiện khó vầy sao (tưởng chỉ có mình anh Chí kêu khó thôi chớ)? À có một cây xì tơ đi khác là google với mốt tô là “chớ bất nhơn - don’t be evil” mà làm nửa chừng thì... hổng làm tiếp.
Làm người tử tế chắc dễ hơn tete há?
Hả.
Đã vậy đọc cuốn khác (2) thì thấy tác giả bảo là ý tưởng nền tảng để viết (1) là từ cuốn khác (2). Trong khi cuốn khác (2) đọc chán thí mồ, còn cuốn (1) đọc nhẹ thí mồ (cuốn này được dịch rất nhuần nhuyễn sang tiếng Việt). Sao hay vậy. bộ tete rình rập để chạy theo tác giả hả. đâu có. Tình cờ, ngẫu nghiên v.v.
Nhớ cuốn café kíu em gây ấn tượng về sự cạnh tranh khốc liệt thậm chí tàn nhẫn trong ngành quảng cáo tự nhiên thấy... cái cty chuyên về quảng cáo trị giá 1 tỷ đô la chỉ sau mười mấy năm thành lập (1997) của hai tác giả cuốn (1) thiệt là... mạnh mẽ.
Tình cờ có người quen kêu gọi góp sách cũ cho mấy em học sinh ở Giồng Trôm, tete tiếc sách của mình sưu tầm nêu kêu gọi người quen ai có sách cũ thì nộp cho tete. Anh bạn nộp cho cuốn (1) mới toanh (chắc sợ tete nên ra nhà sách mua hay ảnh tiếc sách cũ chăng).
“Sức Mạnh Của Sự Tử Tế” của Linda Kaplan Thaler và Robin Koval chỉ có 180 trang nhưng thiệt là... kiên cường, cứng rắn mà mềm mỏng, dễ thương. nói được làm được. Linda Kaplan Thaler là giám đốc điều hành, giám đốc sáng tạo
Nhớ lâu lâu rồi coi chương trình “trò chuyện cuối tuần” trên htv cô con gái thạc sỹ về hoá của ông chủ tiệm bánh Đức Phát nói đại ý cổ tự hào nhất về cha mình vì ông là một người “lương thiện” – nghe xúc động gì đâu! Làm người lương thiện khó vầy sao (tưởng chỉ có mình anh Chí kêu khó thôi chớ)? À có một cây xì tơ đi khác là google với mốt tô là “chớ bất nhơn - don’t be evil” mà làm nửa chừng thì... hổng làm tiếp.
Làm người tử tế chắc dễ hơn tete há?
Hả.
Saturday, 16 July 2011
Truy phong, bạt phong
Tete có bận viết một cái email bổ bả, muôn phần suồng sã, mỉa mai, miệt thị tè le vân vân các thứ cho một đứa đáng ghét. Trong cơn cuồng hoan vì nói (viết thì coi như nói mà không bị giớ bay, hơ) quá đã nên tối mắt gửi ngay tắp lự email nặng mùi nọ cho hắn mà thấy hả hê, hoan lạc. Mấy chục giây sau (chưa tới 60s, thôi lấy bình quân 20s há), điện thoại bàn đổ chuông hừng hực. xếp gọi. Lon ton chạy qua phòng xếp (chưa tới 5s, tại cũng gần mà một phần cũng nôn nóng tưởng được xếp năn nỉ để... tăng lương). Thấy thương. Trên cái màn hình mỹ miều 22” (hồi đó hình như chỉ có loại 19" thôi) sáng choang và qúy phái của xếp nằm ưỡn ẹo có đúng một thứ, đã thế còn ở chế độ phun xì cờ rin. Mỗi mẫu tự bé như con... cù lần. Email với đại từ nhân xưng phiếm chỉ (là không chỉ ai hết nhưng lại chỉ đúng người đọc meo – bất kỳ ai biết đọc) mà tete xuất thần gõ cách đó 26s.
Ơ! Lỗi tại em mọi đàng, xin xếp đó xếp ơi. Tháng này em không lấy tiền phụ cấp độc hại đâu xếp. Thời gian này em bị xì chét. Dạ không phải tại xếp giao nhiều việc. Dà, tại em, tại em muôn sự. May mà xếp cũng khoan dung và thấu hiểu. Có điều email xếp hổng cho vô rì xai cô bin mà lưu để làm... balckmail. An ủi một tí xiú là xếp khen viết... bén (tất nhiên nếu viết cho người khác chứ hổng phải viết cho xếp. xác nhận). híc. Hay mà chi, độc mày chi vầy nè tete ơi!
Vậy nên khi đọc cuốn cưỡng đoạt truy phong, á, lộn “cưỡng cơn gió bấc” của Daniel Glattauer, ta nói nó tê rần gì đâu á.
À, trong cuốn đó cũng có người hân hoan viết email mỉa mai kẻ nọ rồi gửi lộn cho kẻ kia. Há há. Một lần hổng sao (giống cái cảnh cơ cực của tete thôi). Lần sau tăng mức hân hoan khi mai mỉa kẻ nọ xong cuồng hoan bấm xen (lại lộ) cho... cũng người kia. Hai lần. Người kia khoan dung hơn xếp của tete nên chỉ trả lời dí dỏm cho xong. Giáng sinh, cái người thích cuồng hoan gửi tiếp một thư chúc mừng cho khách hàng của mình (kiểu email cùng nội dung gửi đồng loạt trong mấy cái lít mà ai cũng có á) mà trong đó hổng biết sao lại lọt vô cái người đã được 2 lần nhận email gửi lầm người!
Tới đây thì sinh chuyện. hừ. không sinh chuyện mới lạ.
sinh chuyện gì hả. tất nhiên là hay ho thì mới thành sách. Ta nói truyện gì mà toàn email với email không hà. Có khi chỉ có mấy giây có cái. Có khi mấy tuần mới có một cái. Hai bên không hề gặp nhau. Chỉ tám qua email mà tới 10 chương, 286 trang. Tám chuyện chi hen. Thì trên trời, dưới đất, trên người, dưới người, trong, ngoài, bốn phương tám hướng. Rối cuối cùng sao hả tete. ờ tete trí nhớ kém nên nhờ ai đọc mà nhớ (sơ sơ cũng được) kể hầu giúp mấy bạn thích chuyện tám qua meo cái coi.
Chỉ thòng thêm chút xiú là truyện éo le, lả lướt, hấp dẫn à nghen, hổng có tám trớt quớt à.
Cảm tạ.
Ơ! Lỗi tại em mọi đàng, xin xếp đó xếp ơi. Tháng này em không lấy tiền phụ cấp độc hại đâu xếp. Thời gian này em bị xì chét. Dạ không phải tại xếp giao nhiều việc. Dà, tại em, tại em muôn sự. May mà xếp cũng khoan dung và thấu hiểu. Có điều email xếp hổng cho vô rì xai cô bin mà lưu để làm... balckmail. An ủi một tí xiú là xếp khen viết... bén (tất nhiên nếu viết cho người khác chứ hổng phải viết cho xếp. xác nhận). híc. Hay mà chi, độc mày chi vầy nè tete ơi!
Vậy nên khi đọc cuốn cưỡng đoạt truy phong, á, lộn “cưỡng cơn gió bấc” của Daniel Glattauer, ta nói nó tê rần gì đâu á.
À, trong cuốn đó cũng có người hân hoan viết email mỉa mai kẻ nọ rồi gửi lộn cho kẻ kia. Há há. Một lần hổng sao (giống cái cảnh cơ cực của tete thôi). Lần sau tăng mức hân hoan khi mai mỉa kẻ nọ xong cuồng hoan bấm xen (lại lộ) cho... cũng người kia. Hai lần. Người kia khoan dung hơn xếp của tete nên chỉ trả lời dí dỏm cho xong. Giáng sinh, cái người thích cuồng hoan gửi tiếp một thư chúc mừng cho khách hàng của mình (kiểu email cùng nội dung gửi đồng loạt trong mấy cái lít mà ai cũng có á) mà trong đó hổng biết sao lại lọt vô cái người đã được 2 lần nhận email gửi lầm người!
Tới đây thì sinh chuyện. hừ. không sinh chuyện mới lạ.
sinh chuyện gì hả. tất nhiên là hay ho thì mới thành sách. Ta nói truyện gì mà toàn email với email không hà. Có khi chỉ có mấy giây có cái. Có khi mấy tuần mới có một cái. Hai bên không hề gặp nhau. Chỉ tám qua email mà tới 10 chương, 286 trang. Tám chuyện chi hen. Thì trên trời, dưới đất, trên người, dưới người, trong, ngoài, bốn phương tám hướng. Rối cuối cùng sao hả tete. ờ tete trí nhớ kém nên nhờ ai đọc mà nhớ (sơ sơ cũng được) kể hầu giúp mấy bạn thích chuyện tám qua meo cái coi.
Chỉ thòng thêm chút xiú là truyện éo le, lả lướt, hấp dẫn à nghen, hổng có tám trớt quớt à.
Cảm tạ.
Thursday, 14 July 2011
google-site-verification: google420a91a692b9df85.html
Thursday, 7 July 2011
Thư của Cha
Cha của Benigno Aquino III đương kim tổng thống Philippines, vốn là thượng nghị sỹ và là thủ lĩnh sáng giá của phe đối lập với tổng thống Marcos những năm 70, bị đưa ra toà án binh vì tội lật đổ vào tháng 8/1973, đã viết thư cho con trai mình vào ngày 25/8/1973 khuyên:
“Cha chỉ có một lời khuyên cho con: Sống trong danh dự và theo lương tâm của con.
Không có nước nào trên trái đất này có thể sánh bằng Tổ quốc của chúng ta. Không có ai sánh bằng nhân dân của chính chúng ta.
Phục vụ nhân dân bằng tất cả trái tim của con, bằng tất cả khối óc của con và bằng tất cả sức mạnh của con.
Con trai ơi, trách nhiệm đang ở trong tay con”.
Mẹ của Aquino chính là quý bà Corazon Aquino, tổng thống thứ 11 của Philippines. Thêm một chi tiết thú vị là Aquino cũng từng là sinh viên của quý bà Gloria Macapagal Arroyo, tổng thống thứ 14 của Philippines, khi bà còn là giảng viên tại đại học Ateneo de Manila.
"The only advice I can give you: Live with honor and follow your conscience.
There is no greater nation on earth than our Motherland. No greater people than our own. Serve them with all your heart, with all your might and with all your strength.
Son, the ball is now in your hands."
“Cha chỉ có một lời khuyên cho con: Sống trong danh dự và theo lương tâm của con.
Không có nước nào trên trái đất này có thể sánh bằng Tổ quốc của chúng ta. Không có ai sánh bằng nhân dân của chính chúng ta.
Phục vụ nhân dân bằng tất cả trái tim của con, bằng tất cả khối óc của con và bằng tất cả sức mạnh của con.
Con trai ơi, trách nhiệm đang ở trong tay con”.
Mẹ của Aquino chính là quý bà Corazon Aquino, tổng thống thứ 11 của Philippines. Thêm một chi tiết thú vị là Aquino cũng từng là sinh viên của quý bà Gloria Macapagal Arroyo, tổng thống thứ 14 của Philippines, khi bà còn là giảng viên tại đại học Ateneo de Manila.
"The only advice I can give you: Live with honor and follow your conscience.
There is no greater nation on earth than our Motherland. No greater people than our own. Serve them with all your heart, with all your might and with all your strength.
Son, the ball is now in your hands."
Friday, 20 May 2011
Sao x=i (i=[0,7])?
Chuẩn bị đi ăn đám cưới con của một người bạn tự nhiên nhớ chuyện cười có tựa như trên.
Truyện ngắn ngủn như vầy:
Chồng già: đố cưng 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 là seo?
Vợ trẻ: hừ, đồ zà zịt, đầu tiên chỉ có 1 người, rồi có thêm 1 người là 2, rồi có thêm một đứa là 3, thêm 1 đứa nữa là 4, tuần làm 5 ngày, 6, 7 năm nữa là chuyện tương lai ai biết, 0 cần bàn!
Trẻ em 1: ủa chứ hổng phải là đi du lịch 7 ngày, 6 đêm, ở khách sạn 5 sao, tầng thứ 4 phòng số 3 gồm 2 người... sao nữa hé?
Trẻ em 2: dễ ẹc! phòng chỉ có 1 giường và... 0 ai có quần áo. Còn thêm mấy cách gán ghép nữa, hí hí, ai hỏi mới nói.
Saturday, 7 May 2011
Ê cô không phải là tiếng vọng, ê cô là kí hiệu
Anh bạn bán càfé hồ hởi:
- Đây là anh Tờ, bạn anh
- Dạ chào anh tờ
- ờ
tete nghĩ bụng ông này sao lạnh nhạt, ơ thờ wá zị.
sau nhiều ngày uống cà fê chung ổng cũng vữn thơ ờ với tete (quái) dù cũng có đôi câu qua lại chuyện máy móc, âm ly, loa v.v.
ngày nọ (nói theo kiểu người dân tộc là chắc cũng được cả con trăng rồi) ông ơ hờ hỏi: "Biết Umberto Eco không"?
- Vậy anh biết tương giao giữa những người khoả thân với sách bét seo lơ không?
Hình như độ hót của zụ khoả thân ỡm ờ làm ảnh tan băng nên phởn phơ:
- Là sao vậy tete, bộ Eco khoả thân hả? khoả thân với ai hở?
- Eco viết cuốn tên của đoá hồng nè rồi cuốn này được dựng thành phim của đạo diễn Jean-Jacques Annaud nè, với tài tử Sean Corney (dân mặc váy) đóng vai tu sỹ William xứ Baskerville thuộc dòng Frăn xít cô nè; Jean-Jacques Annaud cực nóng bỏng với phim người tình (l’Amant) nè (có ông Sơn Nam cố vấn cho đoàn phim đó), Lương Gia Huy...
- Quay lại với Eco đi tete (chắc ảnh nghe nè, nè woài ảnh bực, hức)
- À zụ khoả thân em hổng nói đâu, chờ bữa khác đi (phải tạo độ nôn nóng cho bỏ ghét). Eco là giáo sư người Ý về trung cổ và ký hiệu học, kiểu như giáo sư Robert Langdon khoa biểu tượng và ký tượng ở Đại học Harvard...
- Cha giáo sư đó là do Dan Brown tưởng tượng ra và Harvard cũng không có khoa tượng tượng gì như em nói đâu à nghen. - So sánh bao giờ cũng khập khiểng, khờ khạo mờ anh
- ừ, anh trông chú cũng lù đù...
- Thú thiệt là em cũng chưa gặp ông eco đâu (làm như dễ gặp lắm, nổ có cỡ) nhưng lại tình cờ “gặp” ổng nhiều lần nên mới biết đó anh.
- Chưa gặp rồi gặp là sao
- ờ tại chữ gặp sau trong văn nói em hổng mở đóng ngoặc kép được
- thì phải dùng kí hiệu cử chỉ mở đóng ngoặc kép – dùng ngón trỏ và giữa của cả hai tay mà kí hiệu biết không hả
- khổ lắm, nói maaaaãi! Trong cuốn thiên nga đen thì tác giả bảo eco có tủ sách tới 30 ngàn cuốn và ai tới cũng hỏi bộ ông đọc hết rồi hả, eco bảo ổng chỉ thích những ai hỏi trong tủ sách này ổng chưa đọc những cuốn nào; trong biểu tượng thất truyền thì được quảng cáo là duyên dáng và bí hiểm như eco; trong guardian...
- Được rồi chú, chú không những lù đù mà lu xu bu quá nghen.
- Dà, tại em hơi bị thiệt thà. Tóm lại eco dùng nền tảng triết lý uyên thậm thầm thâm của ổng viết thành cuốn truyện ly kỳ, hấp dẫn có cả tình, tiền, hiếp, giết, tình tiết éo le vân vân nên ai cũng, à không, em thôi (không có anh), em thích đọc. - Vầy chứ sao ổng đặt tựa là tên của đoá hồng, truyện có hồng hiếc gì đâu.
- Dà, theo kiến thức thiển cận của em là ổng chôm câu tục ngữ của Việt Nam! hình như là câu cọp chết để vuốt, người chết để da vì câu cuối cùng trong cuốn này ở bản dịch tiếng Việt là “...stat rosa pristina nomina, nomina nuda tenemus, bông hồng xa xưa còn tồn tại nhờ cái tên, và chúng tôi chỉ giữ lại mỗi một cái tên thôi”. Nhưng bản tiếng Anh chỉ là “stat rosa pristina nomine, nomina nuda tenemus, y sì câu latin rồi “the end” chứ hổng có dịch ra.
Thiệt ra câu latin đó nếu em tra kíu đúng (thường thì vậy) là câu kết thúc bài thơ “De comtemptu mundi” của một tu sỹ làm vào thế kỷ 12 đó qúy anh mà em thích dịch diễm tình hơn là ôi chao! Đoá hồng đầu tiên trên cõi đời giờ chỉ còn mỗi cái tên thôi, hay gọn lại là ôi, chỉ còn tên của đoá hồng.
- Chỉ còn tên, chỉ còn tên đoá hồng thôi! Bữa nào chú khoả thân, ý lộn nói tiếp về khoả thưn nghen.
- !
Wednesday, 27 April 2011
Khư khôn lào
Anh bạn bán café tự nhiên hỏi:
- Tete biết tiếng Lào không?
- Ờ, viên chăn nè, luổng bờ ra băng nè...
- Mấy thứ đó anh cũng biết, ai cũng biết mừ

- Vầy anh muốn seo?
- Tại anh mới có thằng em cột chèo người lèo...
- Kệ anh chớ, tính chào hỏi gây ấn tượng, lấy lòng ha
- ờ thì cho nó thể hiện tình cảm và thân mật thui, hì
- vậy thì chỉ cần chào là xờ bai, cám ơn là khập chay, ăn cơm là kinh khẩu, ăn cơm nếp là kinh khẩu niêu...
- ủa em nói chơi hay nói giỡn vậy cha nội
- giỡn gì anh. người lào gặp em ai cũng xuýt xoa bảo là “khư khôn lào” đó.
- Là khư khư giữ ý kiến rồi lào xào khôn vặt hả?
- Đâu có, câu đó dịch ra là giống người lào đó ông
- Anh thấy em giống cam bốt thì có
- Tại anh hổng biết chớ thời qua lào em hơi ngăm, để tóc dài, hơi có râu nên người lào gặp em là tuôn một tràng pa sạ lào
- Ba xạo hả
- Sao anh không thể hiện tình cảm, lấy lòng em gì hết trọi vậy, pa sạ dịch ra là tiếng
- ủa mà người lào là da ngăm, tóc dài, có râu ha
- có thêm một thứ nữa mà em không biết thiệt không là còn bị.... hắc lào nữa.
- Tete biết tiếng Lào không?
- Ờ, viên chăn nè, luổng bờ ra băng nè...
- Mấy thứ đó anh cũng biết, ai cũng biết mừ
- Vầy anh muốn seo?
- Tại anh mới có thằng em cột chèo người lèo...
- Kệ anh chớ, tính chào hỏi gây ấn tượng, lấy lòng ha
- ờ thì cho nó thể hiện tình cảm và thân mật thui, hì
- vậy thì chỉ cần chào là xờ bai, cám ơn là khập chay, ăn cơm là kinh khẩu, ăn cơm nếp là kinh khẩu niêu...
- ủa em nói chơi hay nói giỡn vậy cha nội
- giỡn gì anh. người lào gặp em ai cũng xuýt xoa bảo là “khư khôn lào” đó.
- Là khư khư giữ ý kiến rồi lào xào khôn vặt hả?
- Đâu có, câu đó dịch ra là giống người lào đó ông
- Anh thấy em giống cam bốt thì có
- Tại anh hổng biết chớ thời qua lào em hơi ngăm, để tóc dài, hơi có râu nên người lào gặp em là tuôn một tràng pa sạ lào
- Ba xạo hả
- Sao anh không thể hiện tình cảm, lấy lòng em gì hết trọi vậy, pa sạ dịch ra là tiếng
- ủa mà người lào là da ngăm, tóc dài, có râu ha
- có thêm một thứ nữa mà em không biết thiệt không là còn bị.... hắc lào nữa.
Saturday, 23 April 2011
Bộ phim bom tấn Singapore
Phim sẽ trình chiếu vào năm... hổng biết à nghe. Tác giả giả bộ vậy thôi cho đúng kiểu Mỹ và là người có hộ khẩu ở Lốt, be vơ ri hiu, xứ Hô li út.
Không tính lời nói đầu, giới thiệu, phụ lục v.v. thì sách có 24 “tập” y như phim bộ vầy đó vì không thấy tác giả gọi mấy “tập” này là chương hay gì khác (tác giả nhại phim rạp, phim truyền hình thì mình nhại phim bộ, hì). Những tập này dùng tựa là tên những bộ phim hay nhại tên những bộ phim điện ảnh hay truyền hình (nhiều phim xưa lơ đến nổi không biết có thiệt không).
Tuy về hình thức, tác giả thể hiện theo lối một siêu phẩm điện ảnh mà ngài Lý là đạo diễn độc tài như hít cốc dưới vẻ bề ngoài của lý an nhưng câu trả lời, biện giải lại dựa trên ý tưởng của những tác phẩm như Utopia (ông Trịnh Lữ dịch là địa đàng trần gian với rất nhiều tranh cãi, híc) của Thomas More; Prince (bản tiếng Việt tên là Quân vương) của Niccolò Machiavelli và nhất là bài luận nổi tiếng năm 1953, The Hedgehog and the Fox (Con nhím và con cáo) của Sir Isaiah Berlin.
Ngoài ra ý kiến trao đổi giữa hai người còn dựa trên nhiều tác phẩm khác như sự đụng độ giữa các nền văn minh, triết thuyết plato vân vân các thứ mà chỉ những người được đào tạo về chính sách công thông thuộc, híc. Tác giả dành một “tập” và đặt tên là “Cáo và nhím (không phải phim của Disney)”. Ồ thì ra việc xếp mình hay ai đó vào 1 trong 2 loại là cáo và nhím hình như cũng quan trọng với dân mỹ hay sao ý.
Một tác giả khác, ông này là thầy giáo, cũng xây dựng các lập luận dựa trên ý tưởng này. Ông ý là Jim Collins, trong cuốn sách hình như là từ xấu đến tiểu nhơn ;)) cũng dành hẵn 1 chương có tên đàng hoàng “chương năm: khái niệm con nhím (sự đơn giảnn trong ba vòng tròn)” chua thêm là “Hãy tự biết mình. - SCRIBES OF DELPHI, Plato”.
Sách có trích dẫn ý kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh và nhiều quái kiệt khác (cựu tổng thống Cater của mỹ và nữ hoàng anh thì từ chối có ý kiến).
Phỏng vấn trong hai ngày thực ra chỉ có 2 buổi chiều mờ viết được nguyên cuốn sách. Hay thiệt. Đọc rất thu thú. Dịch giả cũng rất nhuần nhuyễn.

Đối Thoại Với Lý Quang Diệu - Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia. Giá 59k (tete còn được bớt một ít)
Tác giả: Tom Plate.
Dịch giả: Nguyễn Hằng.
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
Số trang: 268
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Ngày xuất bản: 01-2011
Bản tiếng Anh là Conversations with Lee Kuan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation (Giants of Asia series) bản bìa cứng sao chỉ có 216pages thôi. Giá 28,5USD!
Không tính lời nói đầu, giới thiệu, phụ lục v.v. thì sách có 24 “tập” y như phim bộ vầy đó vì không thấy tác giả gọi mấy “tập” này là chương hay gì khác (tác giả nhại phim rạp, phim truyền hình thì mình nhại phim bộ, hì). Những tập này dùng tựa là tên những bộ phim hay nhại tên những bộ phim điện ảnh hay truyền hình (nhiều phim xưa lơ đến nổi không biết có thiệt không).
Tuy về hình thức, tác giả thể hiện theo lối một siêu phẩm điện ảnh mà ngài Lý là đạo diễn độc tài như hít cốc dưới vẻ bề ngoài của lý an nhưng câu trả lời, biện giải lại dựa trên ý tưởng của những tác phẩm như Utopia (ông Trịnh Lữ dịch là địa đàng trần gian với rất nhiều tranh cãi, híc) của Thomas More; Prince (bản tiếng Việt tên là Quân vương) của Niccolò Machiavelli và nhất là bài luận nổi tiếng năm 1953, The Hedgehog and the Fox (Con nhím và con cáo) của Sir Isaiah Berlin.
Ngoài ra ý kiến trao đổi giữa hai người còn dựa trên nhiều tác phẩm khác như sự đụng độ giữa các nền văn minh, triết thuyết plato vân vân các thứ mà chỉ những người được đào tạo về chính sách công thông thuộc, híc. Tác giả dành một “tập” và đặt tên là “Cáo và nhím (không phải phim của Disney)”. Ồ thì ra việc xếp mình hay ai đó vào 1 trong 2 loại là cáo và nhím hình như cũng quan trọng với dân mỹ hay sao ý.
Một tác giả khác, ông này là thầy giáo, cũng xây dựng các lập luận dựa trên ý tưởng này. Ông ý là Jim Collins, trong cuốn sách hình như là từ xấu đến tiểu nhơn ;)) cũng dành hẵn 1 chương có tên đàng hoàng “chương năm: khái niệm con nhím (sự đơn giảnn trong ba vòng tròn)” chua thêm là “Hãy tự biết mình. - SCRIBES OF DELPHI, Plato”.
Sách có trích dẫn ý kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh và nhiều quái kiệt khác (cựu tổng thống Cater của mỹ và nữ hoàng anh thì từ chối có ý kiến).
Phỏng vấn trong hai ngày thực ra chỉ có 2 buổi chiều mờ viết được nguyên cuốn sách. Hay thiệt. Đọc rất thu thú. Dịch giả cũng rất nhuần nhuyễn.
Đối Thoại Với Lý Quang Diệu - Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia. Giá 59k (tete còn được bớt một ít)
Tác giả: Tom Plate.
Dịch giả: Nguyễn Hằng.
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
Số trang: 268
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Ngày xuất bản: 01-2011
Bản tiếng Anh là Conversations with Lee Kuan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation (Giants of Asia series) bản bìa cứng sao chỉ có 216pages thôi. Giá 28,5USD!
Friday, 15 April 2011
Wednesday, 30 March 2011
Không tim, không thấy
Trước khi coi, đọc loanh quanh trên mạng thấy các bạn bảo coi phim này ở ngoài rạp thì người lớn ai cũng khóc chí có tụi con nít là cười. tete không tin.
Đến lúc coi bằng dvd ở nhà thì thấy đứa nhỏ cười bảo á sao hai người lớn lại khóc vậy. đâu có khóc, tại nước mắt tự chảy ra thôi mà con!
Tựa tiếng Hoa là đường sơn đại địa chấn (唐山大地震) nhưng tựa tiếng Anh là Aftershock và được Việt hóa là Dư chấn. Phim tả thực cảnh động đất kinh hoàng đã làm thiệt mạng hơn 240.000 người vào ngày 28/7/1976 tại Đường Sơn (Tangshan) nhưng dư chấn đau xót, quằn quại kéo dài 32 năm mới chà xát muối vào vết thương.
Để diễn tả, đạo diễn chỉ “zoom” vào một gia đình gồm bố, mẹ và 2 chị em song sinh (1 trai, 1 gái). Một số poster “chơi chữ” bằng phép so sánh 23 giây và 32 năm – số giây cần để người mẹ phải quyết định chọn cứu CHỈ MỘT trong 2 đứa con của mình đều đang trong tình trạng thập tử nhứt sinh và số năm để chữa lành vết thương trong tim (tâm can) vì 23 giây oan khốc đó.
Một số buổi chiếu thử các nhà tổ chức bị khủng hoảng giấy trầm trọng vì không ai không khóc và không chỉ khóc sơ sơ. Vì thế lúc chiếu cho thành phố Đường Sơn, họ quyết định làm 20.000 khăn mùi xoa phát cho người xem, vừa để tránh tình trạng xả giấy, bảo vệ môi trường vừa để người xem có món quà kỷ niệm (hay và có lòng quá).
Đạo diễn Phùng tiểu cương (Feng Xiaogang) có lời bàn về chữ nghĩa như vầy: tiếng Hoa truyền thống, tức chữ phồn thể thì
Chữ ái viết là 愛 nhưng nhờ cải cách chữ viết để trở thành tiếng Hoa giản thể nên bị bỏ mất chữ tâm 心;
chữ thân 親 thì bỏ mất chữ kiến 見;
vì thế Ái Thân 愛 親, nghĩa là thương yêu gia đình được viết tinh giản thành 爱 亲 cũng là đọc là ái thân nhưng không có tim, không thấy nhau vì thế mà “động” tới trời đất, gây nên trận động đất kinh hoàng.
Không có tim.
Không thấy nhau.
Đến lúc coi bằng dvd ở nhà thì thấy đứa nhỏ cười bảo á sao hai người lớn lại khóc vậy. đâu có khóc, tại nước mắt tự chảy ra thôi mà con!
Tựa tiếng Hoa là đường sơn đại địa chấn (唐山大地震) nhưng tựa tiếng Anh là Aftershock và được Việt hóa là Dư chấn. Phim tả thực cảnh động đất kinh hoàng đã làm thiệt mạng hơn 240.000 người vào ngày 28/7/1976 tại Đường Sơn (Tangshan) nhưng dư chấn đau xót, quằn quại kéo dài 32 năm mới chà xát muối vào vết thương.
Để diễn tả, đạo diễn chỉ “zoom” vào một gia đình gồm bố, mẹ và 2 chị em song sinh (1 trai, 1 gái). Một số poster “chơi chữ” bằng phép so sánh 23 giây và 32 năm – số giây cần để người mẹ phải quyết định chọn cứu CHỈ MỘT trong 2 đứa con của mình đều đang trong tình trạng thập tử nhứt sinh và số năm để chữa lành vết thương trong tim (tâm can) vì 23 giây oan khốc đó.
Một số buổi chiếu thử các nhà tổ chức bị khủng hoảng giấy trầm trọng vì không ai không khóc và không chỉ khóc sơ sơ. Vì thế lúc chiếu cho thành phố Đường Sơn, họ quyết định làm 20.000 khăn mùi xoa phát cho người xem, vừa để tránh tình trạng xả giấy, bảo vệ môi trường vừa để người xem có món quà kỷ niệm (hay và có lòng quá).
Đạo diễn Phùng tiểu cương (Feng Xiaogang) có lời bàn về chữ nghĩa như vầy: tiếng Hoa truyền thống, tức chữ phồn thể thì
Chữ ái viết là 愛 nhưng nhờ cải cách chữ viết để trở thành tiếng Hoa giản thể nên bị bỏ mất chữ tâm 心;
chữ thân 親 thì bỏ mất chữ kiến 見;
vì thế Ái Thân 愛 親, nghĩa là thương yêu gia đình được viết tinh giản thành 爱 亲 cũng là đọc là ái thân nhưng không có tim, không thấy nhau vì thế mà “động” tới trời đất, gây nên trận động đất kinh hoàng.
Không có tim.
Không thấy nhau.
Tuesday, 22 March 2011
Cứu tui với người ơi
Bắt đầu mỗi chương đều có hình ly café bốc khói và câu trích dẫn được in trên ly (lần sau mua café của tụi nó nhớ đọc nghe mấy pồ).
Sách gồm 10 chương bắt đầu từ tháng 3 (March) và cũng kết thúc vào tháng 3 (March) nhưng tháng 3 trước và tháng 3 sau là cả một hành trình đau đớn, lo sợ và rồi “con tim đã vui trở lại”. tete mạn phép dùng tiếng anh xí củn/muội viết gọn tên mỗi chương như vầy:
I. Từ uống café sữa thành bồi kính thưa các loại café
II. Sốc thiệt rùi
III. Một chữ đổi một đời
IV. Có ra tiền tuyến không thì bảo
V. Rộng mở và cười ngoác
VI. Cú chọt triệu đô
VII. Chuyển bại thành không xuội (thắng)
VIII. Suýt bị zìa zườn
IX. Cô chủ mời đi ba
X. Ra khỏi bờ rót uây
Ví dụ, chương 9 là câu “They told you that beauty is in the eye of the beholder. What they failed to tell you is that what you look like isn’t important. What is important is who you are inside and the choices you are making in your life” được in trên ly dùng cho loại café Grande Skim Latte.
Tuy nhiên, tete kiểm chứng thì thấy câu “rin” là “They told you that beauty is in the eye of the beholder. What they failed to tell you is that it is best seen with the eyes closed. What you look like isn’t important. What is important is who you are inside and the choices you are making in your life.” - Tiana Tozer vận động viên khuyết tật của Mỹ đoạt lần lượt huy chương bạc và đồng năm 1992 và 1996 môn bóng rỗ xe lăn nữ.
Chắc người ta biên tập cho gọn mới đủ chỗ in trên ly!
Ông này viết thiệt là dễ hiểu, đáng tin, cảm động và nhứt là... đọc không đau tay nhiều (vì tra từ điển vừa vừa à). Mờ cũng phải, ổng tốt nghiệp yale, vốn là giám đốc sáng tạo của JWT, đóng đô ở nữu ước với mức lương 6 con số.
bản tete đọc là tái bản 9/2008 nên có thêm “hậu từ” của ổng với 3 tổng kết:
Leap... with FAITH
Look... with RESPECT
Listen... to your HEART to find true happiness
Nếu pồ nào có dịp cầm sách tới NY, uống càphé, gặp ổng để xin vài chữ vô sách thì ổng có tâm sự với tete là ổng sẽ viết vầy: “Here’s to creating a life you love”.
Ổng cũng có nói là đã chọn me xừ Tom Hanks để làm phim (nghe đâu 2012 mới xong).
Chắc thấy nhiều người đồng cảm nên thấy trên amazon ổng mới ra thêm cuốn mới “How to Save Your Own Life: 15 Inspiring Lessons Including: Finding Blessings in Disguise, Coping with Life's Greatest Challanges, and Discovering Happiness at Any Age" (28/12/2010).
Tete chỉ thắc mắc là ổng hơi vi phạm nguyên tắc ổng từng nói là muốn nói chuyện chi cũng chỉ 3 vấn đề thôi thì người ta mới nhớ mà cuốn mới có tới 15 vấn đề - chắc ổng nói tới 5 chuyện, híc.
Tb: Cái câu trên book mark (nhà sách tặng) và màu của nó tự nhiên cũng rất hợp với cuốn sách hé.
Sách gồm 10 chương bắt đầu từ tháng 3 (March) và cũng kết thúc vào tháng 3 (March) nhưng tháng 3 trước và tháng 3 sau là cả một hành trình đau đớn, lo sợ và rồi “con tim đã vui trở lại”. tete mạn phép dùng tiếng anh xí củn/muội viết gọn tên mỗi chương như vầy:
I. Từ uống café sữa thành bồi kính thưa các loại café
II. Sốc thiệt rùi
III. Một chữ đổi một đời
IV. Có ra tiền tuyến không thì bảo
V. Rộng mở và cười ngoác
VI. Cú chọt triệu đô
VII. Chuyển bại thành không xuội (thắng)
VIII. Suýt bị zìa zườn
IX. Cô chủ mời đi ba
X. Ra khỏi bờ rót uây
Ví dụ, chương 9 là câu “They told you that beauty is in the eye of the beholder. What they failed to tell you is that what you look like isn’t important. What is important is who you are inside and the choices you are making in your life” được in trên ly dùng cho loại café Grande Skim Latte.
Tuy nhiên, tete kiểm chứng thì thấy câu “rin” là “They told you that beauty is in the eye of the beholder. What they failed to tell you is that it is best seen with the eyes closed. What you look like isn’t important. What is important is who you are inside and the choices you are making in your life.” - Tiana Tozer vận động viên khuyết tật của Mỹ đoạt lần lượt huy chương bạc và đồng năm 1992 và 1996 môn bóng rỗ xe lăn nữ.
Chắc người ta biên tập cho gọn mới đủ chỗ in trên ly!
Ông này viết thiệt là dễ hiểu, đáng tin, cảm động và nhứt là... đọc không đau tay nhiều (vì tra từ điển vừa vừa à). Mờ cũng phải, ổng tốt nghiệp yale, vốn là giám đốc sáng tạo của JWT, đóng đô ở nữu ước với mức lương 6 con số.
bản tete đọc là tái bản 9/2008 nên có thêm “hậu từ” của ổng với 3 tổng kết:
Leap... with FAITH
Look... with RESPECT
Listen... to your HEART to find true happiness
Nếu pồ nào có dịp cầm sách tới NY, uống càphé, gặp ổng để xin vài chữ vô sách thì ổng có tâm sự với tete là ổng sẽ viết vầy: “Here’s to creating a life you love”.
Ổng cũng có nói là đã chọn me xừ Tom Hanks để làm phim (nghe đâu 2012 mới xong).
Chắc thấy nhiều người đồng cảm nên thấy trên amazon ổng mới ra thêm cuốn mới “How to Save Your Own Life: 15 Inspiring Lessons Including: Finding Blessings in Disguise, Coping with Life's Greatest Challanges, and Discovering Happiness at Any Age" (28/12/2010).
Tete chỉ thắc mắc là ổng hơi vi phạm nguyên tắc ổng từng nói là muốn nói chuyện chi cũng chỉ 3 vấn đề thôi thì người ta mới nhớ mà cuốn mới có tới 15 vấn đề - chắc ổng nói tới 5 chuyện, híc.
Tb: Cái câu trên book mark (nhà sách tặng) và màu của nó tự nhiên cũng rất hợp với cuốn sách hé.
Tuesday, 15 March 2011
Thơ trẻ như trẻ thơ
Trên vĩa hè là gia đình nấm chen chúc trên chiếc max tội nghịp – nấm mẹ, nấm cha, nấm anh và nấm gái. Nấm mẹ, nấm cha cười đon đả kiu ê tete!
Trong khi tete đang ngoác miệng cười cho đúng ê ti két thì nấm mẹ trìu mến biểu nấm gái chào lão tete đi con. Khuôn mặt mũm mĩm, cá tính của nấm gái không lay động bất kỳ nhóm cơ nào, vẫn phớt tĩnh Ăng... gô la. Tete vội vận dụng khả năng đọc nhãn ngữ và biết nường ấy đương nghĩ tete là lão nào, sao đương không phải chào. Hi hi, quá đúng!
Chắc mẹ nấm cũng đồng cảm nên quay sang nấm anh đang thu lu sau nấm cha ngọt ngào biểu nấm trai chào lão tete đi. Hì hì không nói thì các bạn cũng đoán được là hổng lẽ nấm anh lại phản bội phong cách đầy chất... nấm của nấm gái.
Nhớ cụ Lỗ Tấn đã dạy:
Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng.
Mà tete thì hổng có chút xíu dũng khí nào để coi khinh ai huống là... lực sĩ nên biết chắc mình chỉ có thể dùng sở trường nịnh con nít thôi. Vì thế tete đon đả, tét miệng chào hai nấm con rồi dông (giữa đường chưa thể làm ngựa mà hí hí được).
Nhớ lại mẹo nhỏ là muốn con trẻ nhớ ai thì khi giới thiệu ai nên lồng hình tượng dễ nhớ, vui vui thì hiệu quả. Ví dụ để giới thiệu tete với con/cháu/em bạn thì nói là “à đó là lão tete, cái mặt giống trái khế” chẳng hạn. sau này gặp lại, các em sẽ vui vẻ kêu to “chào tete, cái mặt giống cái ghế”.
Chúa cũng bảo muốn vào nước trời thì phải luôn nhìn như trẻ thơ, nghĩa là đơn sơ, trực tiếp và vui vẻ. hí hí (là cười không phải ngựa kêu nghen).
Tuesday, 8 March 2011
Thay đổi mà sắt son
Phóng viên BBC hỏi ông chủ của MasterCard vầy chứ ông có bí quyết nào để quản lý hông, chỉ là chuyện nhỏ xíu thôi cho dễ hén: nếu lính gửi cho ông email xin phép làm vầy, làm vầy... mà ông không rì lai thì có chuyện gì xảy ra không há.
Cái ông râu ria rậm rì gốc Ấn này cười thân thiện nhưng cũng tinh nghịch biểu ờ đâu có chuyện chi đâu nè.
Nếu tui hổng trả lời trong khoảng thời gian quy định thì coi như người hỏi mặc nhiên được toàn quyền... đâm đầu tới trước (go ahead).
Uả khoẻ vầy sao ông, lỡ có chuyện gì thì sao!
ờ thì tui phải tính cái khoảng thời gian tùy theo chuyện chớ. Tuy nhiên tui nghĩ lãnh đạo là thay đổi (tức nhiên tete không hiểu là thay lòng đổi dạ) mờ.
Mà thay đổi là đưa mọi người đến nơi chốn nào đó để họ làm những chuyện trước giờ chưa từng làm; rồi tui đứng tránh qua một bên để họ làm. Vậy thui à.
Ông này tên là Ajay Banga, lên làm xi I ô của MasterCard vào tháng 4/2010.
Vầy là gia nhập tầng lớp tinh hoa thế giới lại thêm một ông rậm rì râu ria gốc Ấn ngoài Indra Nooyi của PepsiCo (bà à nghe, hổng biết có râu hông), Vikram Pandit của Citigroup, Shantanu Narayen của Adobe Systems, Sanjay Jha của Motorola.
Tức nhiên, mấy bạn cũng đừng tin tete vì biết đâu hắn cũng đổi thay ý của người ta.
Tốt nhứt là tìm đến nơi chốn để nghe ổng nói cho chắc ăn, hì hì http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/language/wordsinthenews/2011/02/110223_witn_businessemail_page.shtml
Cái ông râu ria rậm rì gốc Ấn này cười thân thiện nhưng cũng tinh nghịch biểu ờ đâu có chuyện chi đâu nè.
Nếu tui hổng trả lời trong khoảng thời gian quy định thì coi như người hỏi mặc nhiên được toàn quyền... đâm đầu tới trước (go ahead).
Uả khoẻ vầy sao ông, lỡ có chuyện gì thì sao!
ờ thì tui phải tính cái khoảng thời gian tùy theo chuyện chớ. Tuy nhiên tui nghĩ lãnh đạo là thay đổi (tức nhiên tete không hiểu là thay lòng đổi dạ) mờ.
Mà thay đổi là đưa mọi người đến nơi chốn nào đó để họ làm những chuyện trước giờ chưa từng làm; rồi tui đứng tránh qua một bên để họ làm. Vậy thui à.
Ông này tên là Ajay Banga, lên làm xi I ô của MasterCard vào tháng 4/2010.
Vầy là gia nhập tầng lớp tinh hoa thế giới lại thêm một ông rậm rì râu ria gốc Ấn ngoài Indra Nooyi của PepsiCo (bà à nghe, hổng biết có râu hông), Vikram Pandit của Citigroup, Shantanu Narayen của Adobe Systems, Sanjay Jha của Motorola.
Tức nhiên, mấy bạn cũng đừng tin tete vì biết đâu hắn cũng đổi thay ý của người ta.
Tốt nhứt là tìm đến nơi chốn để nghe ổng nói cho chắc ăn, hì hì http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/language/wordsinthenews/2011/02/110223_witn_businessemail_page.shtml
Sunday, 30 January 2011
Wednesday, 26 January 2011
Ăn, iu rồi cái chi nữa
Nghe cái tựa sách hơi “sến” hay đậm mùi “nhăng nhít”, tete tui chả thèm hạ mình, hé nửa mắt nhìn. Cái con người “chí tuệ” phải tìm thứ gì uyên áo mới xứng. Tìm thì thấy! ai đời tìm những thứ tựa như “Đắm chìm trong khắc kỷ để mong thanh đạm như tre như nứa” lại ra ngay cái tựa sách rất ư chi hoan lạc mờ ái dục... há há, chữ nghĩa đâu có thành kiến mờ người đọc chữ nghĩa đã kiến riết thành... con zịt (hy vọng mấy em thiên nga hổng kiện anh, hi).
Nhiều thứ còn sót lại sau khi đọc, ghi làm bằng vài cái thui nghe:
Gặp ai cũng bắt nghe giải thích nguồn gốc từ ciao “nó là viết tắt của một cụm từ dân Venice thời Trung cổ dùng như một lời chào thân mật: Sono il suo schiavo! Nghĩa là, “Tôi là nô lệ của anh!” rồi tự sướng là chỉ cần nói những từ này thôi cũng thấy mình... gợi tình và hạnh phúc!
Thử học cụm từ “un’amica stretta” là “một người bạn thân” mờ quan trọng là cái ki uộc “stretta” có nghĩa đen là chật, như cái váy chật vì thế một người bạn thân, trong tiếng Ý, “là một người bạn có thể ôm chặt lấy và cảm nhận sự ấm áp thoải mái ngay trên da ta”; hổng biết khi ôm bạn ý có mặc váy chật hay không...
Học thêm được thành ngữ buồn thê thiết khi cố an ủi ai đó đang buồn thảm thiết “I’ve been there - Tôi đã từng đến đó”. Ủa, là đến đâu? “...nỗi buồn sâu thẳm đôi khi gần giống như một địa điểm cụ thể, một tọa độ trên bản đồ thời gian. Khi ta đang đứng trong khu rừng sầu muộn đó, ta không thể hình dung rằng có thể lúc nào đó ta tìm được đường đến một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng nếu ai đó có thể quả quyết với ta rằng chính họ cũng đã đứng ở nơi đó, và giờ đã tiến lên, đôi khi điều ấy sẽ mang lại hy vọng”.
“When you are standing in that forest of sorrow, you cannot imagine that you could ever find your way to a better place. But if someone can assure you that they themselves have stood in that same place, and now have moved on, sometimes this will bring hope”.
Người Ý sẽ nói “L’ho provato sulla mia pelle, nghĩa là “Tôi cũng đã nếm trải chuyện này trên chính da thịt mình.”
Người Việt thì nói “nỗi buồn còn khắc trên da”.
Nên biết thêm nguồn gốc tiếng Ý là từ ngôn ngữ của Dante (cái ông viết Thần khúc á).
Thêm một cái nhỏ nữa thui rồi mấy bạn ráng tìm cuốn sách mờ đọc nghen.
Một cô “thầy lang – healer” ở Bali biểu tác giả chứ:
“Đôi khi mất cân bằng vì tình yêu là một phần của việc sống cuộc sống cân bằng - To lose balance sometimes for love is part of living a balanced life”.
Sì ke điu của cuộc hành trình trong sách nè:
Ý - hay - “Nói Như Ta Ăn” - hay - Ba Mươi Sáu Câu Chuyện Về Kiếm Tìm Hạnh Phúc
ẤN ĐỘ - hay - “Hân Hạnh Được Gặp Quý Vị” - hay - Ba Mươi Sáu Câu Chuyện Về Theo Đuổi Tín Ngưỡng
INDONESIA - hay - “Ngay Cả Trong Quần Lót Của Mình Tôi Cũng Thấy Khác” - hay -Ba Mươi Sáu Câu Chuyện Về Cuộc Mưu Cầu Cân Bằng.
Nào “Attraversiamo.”
Tên sách: Ăn, cầu nguyện, yêu
Nguyên bản tiếng Anh: EAT, PRAY, LOVE: One Woman’s Search for Everything Across Italy, India and Indonesia Tác giả: Elizabeth Gilbert
NXB: Nhà xuất bản Phụ nữ
Ngày xuất bản: quý I/2009
Số trang: 544
Kích thước: 14x20.5 cm
Giá bìa: 87.000 VNĐ
Sau cuốn này, cô tác giả trở thành 1 trong 100 tác giả có ảnh hưởng nhất thế giới theo Time năm 2008. Cổ cũng được mời trình bày tại TED về khả năng nuôi dưỡng sáng tạo http://www.ted.com/talks/lang/eng/elizabeth_gilbert_on_genius.html.
Website của tác giả: http://www.elizabethgilbert.com/
Thêm tí xíu là đã có cuốn tiếp theo cuốn này.
Nhiều thứ còn sót lại sau khi đọc, ghi làm bằng vài cái thui nghe:
Gặp ai cũng bắt nghe giải thích nguồn gốc từ ciao “nó là viết tắt của một cụm từ dân Venice thời Trung cổ dùng như một lời chào thân mật: Sono il suo schiavo! Nghĩa là, “Tôi là nô lệ của anh!” rồi tự sướng là chỉ cần nói những từ này thôi cũng thấy mình... gợi tình và hạnh phúc!
Thử học cụm từ “un’amica stretta” là “một người bạn thân” mờ quan trọng là cái ki uộc “stretta” có nghĩa đen là chật, như cái váy chật vì thế một người bạn thân, trong tiếng Ý, “là một người bạn có thể ôm chặt lấy và cảm nhận sự ấm áp thoải mái ngay trên da ta”; hổng biết khi ôm bạn ý có mặc váy chật hay không...
Học thêm được thành ngữ buồn thê thiết khi cố an ủi ai đó đang buồn thảm thiết “I’ve been there - Tôi đã từng đến đó”. Ủa, là đến đâu? “...nỗi buồn sâu thẳm đôi khi gần giống như một địa điểm cụ thể, một tọa độ trên bản đồ thời gian. Khi ta đang đứng trong khu rừng sầu muộn đó, ta không thể hình dung rằng có thể lúc nào đó ta tìm được đường đến một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng nếu ai đó có thể quả quyết với ta rằng chính họ cũng đã đứng ở nơi đó, và giờ đã tiến lên, đôi khi điều ấy sẽ mang lại hy vọng”.
“When you are standing in that forest of sorrow, you cannot imagine that you could ever find your way to a better place. But if someone can assure you that they themselves have stood in that same place, and now have moved on, sometimes this will bring hope”.
Người Ý sẽ nói “L’ho provato sulla mia pelle, nghĩa là “Tôi cũng đã nếm trải chuyện này trên chính da thịt mình.”
Người Việt thì nói “nỗi buồn còn khắc trên da”.
Nên biết thêm nguồn gốc tiếng Ý là từ ngôn ngữ của Dante (cái ông viết Thần khúc á).
Thêm một cái nhỏ nữa thui rồi mấy bạn ráng tìm cuốn sách mờ đọc nghen.
Một cô “thầy lang – healer” ở Bali biểu tác giả chứ:
“Đôi khi mất cân bằng vì tình yêu là một phần của việc sống cuộc sống cân bằng - To lose balance sometimes for love is part of living a balanced life”.
Sì ke điu của cuộc hành trình trong sách nè:
Ý - hay - “Nói Như Ta Ăn” - hay - Ba Mươi Sáu Câu Chuyện Về Kiếm Tìm Hạnh Phúc
ẤN ĐỘ - hay - “Hân Hạnh Được Gặp Quý Vị” - hay - Ba Mươi Sáu Câu Chuyện Về Theo Đuổi Tín Ngưỡng
INDONESIA - hay - “Ngay Cả Trong Quần Lót Của Mình Tôi Cũng Thấy Khác” - hay -Ba Mươi Sáu Câu Chuyện Về Cuộc Mưu Cầu Cân Bằng.
Nào “Attraversiamo.”
Tên sách: Ăn, cầu nguyện, yêu
Nguyên bản tiếng Anh: EAT, PRAY, LOVE: One Woman’s Search for Everything Across Italy, India and Indonesia Tác giả: Elizabeth Gilbert
NXB: Nhà xuất bản Phụ nữ
Ngày xuất bản: quý I/2009
Số trang: 544
Kích thước: 14x20.5 cm
Giá bìa: 87.000 VNĐ
Sau cuốn này, cô tác giả trở thành 1 trong 100 tác giả có ảnh hưởng nhất thế giới theo Time năm 2008. Cổ cũng được mời trình bày tại TED về khả năng nuôi dưỡng sáng tạo http://www.ted.com/talks/lang/eng/elizabeth_gilbert_on_genius.html.
Website của tác giả: http://www.elizabethgilbert.com/
Thêm tí xíu là đã có cuốn tiếp theo cuốn này.
Sunday, 16 January 2011
Rượu trắng
Tập truyện mới ra cách đây mấy tháng mờ tui mới mua, mới đọc xong là “KHÓI TRỜI LỘNG LẪY” của cô Tư có 10 truyện:
Nước như nước mắt
Có con thuyền đã buông bờ
Tình lơ
Cảm giác trên dây
Mộ gió
Hiểu lầm nhỏ về gia tài của cô gái nhỏ
Osho và bồ
Thềm nắng sau lưng
Khói trời lộng lẫy
Rượu trắng
Tui đọc chỉ thích nhứt là “rượu trắng”.
gọn, nồng, “chơn chất” hương vị gạo quê nhưng cũng “sốc” và “nặng”; nếm thử coi:
Bà cháu Bé làm men từ cỏ cây, rượu được nấu trong nồi đất, ống dẫn bằng tre, thùng ủ cũng bằng sành nên rượu vô cùng thanh khiết. "Rượu của mình", bà ngoại Bé thường nói ba chữ đó bằng niềm tự hào ngút ngất...
Rượu nó kháp chưa ngon lắm, hơi nồng gắt như một màu son chói nhưng cũng cho ra thứ rượu không đốt cháy, chúng ngấm vào người chậm rãi, gây ra một thứ say bâng quơ, ơ hờ. Thứ rượu không gây vật vã đau đầu, sáng hôm sau thức dậy người ta vẫn thấy mình sảng khoái...
... và hơi xon xót (không phải ở da mờ cũng không biết ở đâu, híc) khi mỹ tửu dân kia “tự phê”:... hay có thứ gì quyến rũ mê dụ hơn một đứa con gái mười bảy tuổi đã tự nó tẩm rượu ấm mềm, chỉ mong được người ta ôm xiết một lần, lúc chia tay.
Khói trời lộng lẫy thì làm tui liên tưởng đến “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới”
trong khi “Mộ gió” thì lại gợi nhớ "Nỗi cô đơn của các số nguyên tố" – tức nhiên đó là lỗi của tui.
Chính xác ;))
Cô Tư cũng đăng sẵn hết lên “nhà” của cô rồi nhưng đọc xong nhớ mua sách ủng hộ nghe bà con cô bác bạn bè hè hè...: KHÓI TRỜI LỘNG LẪY
Nước như nước mắt
Có con thuyền đã buông bờ
Tình lơ
Cảm giác trên dây
Mộ gió
Hiểu lầm nhỏ về gia tài của cô gái nhỏ
Osho và bồ
Thềm nắng sau lưng
Khói trời lộng lẫy
Rượu trắng
Tui đọc chỉ thích nhứt là “rượu trắng”.
gọn, nồng, “chơn chất” hương vị gạo quê nhưng cũng “sốc” và “nặng”; nếm thử coi:
Bà cháu Bé làm men từ cỏ cây, rượu được nấu trong nồi đất, ống dẫn bằng tre, thùng ủ cũng bằng sành nên rượu vô cùng thanh khiết. "Rượu của mình", bà ngoại Bé thường nói ba chữ đó bằng niềm tự hào ngút ngất...
Rượu nó kháp chưa ngon lắm, hơi nồng gắt như một màu son chói nhưng cũng cho ra thứ rượu không đốt cháy, chúng ngấm vào người chậm rãi, gây ra một thứ say bâng quơ, ơ hờ. Thứ rượu không gây vật vã đau đầu, sáng hôm sau thức dậy người ta vẫn thấy mình sảng khoái...
... và hơi xon xót (không phải ở da mờ cũng không biết ở đâu, híc) khi mỹ tửu dân kia “tự phê”:... hay có thứ gì quyến rũ mê dụ hơn một đứa con gái mười bảy tuổi đã tự nó tẩm rượu ấm mềm, chỉ mong được người ta ôm xiết một lần, lúc chia tay.
Khói trời lộng lẫy thì làm tui liên tưởng đến “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới”
trong khi “Mộ gió” thì lại gợi nhớ "Nỗi cô đơn của các số nguyên tố" – tức nhiên đó là lỗi của tui.
Chính xác ;))
Cô Tư cũng đăng sẵn hết lên “nhà” của cô rồi nhưng đọc xong nhớ mua sách ủng hộ nghe bà con cô bác bạn bè hè hè...: KHÓI TRỜI LỘNG LẪY
Subscribe to:
Posts (Atom)