Số là hôm nay mình định tận hiến với các bạn một loạt ảnh close-up về lá, hoa, quả, cỏ, kiến, ngón chưn, zipper v.v. mà bị tổ trác. Khoan, giải thích thuật ngữ (jargon) tí. Kờ lâu zớp (mỹ nó đọc nối phụ âm với nguyên âm của từ liền kề) là nôm na (thuật ngữ mà nôm na, oái) chụp cận cảnh. Coi phim những đoạn tự nhiên không có thoại, nhạc rơi rơi từng nốt rồi lặng... ngân (trên khuôn nhạc có dấu mắt ngỗng ý), ống kính quay khuôn mặt hay con mắt hay lỗ mũi (không biết có cảnh nào quay sợi lông mũi hôn) to đùng hết cả khuôn hình là cận cảnh, đoán thế chứ chuyên môn về điện ảnh của mình bằng zê-rô. Nhiều lúc cái này còn gọi là đặc tả. Vậy theo phép quy nạp, diễn dịch hay ngoại suy, nội luận các bạn đoán được lỏng tả là như thế nào (biết chết liền).
Ấy vậy mà mình hỏng chèn hình vô blốc entrì được. Ai mà ngăn được mình những lúc ngu bất ngờ chứ! Mà ngu đột xuất, lại ngu lâu cũng thú vị: cứ loay hoay thử tới thử lui, gãi mông, bóp cổ hoài. Cái này gọi là phương pháp thử và sai (trial and error), theo truyền thuyết là phương pháp khoa học cổ xưa nhất được áp dụng từ thuở hồng hoang. Cái tên nghe đã trớt quớt: thử đi, sai, sai, sai, sai nè, sai nữa, sai mãi, sai goài goài... cho mấy em thử mỏi tay luôn, hì. Không tin hả: bà eva có thử cắn miếng táo nhỏ xíu mà sai tè le bụi tre nên mới có mấy anh em mình mắc tội tổ tông, lông nhông trên blog đó mấy bạn! Thấy chữ error không, cài thử phần mềm, game hay chạy áp li cây sần mà thấy ơ ro (không phải ơ rô, ở đó tây không à nghe, mà đẹp nữa mới thèm chứ), bỏ bu, nhất là lúc đang mắc toa lét, xếp hối thúc! Vậy thì ngu gì mà tiếp tục ngu. Không có hình chúng mình vẽ, diễn tả bằng ngôn từ cũng được vậy. OK.
Mình chợt nhớ đã pốt hình cỏ, hoa thì cũng phải có chút chi cho nó hay hay, lãng mạn nên liền backward bộ nhớ đã lung lay thì át xéc được chữ quýt man. Số là ông ni có tập thơ, nói văn vẻ là thi tập (giống phim nhiều tập) “Lá Cỏ”. thiệt tình là làm sao mình nhớ được tên tuổi chính xác nên gu gồ một cái cho nó chính xác, lại không ai biết chuyện mình cắt dán những trích dẫn đúng bon những thứ muốn trích (xanh mắt vì cha này giỏi ghê, kệ). Thì ra tên chính xác, họ tên đầy đủ như trên chứng minh nhân dân, ủa mỹ thì phải là trên ai đi cạc chứ, của ổng là Walt Whitman (không có chữ e sau chữ whit nghe, dù ổng trắng tươi). Tên tiếng Anh của thi tập là “Leaves Of Grass”, tất nhiên phải viết bằng tiếng Anh (American English) vì ổng sinh ra và lớn lên ở Mỹ (vậy là mỹ chắc cú luôn) mặc dù mẹ ông là người Hà Lan, bố là người Anh.
Nè trích dẫn luôn bài thơ của Whitman, mời các bạn thưởng lãm ("Gửi Bạn" - To You),
Này kẻ lạ, nếu bạn tình cờ gặp tôi và muốn nói chuyện với tôi,
tại sao bạn lại chẳng nói với tôi?
Và tại sao tôi lại chẳng nói với bạn?
Ổng làm từ những năm 185x (hỏng nhớ chính xác) đó nên các bạn đọc thấy "dở ẹc" thì hỏng sao vì lần xuất bản đầu tiên đâu khoảng 1000 cuốn, vừa biếu vừa cho cũng chỉ hết có ba mí cuốn mà rất nhiều người gửi trả lại, trong đó một số xé đôi thi tập vì sợ tác giả không hiểu hành vi (bộ tưởng ổng ngu bất ngờ à).
Mà sao lan man, miên man, lang thang tận đẩu đâu như cỏ dại tràn lan đến mang mang vậy. Thì thế, thơ, thi thì phải tràn be té hụ như thế mới gọi là thi sỹ. Cũng tại ông qúyt man này mình mới biết là Bùi Giáng có làm thi tập Lá Hoa Cồn để đối chơi, hay!
Bạn thấy cái tít không – thảo dân, là dân cỏ, tức là dân ngu khu đen, rạp mình lặng lẽ như cỏ á. Phải cỏ sân gôn hay rì sọt thì lại được sướng thân không? Thấy hình minh hoạ cho entry không, cũng là thảo tức là cải thảo ấy (phải không mấy bà nội trợ), mình thì vơ vào cho nó có chữ thảo. Nè đừng tưởng cải thảo này bèo nghe, làm bằng ngọc đó, nói chính xác là chế tác bằng ngọc bích cực kỳ tinh xảo (có để ý con châu chấu đang đè lên lá cải không, ai biết con châu chấu này đang làm gì chị cải thảo, ráng tưởng tượng đi, hỏng lẻ bắt mình tả hoài).
Mình còn tìm được mấy thứ liên quan nhưng cắt/dán vô đây thì coi không đặng. Vũ phu quá. Thô thiển quá. Bỉ ổi quá. Thôi thà ngu là đủ rồi, nhận thêm mấy danh hiệu kia sức đâu mà chứa. Ai cần thì mình meo cho nó kín đáo, riêng tư. Vậy!
Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ
Hãy cùng ta cạn một hồ truờng
Hồ trường
Hồ trường...
(trích từ bài thơ Hồ truờng của Dương Bá Trạc, hay Nguyễn ta? Không quan trọng!)
Chữ trước, ảnh sau (chai chen là tái kiến á).
No comments:
Post a Comment