Sao sài gòn rằm tháng bảy nào trời cũng mưa? Các bạn có để ý không? Hay ngày rằm nào trong mùa mưa - nam bộ chỉ có hai mùa: mưa (tháng 04-11) và khô (12-3) - cũng mưa. Hôm nay chắc các ngôi chùa sẽ rất đông thiện nam, tín nữ đến để có những giây phút tĩnh lặng và thành tâm nguyện cầu cho tứ thân phụ mẫu, cửu huyền thất tổ - cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Mà cần gì phải là thiện nam tín nữ ha! Cha mẹ thì làm con ai mà không phải ráng để cha mẹ vui.
Đứa nào, bậy, bạn nào mà bất hiếu thì rồi sẽ đẻ ra một đống những đứa bất hiếu để biết thế nào là bất hiếu chi tử mà không còn dám bất hiếu. Buồn thay khi biết được bất hiếu thì cha mẹ biết có còn không mà trả hiếu. Mà trả thế nào hết được chữ hiếu.
Nhị thập tứ hiếu (二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông. Bản tiếng Anh đọc ở đây: http://weber.ucsd.edu/~dkjordan/scriptorium/xiao/TwentyfourEnglish.pdf
Bách khoa toàn thư của Việt Nam viết: “NHỊ THẬP TỨ HIẾU DIỄN CA”: “Nhị thập tứ hiếu” (hai mươi bốn người có hiếu) là một cuốn sách nêu cao gương hiếu thảo của hai mươi bốn nhân vật trong lịch sử Trung Quốc, do Quách Cư Nghiệp (1277 - 1367), người đời Nguyên, Trung Quốc biên soạn. Lý Văn Phức (1785 - 1849) dựa vào cuốn sách trên để phỏng tác “NTTHDC” bằng chữ Nôm, trong đó có phần đề cao chữ hiếu một cách cực đoan, phi lí.
Bình: hiếu mà cực đoan, phi lý thì thiệt là vô lý!
Mình thêm phần chú thích về dịch giả: Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, người làng hồ khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm Ất Tỵ (1785). Ông thi đỗ cử nhân va`o năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18. Ông trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Trong cuộc đời làm quan, ông bị nhiều lần thăng giáng, và được cử đi công cán nhiều nước ở Viễn đông. Vào năm 1849, ông bị bệnh mà mất, nhà vua liền cho truy thụ Lễ Bộ Hữu Thị Lang. (nguồn nhanmonquan.net).
Hiện xã hội cũng bắt đầu tôn vinh những người con hiếu. Chia sẻ thêm là những tay trùm về nhân sự khi tuyển người cũng hết sức chú trọng ưu tiên chọn những người con có hiếu đó nghe. Không tin thì cứ đi mà hỏi các giám đốc nhân sự nổi tiếng. Mà mình cũng thấy đúng (mình thấy thì có kí lô gì) dường như những người con này làm bất cứ điều gì cũng có những quy chuẩn, cũng có một nơi chố để tâm hồn quay về những lúc mệt mỏi, bối rối, vậy là hạnh phúc rồi.
Đồng ý không.
No comments:
Post a Comment