Friday, 31 August 2007

Bứt rứt, bứt xúc, bứt cúc, bứt cỏ nhưng anh không bứt tóc đâu em người con gái băng giá kia




Mấy bạn ơi, mình nhòm lại thì thấy mấy cái tựa của những en trì trước sao củn cởn như váy không che được đùi non. Thấy nhột cái đùi trắng tươi, suôn đuột mà ai cũng thèm của mình wá. Tức cả mình. Vậy thì sao không noi theo các ngôi sao nhạc trẻ với những tựa bài dài thiệt dài, dai thiệt dai cho nó à la mốt mà làm nức lòng fan hâm mộ, mộ điệu. Đúng chóc. Tựa trên vậy là ok, đọc nghe cũng hay, có tình cảm, hô hô.

Nói là nghe, gieo là gặt. lộn hoài. Nói là gieo, nghe là gặt. danh nhân nói, chưa phải mình nói (rồi sẽ có, oà). Người thì bảo là của Pythagore, người thì bảo của Tagore. Thôi thì một ông là toán đại sư, một ông là văn đại sư, ông nào nói cũng thành danh ngôn rồi; may mà sống cách nhau mấy tỷ năm không thì chắc cãi nhau quá há. Mà danh nhân nói hèn chi mình thấy đúng ghê ha. Mấy bạn ai cũng giỏi hơn mình, khoẻ hơn mình, ngầu hơn mình, ba chấm hơn mình nên mình hỏng dại gì mà đi giải thít, giải ghét. Ủa mà viết hỏng biết mấy cụ có xếp vô gieo không ta? Chắc không, vì chỉ nghe là “lời nói nặng ngàn cân” chứ đâu nghe “bài viết gần một tấn”!

Vậy thì các bạn gieo thoải mái nghen, còn ai gặt là chuyện của họ. Mà cũng nên lật lại: họ gieo thoải mái nghen, còn bạn gặt là chuyện của bạn. Kỳ vậy ông già! Ai biết nà, thì cứ theo lý sự mà lý ra thôi. Chà rối beng xà keng rồi, hỏng si lụn nữa đâu.

Nè, lỡ con nhỏ cà chớn trong tựa của ông gieo một đống lời than thở, chửi (oái), rủa, xả zô tui thì sao? Xời, thì gieo lại mấy thứ độc hơn. Cùng lắm hai đứa ôm một đống gieo qua gieo lại, nghiến răng, xiết chặt cùng tức mà ngỏm thì... dù có chết (giấc) cũng không chia lìa lứa đôi. Tuyệt.

Lỡ tui có máu nông dân chơn chất chỉ thích gặt thì sao. Em gái, phải gieo mới có gặt chơ. Vậy thì gieo thứ gì mà ai cũng khoái, ai cũng thích á. Hỏng gieo có gặt được không. Cũng có (si nghĩ đi).

Cổ gieo tạ vô chú mà chú không muốn gieo lại nhưng tức ứ trong bụng à. Chạy vô rừng (đâu còn rừng, còn thì cũng xa wá), thôi chạy vô toa lét thở ra, thở vô, thở vô, thở ra, thở ngắn, thở dài, thở sâu rồi thở cạn... thở riết tự nhiên cười ruồi một mình lãng xẹt là iên rồi đó.

Ý mà nghe khó lắm à. Mình nè, nhiều chiện rất hay mà “đàn gãy tai trâu”, huề. Mình nè, nghe tai nọ, lọt tai kia, khỏi nghĩ. Đó như cái bức thư hoạ để min hoạ á. Dùng phép chiết tự (kiểu như cắt, cắt ra, chẻ ra) thì chữ đó là “thính” có tới mấy miếng lận: tai nè (hỏng lẻ nghe bằng đầu gối), bạn nè (ý là nghe cái thằng dễ ghét kia cũng như nghe bạn thân đang nịnh hót mình), mắt nè (phải dòm hắn khi hắn nói chứ hỏng lẻ dòm váy hắn, bất lịch sự), tập trung (nghe kỷ chớ lỡ hắn xỏ xiên mình mà cứ cười thì thôi), tim (trời, phải mở cả cõi lòng cho hắn gieo... ư). Có xạo không vậy mình, suỵt.

Thôi mình đi tập đây. Tập gieo. Tập nói. Tập nghe. Tập gặt.

“a, bê, xê, dắt dê đi ỉa,

A, ă, â, dắt vợ đi chơi”.

*

Chà pốt xong mới thấy 360 này cũng đạo đức à nghe, cấm gieo nhiều hơn 100 ký tự (tính luôn khoảng trống). Tiếc cái tựa gốc của mình ghê nơi. Cực dài, cực dai nhưng đành đem xuống đây coi như phản đối, à khen ya hu 360:

Bứt rứt, bứt xúc, bứt cúc, bứt cỏ... nhưng anh quyết sẽ không bứt tóc đâu em, người con gái lạnh lùng như băng giá nam cực, bắc cực, trung cực, cực kỳ kia...

Thursday, 30 August 2007

đầy + 1




Oái! nhóc nhà em cũng y như nhóc của mấy cô bác zị. đầy tháng khách khứa đông quá cháu nó sổ mũi, nóng, sốt không rõ nguyên nhân. Chắc bị mụ bóp.

Hay có bác nào ghét em, iếm xì bùa làm cho long thể long sòng sọc zậy trời! Hứ.

Thấy nó la có sướng không chứ, làm như người ta toàn thứ lãng tai không biết đề xi ben là rì. Đã vậy thì thôi, không thèm lốc cốc quái gì nữa.

Mà coi chừng lây à nghen mấy chú. Ráng mà tập thể dục để tăng sức đề kháng hé – suy giảm miễn dịch mắc phải hay mắc trái gì cũng... toi gà hết trọi đó.

Biến.

Wednesday, 29 August 2007

Đầy tháng




Thấm thoát mà “nhóc” nhà mình đầy tháng. Mấy bạn ăn xôi chè mừng cho cháu nó chóng... đông nhé. Hỏng thấy xôi chè ráo trọi gì hết hả. Trời mời lơi thôi mà mấy bác, cô, chú. Vậy cũng ngọt ngào lắm rồi. Đọ, đọ, đó, tưởng tượng thấy ngọt không, bùi hé. đời đừng đòi hỏi!

Em là em có máu zăn chương, thi phú lắm lắm, cộng thêm tính tốt là háo danh nên ngày nào em cũng chổng mông, cong hết cả người, đợi tối là sáng tác cho nó tối tác mà đượm mùi nhập nhoạng, u huyền, thế. Em mà sinh vào ngày xưa á. Thế nào em cũng thành quan văn cho mà coi (tất nhiên em thi đậu cả tam trường chứ). Không chừng em giựt luôn bằng khôi nguyên bên bọn vỏ biền ý chứ. Hoá ra em văn vỏ toàn tài ha mấy bác. Vậy thôi. Em làm người phình phường nghe. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.

Em tính thôi để một năm hẵng viết một bài dài 365 trang oép cho nó thành tràng giang đại hải lốc mà liệu hỏng kham nổi nên mỗi ngày lại ráng hầu quý bác một miếng. Một miếng giữa làng thì cũng quành tráng chứ bộ... bèo hả.

Xưa em đọc được đâu đó cái câu “tôi trú ngụ trên tên của mình” em rất thích hỏng biết có nhớ đúng hông kiểu tây họ viết vậy: J’habite mon nom (em không chắc đâu nghe, trình độ phờ răng xe của em cũng chỉ đến mức bôn rua, mẹc xì thôi). Vậy thì cần gì cái nhà là nhà của ta hen. Hèn gì mấy cô gíp xi đi khắp thế giới mà vẫn thong dong, vậy thì ông học giả kia chắc học lóm của mấy cổ rồi (em xin lỗi nếu nói sai nghe ông học giả). Ờ mà mấy cô ni cũng ghê gớm lắm nghe, biểu đem đổi ngôi nhà nguy nga tráng lệ cỡ nostre dam mấy cổ cũng hỏng chịu – nhớ thằng gù nhà thờ ba lê hông (có phim hoạt hình đó, ráng coi đi, hay lắm à nghe). Mà em cũng tức cái ông hu gô (hỏng phải hugô cưỡi gà tây đâu): sao không gọi là chàng hay gã hay người đàn ông... cho nó nhân văn; chắc cái này ta gọi là hạn chế lịch sử.

Nhưng tên em, í em từ giờ trở đi là nhà em í cũng phải hoành tráng thì em mới khoái. Nên em tập tành đánh bóng cái bờ ran đờ cho nó chiếm lĩnh tâm trí các bác, dì, cô, cậu, mợ, bạn, mấy em, mấy cháu... mà hiện đại hơn còn phải heart share chứ mind share cũng ứ vào. Chảnh thấy thương.

Tuyệt đối cởi mở, là open í cho nó phù hợp xu thế thời đại, tiệt đối thân thiện cho nó fờ ren ly với người mọi, xí, mọi người. Tứ hải giai quynh đệ, bốn bể là anh em mà xáp lại gần gần là uýnh. Ấy tình thương mến thương mờ. thương mới cắn chứ bộ.

Có ngôi nhà hay nói cho nó đở sai là công trình kiến trúc nào mở 24/7, ai vô cũng được, ai ra cũng mặc không há? Hình như chỉ có nhà ga, nghe có nhà mở mà em không chắc lắm. anh chị biết thì khai sáng cho em nghe, em cám ơn trước. Giờ có thêm nhà em, hì! Khỏi có đăng nhập đăng nhiếc, khỏi có za hu za hiếc, chỉ cần trình duyết (là trình duyệt á, em ngọng).

Mời vô, em mở tất.

Vô chỗ đâu cũng rứa, vô nhà em em cảm tạ.

Cọc, cọc, cọc.

Khỏi gõ.

*

Hình: em tính thành tỷ phú nhưng chỉ kiếm được mức triệu phú $ thôi; xài cũng tàm tạm vậy.

Tuesday, 28 August 2007

Trăng




Nguyệt thực!

Theo thông báo hôm nay có nguyệt thực toàn phần: “Tin từ các cơ quan khoa học Việt Nam cho biết, ngày mai 28/8, thế giới lại được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Đây là lần thứ hai xảy ra hiện tượng này trong năm 2007”. mình cứ sợ nhỡ trời sập thì tiếc cả đời giai! Thỉnh thoảng nghe cái ầm lại giật nẩy cả thân. Hoá ra mấy ông thợ xây dựng chắc nhớ trăng nên đập chơi.

Nhòm ra ngoài trời (hôm nay hơi âm u) hỏng thấy chị Hằng đâu. Kỳ quá há? Bị ăn mất gồi, chắc ngon ha. Cái ni thì Hàn Mặc Tử mới tả được à nghe:

Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình
...

Uống đi cho đỡ khô hầu
Uống đi cho bớt cái sầu miên man
(uống trăng)

Quá đã nên:

Say! say lảo đảo cả trời thơ
Gió rít tần cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô

(say trăng)

Xong:

Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ,
Đầy mình lốm đốm những hào quang

(ngủ với trăng)

Vì:

Đêm nay trăng đúng tuổi
Năm nay em dậy thì

(sáng trăng)

Chắc ngày xưa Lý Bạch hỏng thấy ai đẹp bằng Nguyệt nên thôi thà ôm nàng chết còn hơn! Bội phục.

Chợt nhớ hôm qua coi “phụ nữ thế kỷ 21”, nhà thơ Đỗ Trung Quân hỏi một cô đại ý kiến thức hay trí tưởng tượng quan trọng. Cổ trả lời sao kệ cổ, mình muốn nói là trí tưởng tượng của con người thiệt vỹ đại.

Coi hình trên cùng với những hình của các nhà khoa học nè. Thiệt là tàn nhẫn. thiệt là hiện thực XHCN. Ms. Nguyệt dòm thấy ghê chứ hỏng còn chút nghê thường nào.

Mấy bạn ôn chút Nhật Thực và Nguyệt Thực hé.

Cám ơn trời, cám ơn người, cám ơn trăng. Hôm nay trời không sập chỉ có mưa sầm sập (chút xíu). Xí, nhớ cám ơn mình nhen (nhí nhảnh wá cha).

The 1999 solar eclipseThe 1999 solar eclipse

Nhật thực 1999 (sun-moon-earth)

The 3 March 2007 lunar eclipseThe 3 March 2007 lunar eclipse

Nguyệt thực 03/2007 (sun-earth-moon)

Monday, 27 August 2007

RẰM




Sao sài gòn rằm tháng bảy nào trời cũng mưa? Các bạn có để ý không? Hay ngày rằm nào trong mùa mưa - nam bộ chỉ có hai mùa: mưa (tháng 04-11) và khô (12-3) - cũng mưa. Hôm nay chắc các ngôi chùa sẽ rất đông thiện nam, tín nữ đến để có những giây phút tĩnh lặng và thành tâm nguyện cầu cho tứ thân phụ mẫu, cửu huyền thất tổ - cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Mà cần gì phải là thiện nam tín nữ ha! Cha mẹ thì làm con ai mà không phải ráng để cha mẹ vui.

Đứa nào, bậy, bạn nào mà bất hiếu thì rồi sẽ đẻ ra một đống những đứa bất hiếu để biết thế nào là bất hiếu chi tử mà không còn dám bất hiếu. Buồn thay khi biết được bất hiếu thì cha mẹ biết có còn không mà trả hiếu. Mà trả thế nào hết được chữ hiếu.

Nhị thập tứ hiếu (二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông. Bản tiếng Anh đọc ở đây: http://weber.ucsd.edu/~dkjordan/scriptorium/xiao/TwentyfourEnglish.pdf

Bách khoa toàn thư của Việt Nam viết: “NHỊ THẬP TỨ HIẾU DIỄN CA”: “Nhị thập tứ hiếu” (hai mươi bốn người có hiếu) là một cuốn sách nêu cao gương hiếu thảo của hai mươi bốn nhân vật trong lịch sử Trung Quốc, do Quách Cư Nghiệp (1277 - 1367), người đời Nguyên, Trung Quốc biên soạn. Lý Văn Phức (1785 - 1849) dựa vào cuốn sách trên để phỏng tác “NTTHDC” bằng chữ Nôm, trong đó có phần đề cao chữ hiếu một cách cực đoan, phi lí.

Bình: hiếu mà cực đoan, phi lý thì thiệt là vô lý!

Mình thêm phần chú thích về dịch giả: Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, người làng hồ khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm Ất Tỵ (1785). Ông thi đỗ cử nhân va`o năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18. Ông trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Trong cuộc đời làm quan, ông bị nhiều lần thăng giáng, và được cử đi công cán nhiều nước ở Viễn đông. Vào năm 1849, ông bị bệnh mà mất, nhà vua liền cho truy thụ Lễ Bộ Hữu Thị Lang. (nguồn nhanmonquan.net).

Hiện xã hội cũng bắt đầu tôn vinh những người con hiếu. Chia sẻ thêm là những tay trùm về nhân sự khi tuyển người cũng hết sức chú trọng ưu tiên chọn những người con có hiếu đó nghe. Không tin thì cứ đi mà hỏi các giám đốc nhân sự nổi tiếng. Mà mình cũng thấy đúng (mình thấy thì có kí lô gì) dường như những người con này làm bất cứ điều gì cũng có những quy chuẩn, cũng có một nơi chố để tâm hồn quay về những lúc mệt mỏi, bối rối, vậy là hạnh phúc rồi.

Đồng ý không.

Friday, 24 August 2007

Vu LAN




Chỉ còn mấy ngày nữa là đến lễ Vu Lan, mùa báo hiếu cha mẹ. Các bạn hãy lắng lòng giây phút và cảm nhận công ơn trời biển của cha, mẹ.

Chân thành tri ân các bậc trưởng thượng chỉ dùng ngôn từ mà như tâm hương ngan ngát.

* hình minh hoạ là những tác phẩm hoa hồng của các danh họa, nhiếp ảnh gia: 1. (trái qua) Rose Medidative c.1958 của Salvador Dali (hoạ sỹ Tây Ban Nha 1904-1989); 2. Abstraction White Rose, 1927 của Georgia O' Keeffe (nữ hoạ sỹ Mỹ 1887-1986); 3. Rose and Driftwood 1932 của Ansel Adams (nhiếp ảnh gia Mỹ 1902-1984).

************************************

Bông Hồng Cài Áo

Nhạc Sĩ: Phạm Thế Mỹ

Thơ Lời: Nhất Hạnh

(Tùy Ý Tha Thiết)

Một bông Hồng cho em

Một bông Hồng cho anh

Và một bông Hồng cho những ai

Cho những ai đang còn Mẹ

Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn

Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi

Như đóa hoa không mặt trời

Như trẻ thơ không nụ cười

ngỡ đời mình không lớn khôn thêm

Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

(Vào Nhịp Thanh Thoát)

Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền

Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên

Là bóng mát trên cao

Là mắt sáng trăng sao

Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào

Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau

Là tiếng dế đêm thâu

Là nắng ấm nương dâu

Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu

Rồi nói, nói với Mẹ rằng "Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"

-Biết gì ? "Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em

Thì xin anh, thì xin em

Hãy cùng tôi vui sướng đi.

(Tài Liệu tham khảo: Hát Cho Quê Hương - Sài Gòn ngày 1-8-1967)

Một Bông Hồng Cho Cha
Tùy bút

Võ Hồng

Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đầu xa, cứ nhìn các con vật thì biết : gần gũi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo là con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản : khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực không cho lại gần.

Con người sau này thì không. Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ còn nghèo. Khi cùng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính cầu xin Mụ Bà và tham lam cầu khắp thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu... cho dẫu mang tiếng mê tín cũng xin sẵn sàng vui thân.

Con lên hai tháng, ba tháng, nằm ngửa huơ chân, huơ tay, mở to đôi mắt ngơ ngác, xoay đầu nhìn vu vơ sang trái, sang phải. Rồi con biết hé miệng cười, cái cười vô nghĩa nhưng đủ cho cả nhà mừng rỡ reo vui. Rõ ràng là nụ cười của con làm nở những nụ cười xung quanh, làm rạng rỡ những khuôn mặt, xóa mờ những nếp nhăn nơi trán : lần lượt biết lật, biết bò... rồi con ngồi vững, rồi vịn tay đứng được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích vang lên rộn ràng làm đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha.

Cha được phân công ngồi bón cho con những miếng cơm đầu tiên, cha phải la : "Úi ùi ! Coi kìa con chuột. Ăn mau chớ nó ăn hết", rồi thừa lúc con ngơ ngác đưa mắt tìm, cha đút nhanh muỗng cơm vô miệng. Hỡi ơi, từ ngày có con, cha trở thành nhàm nhí đáng thương. Con mới mở miệng ngáp, đôi mắt mới khép hờ mà cha đã vội vàng ru, ru cái kiểu nửa ngâm nửa nửa hát vụng về mà chọn những câu nhàm nhí phù hợp với trạng thái tâm hồn của cha lúc đó :

À ơi, con gà cục tác lá chanh...

Có thể cha giỏi nhạc, cha hát hay nhưng cha ngượng không dám nghiêm trang cất giọng, sợ người khác nghe biết cha đang tràn trề niềm vui, no nê hạnh phúc. Vả chăng mặt con ngây ngô thế đó thì cha biểu diễn nghệ thuật để chi ? Cha phải ngây ngô theo, còn duổi chân thì cha nói : "Chà ! Bộ định về thăm ngoại hả ?". Rờ cái đít nung núc thịt, cha bế chạy vừa nói nựng : "À, con heo ú đây. Ai ra mua !". Quả là những giây phút hân hoan cực độ. Nhưng phải chợt dừng lại. Sợ người khác nghe. Phải che giấu hạnh phúc để tỏ rằng mình không tầm thường. Khi có học, cha thường phải tạo vẻ mặt nghiêm trang. Dưới thời Nho giáo, cha được gọi là nghiêm đường. Hai mươi tuổi đậu cử nhân, đậu tiến sĩ thì phải mang bộ mặt lạnh lùng của một quan hoan. Chỉ có người cha quê mùa mới thong dong cõng con bốn năm tuổi đi chơi nghêu ngao khắp xóm, bứt lá chuối quấn kèn. Lớn lên, cha con cùng làm lụng cạnh nhau trên sân lúa, giữa rẫy khoa. Xã hội hôm nay trí thức hơn, văn minh hơn, trong cuộc sống cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc tình thương cha con trở nên lợt lạt. Tình quấn quít cha con chỉ thể hiện khi con còn nhỏ ; quá bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là bắt đầu xa cha. Từ đó cha thường chỉ đóng vai người cung cấp tiền cho con ăn học, may sắm, nguồn kinh nghiệm khôn dại để đưa lời chỉ bảo khuyên răng. Tất cả đều chỉ là lý trí lạnh lùng.

Chứ mẹ thì không. Nghĩ đến mẹ là một chuỗi hình ảnh êm ái hiện ra : mẹ đang nặng đẻ đau, mẹ vạch vú cho bú, mẹ bồng ru ngủ, mẹ ôm hôn nựng, mẹ tập đứng, tập đi. Khỏi cần lý luận khỏi nhìn đâu xa, cứ nghĩ đến mẹ là như thấy rõ hồi nhỏ mình nằm như thế nào trong vòng tay mẹ, ỉa đái tự do trên mình mẹ và mẹ lo giặt, lo thay, quen thuộc với mùi khai, mùi thối. Với cha thì phải suy nghĩ mới thấy, bởi mọi sự thương yêu chỉ hiện rõ khi mình còn nhỏ. Bấy giờ nếu may mà biết được là nhờ ngẫu nhiên thấy một người cha nào đó đang thương yêu săn sóc đứa con nhỏ của họ.

Tìm trong văn chương thì thường chỉ gặp loại :

Công cha như núi Thái Sơn.

Núi này nhất định là phải lớn lắm và công cha cũng lớn như vậy. Không thấy ghi lại một nét cảm động về người cha mà chỉ phác qua một hình ảnh uy nghi, nhưng xa cách, gợi sự tôn sùng. Mọi người đều thuộc, đều đọc làu làu, nhưng mà thản nhiên như đọc khẩu hiệu.

Người cha quen thuộc, cha của Mẫn Tử Khiêm, thì được vẽ ra là một người biết làm bổn phận : bổn phận cưới kế thiếp khi vợ cả chết và bổn phận đuổi kế thiếp đi vì Mẫn Tử Khiêm bị ngược đãi. Mà cũng ngẫu nhiên mới biết được con khổ khi thấy con mặc áo rách rung rẩy đẩy xe cho mình.

Người cha trong cuốn Luân Lý giáo khoa thư dễ thương hơn.

Truyện kể : Mẹ đi chợ mua về cho con trái cam. Con nghĩ đến cha làm lụng nắng nôi, liền cầm trái cam ra đồng đưa tặng cha. Cha nghĩ đến mẹ đầu tắt mặt tối ở nhà, liền cầm trái cam đem về tặng mẹ. Trái cam đi về một vòng, dài và rộng hơn sợi dây tình cảm con thương cha, rộng khắp ba lần vì thêm tình mẹ thương con, tình chồng thương vợ.

Cổ văn thường nặng nghĩa lớn, nhẹ tình riêng. Phạm Trọng Yêm, tể tướng đời Tống, sai con là Thuần Nhân chở năm trăm thùng thóc về quê. Đến Đan Dương, nhân gặp Thạch Man Khanh là bạn cũ của cha đang bị khốn quẫn vì bị ba cái tang dồn dập. Nhân tặng hết năm trăm thùng thóc. Lại nghé hai cô con gái của Thạch Man Khanh đến tuổi mà đang ế chồng, liền tặng luôn cái thuyền. Về kể lại chuyện cha nghe. Nghe tới chỗ hai cô gái của bạn ế chồng, Phạm Hiền ngắt lời hỏi :

- Sao con không cho luôn cái thuyền ?

Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, nhìn đời, lăn lộn với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn vuông sân chái bếp, con gà, con chó, cây ổi, cây xoài và bầy con của mẹ. Con gần mẹ hơn cha là vậy. Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu biết bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó làm mệt mỏi gân cốt và trí óc cha. Về đến nhà tìm sự yên tỉnh, nhiều khi mang cái bực bội, cái cáu gắt từ ngoài xã hội mang về theo. Con phải len lén bỏ ra nhà sau, im lặng, càng xa càng tốt, gần như muốn xóa bỏ cái hiện hữu của mình. Sự cách xa giữa cha con thường bắt đầu nhẹ nhàng như vậy. Càng thêm xa cách bởi sao cạnh mẹ con thấy êm đềm. Ai làm ra tiền không cần biết, chỉ biết muốn nhai viên kẹo, muốn cắn trái ổi là chỉ cần thỏ thẻ với mẹ. Mua cây viết mới, sắm đôi dép mới... thảy thảy mẹ đóng vai bà tiên. Tội thân cha, cạnh bà tiên hiền, cha thành Thiên Lôi ; bà tiên càng hiền, cha càng thành La Sát.

Không, cha không muốn vậy. Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mành, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ thật chặt, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái.

Thân chỉa những cành lớn đâm ngang, thân vươn lên những nhánh cao phủ trên đầu che mưa che nắng. Cha cân nhắc lời nói, chỉ nói khi cần, con lờn mẹ thì càng phải nghiêm. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Đi vào bước trưởng thành từ mười ba, mười bốn tuổi, con càng ngày càng ngại cha, tránh cha rồi xa cha là vậy.

Nhưng đừng đơn giản, bất công, quên cái thời ta lên năm, lên mười, kẻo trở thành bội bạc. Hãy nhìn những đứa ba tuổi làm nũng với cha. Bắt cha bế chạy nhong nhong. Bắt phải dắt ra cổng đứng nhìn xe cộ. Bắt phải có cha nằm cạnh quạt cho mới chịu ngủ. Lên tám, lên chín thì hay chạy tới nơi cha làm việc để đón cha cùng về. Trên đường đi phải nắm tay cha, thỉnh thoảng nhìn lên mặt cha, dẫu là khuôn mặt tầm thường hay xấu xí.

Tuổi già chiếc bóng, mẹ dễ sống theo con, dâu, rễ. Lúc thúc sớm hôm, chăm chút tỉ mỉ, mẹ uốn mình theo nếp sống, mềm mỏng ung dung như nước. thường cha thì không, cha ít cam khuất phục rễ, dâu. Chịu sống hắt hiu, thiếu thốn, cốt tránh trước cái giả bộ nặng tai của dâu, cái im lặng cố ý của rễ. Mẹ biết ý nên khi phải nhắm mắt vĩnh biệt, mẹ thường thổn thức dặn dò : "Anh ở lại nuôi con. Gắng kiếm một người hiền lành giúp đỡ. Chớ đàn ông không chịu khổ được lâu".

Phải, tuổi càng cao, khổ càng chồng chất, dâu, rễ không ăn hiếp thì có con muỗi, con kiến ăn hiếp thay. Cứ cắn, cứ chích, nạn nhân nghe đau đâu đập đó, chứ mắt mờ đâu còn thấy rõ. Nhìn lên bầu trời đâu còn thấy chòm Bắc đẩu mà mới ngày nào lững thững dắt con đi trong sân cha chỉ cho con nhìn.

Con nay đang tuổi trung niên, bận theo quyền lực, vui với vợ con, bè bạn, việc báo hiếu cho cha thường tỏ ra bủn xỉn. Nếu có ai trách hửng hờ, chễnh mảng thì thiếu chi lý lẽ dẫn ra : "Được vậy còn đòi gì nữa ?.... Trời ơi, thì giờ đâu !".

Phải, thì giờ đâu ? Người xưa hay nhắc phận con kíp báo hiếu bởi từ dục dưỡng nhi thân bất đãi, con muốn nuôi mà cha mẹ không chờ.

Khi con ở tuổi trung niên thì cha vào giai đoạn già yếu. Bề ngoài, ngó dẫu phương cương nhưng nội tạng thường đang rệu rã. Dễ hiểu thôi mà, một đồ vật dùng đã sáu chục năm rồi thì dẫu có lạc quan đến đây cũng chỉ có thể tạm nói : "Cũng còn khá". Cha thỉnh thoảng cảm thấy hơi đau nơi này, chợt nghe có cái nhéo nơi kia. Đôi hồi bỗng mệt vô cớ. Nhưng cha thường im lặng không nói. Những câu nói không còn cần thiết, êm ái cho con nữa khi con còn nhỏ. Bây giờ, những câu nói đầy quấy rầy con. Đành âm thầm nghĩ đến câu Vạn vật vô thường.

Sách xưa dạy : Hôn định thần tỉnh, ta dịch : "Tối viếng sớm thăm", lạt lẻo nghèo nàn nếu không có người giảng cụ thể bằng cha mẹ già thường cần đôi mắt và bàn tay con, trước và sau giấc ngủ. Đã nằm trong mùng thì lười đứng dậy để khép bớt cánh cửa, để lấy cái mền, để tìm lọ dầu. Ngũ một đêm sáng dậy, trong mình có gì thay đổi. Đó là lúc con cần hỏi han mẹ cha mới dám giải bày. Gần như mọi người con, cuối cùng đều âm thầm tự trách, lặng lẽ xót xa. Cha biết trước tâm trạng đó, phòng xa ngày n ào mình từ trần con mới chợt ân hận muộn màng, nên trong mỗi bức thư gửi con, cha đều kết thúc bằng sự bằng lòng, rằng con đã học hành thành đạt và cha mãn nguyện, cha vui. Lòng vị tha, lòng hy sinh cho con kéo dài mãi sau khi nhắm mắt.

Báo hiếu đâu chỉ món quà, mà có thể đôi tháng gửi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dòng lược kể chuyện đã nghe, một điều vừa thấy. Thì cũng như bạn bè bạn gặp nhau, chào nhau một câu rất nhảm mà vẫn rất cần : "Đi đâu đó ? Mạnh giỏi ?". Sinh nhật cha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa gởi về hai, ba bức điện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vui tinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương ?

Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn : nơ xanh. Cha mất : nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn, hoa hồng, nơ xanh. Mẹ còn, cha mất : hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn : hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất : hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quang, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo.

Cha cũng như mẹ, rồi sẽ một ngày :

Đỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc (*)

Nên mỗi người con đều phải vội vàng. Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư bởi tình cha thương con là cho chứ không phải cho vay để có thể gọi là trả đủ./.

-------------------------------------

(*) Cha mẹ mãn phần (Nhị thập tứ hiếu)

Thursday, 23 August 2007

NỮ GIAO




Sự khác nhau giữa một người phụ nữ và một nhà ngoại giao nằm ở đâu các em? Không biết thì nghe anh. Đừng có mà dễ dãi đi tìm những thứ kiểu như sự khác nhau giữa hoa hậu y với cái tủ lạnh, sự khác nhau giữa hoa hậu z với cái lốp xe nghe thì cũng zui nhưng hỏng có thú mà lại đặc thú... tính.

Mấy em cũng biết là nhà ngoại giao thì cực kỳ... ngoại giao, tuyệt đối không làm ai thất vọng. nhớ kỹ nghe. Phải luôn luôn đíp lô ma tique, phải luôn luôn thân thiện như anh vậy đó. Trước bộ ngoại giao cũng mời anh làm việc nhưng anh ghét đi nước ngoài, thèm mắm tôm, cà pháo nên thôi! Anh làm công dân kiêm đại sứ tự phong quảng bá cho thương hiệu nước nhà mỗi khi có dịp.

Dữ he anh.

Cũng thường thôi. Bởi vậy mới biết bài vỡ lòng chia sẻ với các em nì.

Nhà ngoại giao tuyệt đối không bao giờ nói KHÔNG. Em mà nói không thì đừng hòng mà trở thành nhà ngoại giao chân chính; không thể trở thành nhà ngoại cảm, ngoại kiều, ngoại quốc, ngoại bang, ngoại... tất tần tật trừ là ông ngoại nếu có con gái (hỏng bị ế và phối hợp tốt với... đối tác). Ví dụ, có ai hỏi em “tụi mình đi quậy tưng không?” thì nhớ trả lời sao cho đừng có chữ không là đạt. Cũng ngặt ha, chúng toàn gài độ mình mà mình hỏng được nói không thế có ức không? KHÔNG. Tốt, thuộc bài.

Bù lại, nhà ngoại giao lại cực kỳ khôn khéo với hai câu trả lời CÓ và CÓ THỂ. Khi ngoại giao gia nói CÓ THỂ, các em phải hiểu là KHÔNG. Khi ngoại giao viên nói CÓ, mấy em hiểu là CÓ THỂ. Bài tập: tìm các ví dụ minh hoạ.

Phụ nữ thì lại khác, tuyệt đối không dễ hiểu, tuyệt đối không dễ ngoại giao, tuyệt đối nắng mưa thất thường (anh cũng nghe nói thôi). Vậy nên với phụ nữ các cô các chú phải cầu trời khẩn phật sao cho đừng làm họ mất lòng. Thấy Võ Tắc Thiên không: cắt tất, đốt tất.

Phụ nữ tuyệt đối không bao giờ nói CÓ. Mấy cô chứng thực (authentic) nghe. Mấy cô mà cứ hấp ta hấp tấp chuyện gì cũng có, có, có... thì thôi rồi. Phải giữ cái sự phong cách cái sự xì tin nữ tính của mình như giữ con mắt trong con ngươi nghe (lộn thì sửa lại). Ví dụ nè: em gái ơi tháng này có muốn lãnh thưởng không? Tuyệt đối đừng nói có. Mình đi hưởng mùa thu châu Âu nghe, đừng dại mà có có. Nếu mấy em mà vì chút lợi nhỏ thì mất cái to ráng chịu. hỏng có ý kiến. Cũng ngặt ha, mấy ảnh tốt thiệt tình, toàn dâng hiến những cái chúng em thích mê mà không được nói CÓ. Đồ khùng. Vậy mới chảnh.

Mấy chú chỉ nhận được từ mấy cô hai dạng trả lời: 1. CÓ THỂ nghĩa là CÓ và 2. KHÔNG nghĩa là có thể. Nếu cô ấy trả lời 1, thế là tuyệt đối OK, mấy chú mời mọc, hứa hẹn gì thì nhớ đem cho đủ tiền, hỏng đủ mà vay xã hội đen thì ráng chịu, anh không giúp mấy đứa có tài bắt thang lên trời đâu. Nếu nàng lạnh lùng phán KHÔNG thì cứ mặc kệ (làm bộ á). Tiếp tục ngồi dai, chai đít, nuôi ong, lấy mật... cho đến khi cô ấy uốn lưỡi, vặn mình chuyển từ không sang có thể. Xong. Cái bài hát gì cứ ông ổng con gái nói có là không gì gì đó các em đừng tin. Tin anh nè.

Vậy nếu cô ấy là phụ nữ kiêm nhà ngoại giao thì sao xếp? Vậy cũng hỏi: thử phép toán giao/hội coi - câu trả lời muôn đời là có thể, có thể và có thể. Mà mấy em lo chi xa xôi. Phụ nữ ít ai là nhà ngoại giao lắm (anh mà nói dóc á. láo). Mà ai biểu mấy chú đâm đầu vô mấy con nhỏ trời thần đó? Lỡ rồi há. Vậy thì đừng có hỏi han chi cho mệt. hành động mạnh hơn lời nói. Có gì đừng đổ thừa anh à nghen.

Lại nữa, mấy em đâu có đui! Phải ráng mà học lấy dăm “từ” bo đì lăng guýt. Ngôn ngữ này chân thật lắm nghe, hỏng giấu được đâu; mạnh gấp mấy lần ngôn ngữ nói. Anh hỏng tiết lộ trong bài này.

Chờ.

Wednesday, 22 August 2007

Bình pha lê




Hôm nay tự nhiên mình lại thích kể chuyện cho đúng chất nhiều chiện. Cái này chắc tại nguyên nhân mà các bác sỹ (phụ khoa hay nam khoa hả) kêu là hiệu ứng phụ sai íp phét (side-effect). Chuyện vầy:

Một ông giáo, thôi bà giáo đi cho nó mềm mại đến dạy một lớp toàn là những tay thành đạt trong đời (giờ hay kêu là đại gia là víp). Bà giáo bèn học lóm cách của mình nè – kể chuyện dạng đố vui. À đố vui có giáo cụ trực quan là lọ, đá, cát, nước v.v.

Bà đặt cái lọ (pha lê đi cho nó có đẳng cấp) lên bàn cái bịch, hốt đá xanh đổ cái rột vô lọ, đầy luôn tới miệng. Trong khi học trò đang ngơ ngác, giọng khàn khàn (chắc chạy sô nhiều wá) thỏ thẻ: “đầy chưa các quý học viên ơi” – mình thiệt không có cảm tình với kiểu nói các quý vị, các quý vân vân...

Hiển nhiên gen tờ men và lây đi đều gân cổ la to: đầy.

Bà giáo từ tốn đổ một túm đá dăm cái xoẹt. Ý vẫn còn vô kìa mấy em. Hỏi: đầy chưa? Đầ...y. Các víp thấy hơi không tự tin trả lời nhè nhẹ.

Bà giáo lại đổ cát tới miệng lọ. Hỏi. trả lời to: chưa đầy. Bả cười lấy nước đổ tiếp cho tới khi đầy lọ. Hỏi. Trả lời đầy rồi. đầy thiệt rồi! hoan hô! Chính xác.

Bà giáo mủm mỉn cười nhỏ nhẹ: “ai có thể có ý kiến về chuyện này há?”

Ý 1: Nếu biết cách thì có thể sắp xếp nhiều chuyện

Ý 2: phải biết tận dụng mọi cơ hội, mọi khoảng trống

...

Ý n: là cả n ý kiến.

Bà giáo có vẻ hả hê vì không ai nói đúng câu trả lời mà bà thuộc lòng (hỏng biết áp dụng cho bản thân có được không):

SẮP ĐÁ rồi ĐÁ DĂM rồi CÁT rồi NƯỚC thì mới được chỉ cần đảo thứ tự này thì vô phương cho tất cả vào lọ. Quý ngài, dù cuộc sống hay công việc, PHẢI tìm được thứ nào là đá thứ nào là cát. Giải quyết đá tự nhiên giải quyết những thứ còn lại. Đâm đầu đi giải chuyện cát thì chết chìm trong chuyện nhỏ.

Hiểu ha.

Mình hiểu liền, thông minh nhất nam tử. Có điều chưa (không phải không, not yet à nghe) biết làm sao trong cái đống hỗn độn cái nào là đá cái nào là nước. Đó, chuyện tới đây là hết rồi.

Monday, 20 August 2007

Học Giả




Hôm nay em đi học các bác ạ. Phải chi hồi trước em học thiệt, học thiệt thiệt là giỏi thì giờ em đã là học giả rồi. Đâu phải cặm cụi, lần mò giả đi học cho nó có kiến thức thiệt ở cái tuổi thích chơi hơn thích học này, híc.

Thôi em oải wá nên tặng mấy bác mấy câu của học giả thiệt chơ hỏng phải của em:

.... vậy mà còn đi học đi hiệc

Đi thi đi thiết

Khi đỗ khi điếc

Làm quan làm kiết

Cuộc đời vấn vít biết bao ngơi!

Thấy hông! Nhỏ không học lớn làm đại uý, phẻ. Ai ngờ nhỏ không học lớn làm học chò mà lại thông minh cỡ con... bò (là em ý, không phải mấy bác, tội chết). Mà thực ra thì em cũng đâu biết bò nó có thông minh không (mình đâu phải là bò mà biết bò). Nhưng các pha học gia biểu ăn cái gì của bò cũng bổ não nên cũng hơi yên tâm bắt quàng làm quen. Nè: sửa bò hỏng thua sữa mẹ (thua cái bình đựng sữa thui); phô mai bò cừi nổi tiếng thế giới đến vua chúa còn xơi; thịt bò bổ máu; lưỡi bò nhậu bá cháy, đuôi bò tráng dương bổ thận, x bò là ngầu pín... nhiều quá, nhiều quá em chỉ xin kể thêm mắt bò: hiền mà hơi ngu ngơ giữa cuộc đời xuôi ngược này nên chắc vì thế ngừi ta nói cho gọn là ngu ;-)

* Chú thích: lớp học em trong phòng tắm nên các bác chỉ thấy mờ mờ nhân ảnh thôi he. Em thích vừa tắm vừa học. Học cho lắm cũng tắm mặc đồ thì thiệt là điên. Em tĩnh.

Bài thơ thì em đọc lâu wá nên không biết có chính xác hông nhưng đại ý là zị. bác nào biết ê đít giúp.

Saturday, 18 August 2007

Cấm không cười




Cuối tuần thì cười chơi chớ si nghĩ chi cho nó ngu si hỉ.

Truyện cười.

Xưa cọp là con dữ nhứt trong rừng (giờ thì bèo nhứt trong sở thú). Mấy cháu nghe ví von hông: nam thực như cọp. Đã là chúa tể sơn lâm thì làm chi cho cực nên bữa nọ cọp ra bá cáo với toàn thú chúng.

Quy định: cuối tuần sir cọp không muốn động tay động chân nhưng phải no say, vậy đúng 18h ICT mấy cô mấy chú choai choai, sồn sồn, mập, ốm, hô, sún, răng giả gì cũng tập trung tại phòng họp, í lộn trảng rừng già.

Cứ mỗi tuần mỗi em phải kể một câu chuyện hài thiệt là nhộn mới được. Chỉ cần có một cô chú nào đó bị bón mà không cừi là em kể chuyện tắm rửa sạch sẽ, ướp ngủ vị hương cho thơm, tiêu hành nước mắm tỏi ớt, gia chút xì dầu 3D PH chi đó, để trong vòng 6 chục phút cho mềm mà đậm thịt để sir cọp xơi.

Thỏ xung phong. Trời con này cực kỳ nhanh nhẹn, láu táu, nhanh trí, kể chuyện cực kỳ. Bữa đó, trảng rừng bàng bạc ánh trăng 16, vô số đông thú về coi... ăn thịt. Thỏ kể chuyện xong, con nào cũng lăn lộn mà cười. Cọp cũng cười ồm ồm, cười chảy cả nước bọt. Vậy mà. Có một con không cười, thậm chí không hề nhếch mép. Con bò. Xong. Thỏ lên thớt.

Tuần sau, nhớ bạn, à đối thủ, rùa ì ạch lên bục. Kể toát cả mồ hôi trên mai. Chớ hề có tiếng cười. im ỉm. phăng phắc. Chợt bùng lên tràng cười như pháo, rổn rảng, lăn lộn, không nín được. Con bò.

Cọp bực mình vì bữa tiệc rùa xem chừng không bắt lắm kêu:

- Đồ bò. Sao cừi?

- Dạ em, hi hi... hahaha, dạ hì hì, hô hô... em, hic, em cười vì giờ mới hiểu chuyện bạn thỏ kể mà cọp!

Xong.

Năn nỉ: Không mắc cừi thì nhờ ai chọt chọt zô nách nghe mấy cháu. Phải cừi hết chứ không cọp ăn bác.

Bác đi bơi. Hồ bơi gần công viên. Bơi xong bác ra công viên chơi cầu tuột. Có một bác gái (đẹp tuyệt) dắt cháu bé đi chơi. Công viên đâu có cấm chó. Trong công viên cũng có chó đi tập thể dục. Mà tụi chó này kỳ cục lắm nghe. Tập chắc xung quá nên một cô chó với một cậu chó xung trận tới bến (hiểu!) Cháu bé không hiểu. Kêu: chị ơi hai con chó làm gì lạ quá. Chị mắc cỡ vì bác chơi gần đó. Chị ậm ừ. Cháu bé vẫn không chịu kêu: chị ơi, chị ơi, hai con chó. Chị cũng lanh bảo: hai con chó cãi nhau đó em. Bác nghĩ không nên lường gạt trẻ em nên đằng hắng: vậy mà kêu cãi nhau! Cháu bé bối rối kêu: ủa là sao chị? Bác bồi thêm vậy mà kêu cãi nhau. Cổ nhắm chừng nhịn không được. Đỏ mặt. Trợn mắt. Sừng sộ quay sang bác: ông muốn cãi nhau với tui hả, hả. Bác xách quần chạy. Sợ chứ.

Thursday, 16 August 2007

quo vadis?




Để thay đổi không khí bữa này bọn mình học tiếng Latin nghe. Học làm chi hả? cháu nào, bé nào, em nào, đứa nào hỏi ngang xương vậy bây? Thầy giả bộ hù chút xíu thôi. Không sao, không sao, đừng sợ mà són... Nói trước để mấy trò hăng tiết vịt là chỉ có giới quý tộc lâu đời, có lịch sử dòng họ cả hàng trăm năm mới được học tiếng Latin à nghe. Thời hiện tại, tức là 2007 thậm chí tương lai một số nghi lễ liên quan đến Giáo Hoàng cũng chỉ dùng toàn tiếng Latin thôi. Sợ chưa.

Mấy trò biết không? Ngày xưa thầy của thầy tức thái sư phụ của các trò bi giờ dạy môn Latin là một ông thầy (tất nhiên, phụ nữ biết gì, nói nhỏ thôi). Thiệt là một trang nam nhi phong nhã, lãng mạn (lớp của thầy đoán thế) vì ổng (thái sư phụ) có mái tóc dài rất nghệ sỹ, ăn nói mềm mỏng và giảng cũng pha chút thi sỹ với chất lãng đãng như của một gã thi nhân lạc loài đang tự hỏi mình đang làm gì với lũ nửa người nửa ngợm bên dưới (thầy của các trò bi giờ là người nghe, với lại thầy cũng cúp cua chứ ngu gì làm ngợm). Ấy vậy mà giống kẹp tóc mê tít (nhẹ dạ vậy đó), cứ chúm chím môi, chớp mắt chứ không thấy ghi chép gì. Đúng là mấy đứa học trò, đồ cái thứ đa tình, hì. Mà thôi, quan trọng là phải học cái môn Latin cho giỏi. Tất nhiên thầy vẫn là số một (hỏng tin thì đi mà hỏi).

Mà môn Latin này quan trọng lắm nghe. Mấy em thử làm nghề bác sỹ, dược sỹ, khoa học gia v.v. mà không biết tiếng Latin thì coi như bò lổm ngổm ở hạng hai vì đâu biết tên khoa học của các chất, bộ phận, cây cỏ mà đọc lên ở hội nghị quốc tế thậm chí quốc gia. Em chỉ cần đọc đúng tên khoa học (giọng hơi tây chút xíu) thì một khoa học gia cha căng chú kiết ở tận Hawaii hay cốt đi voa, thậm chí taliban cũng biết em đang nói đến cái gì. Hay thế vì Latin ngày xưa danh giá cực kỳ (thầy nói ở trên á) và được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong đặt tên khoa học cho tận ngày nay. Ví dụ, cây dầu có nhiều tại Sài Gòn trên những con đường thuộc loại đẹp nhất thành phố được gọi là hòn ngọc viễn đông xưa kia có tên khoa học là (tiếng Latin) Dipterocarrpus alatus Roxb. Mấy em thỉnh thoảng lượm được những trái dầu có hai cánh bay bay trong gió sớm khi lang thang trên đường NTMK, HTCC, BTX vân vân nè thì nhớ tới cái tên mà thầy dạy nghe. Dễ nhớ lắm, cứ theo phép chiết tự á, nè: Di là 2, ptero là cánh, hột có hai cánh, dễ chưa. Tuy học thầy rồi trả cô (môn khác phải dùng tới Latin) nhưng nhờ vậy thầy lại có một mớ chữ nghĩa quý tộc trong đầu. Nói dóc thôi chớ quên ráo trọi. Thiệt tình thì cũng nhớ một ít tiền tố, hậu tố, trung tố (có cái này không mấy em) nên gặp từ mới có thể suy lụn được. Trời vậy mà nhiều người ngẩn tò te vì kiến thức của thầy lắm à. Mỗi lần suy (vận dụng phép từ nguyên) là một lần trật lất, oái (trăm lần như một).

Có cơ hội mấy em ráng học cho giỏi nghe, biết đâu em được Rô Ma tuyển làm nhân viên tư tế thì biết bao cơ hội tung tăng ở Ý đại lợi mà sơi mì sợi xào xì pa ghét ti, sướng! Mà La tin lại là “tổ sư” của những ngôn ngữ lớn như Bồ nè, Ý nè, Tây ban nè cả xứ frăn xe nữa đó...

Thầy nhớ (trí nhớ cực tốt à nghe) người ta nói (hỏng nhớ ai) văn hoá là cái còn sót lại trong đầu sau khi ra rã học thuộc lòng, mài rách quần trong quần ngoài trên ghế công viên (học thi, quá siêng) vậy nên thầy nghĩ mình cũng có chút văn hóa. Nếu không lấy gì truyền cho các em, bón phân cho sự nghiệp 100 năm chứ bộ ít hả.

Đây: “in vino veritas /in VEE-noh VER-ee-tahs/” có phụ đề phát âm luôn cho mấy em đó để có tham dự hội nghị mà biết đọc. Câu này nghĩa là, hai chấm ‘truth in wine’. Nghe thầy dịch nè: chân lý trong rượu. Nghe là muốn xỉn há. Nhưng chân lý thì thuộc loại quý hiếm, khó tìm, khó thấy lại càng khó tin (đó thầy nói các em có tin đâu) nên phải thận trọng như đang chơi con dao hai lưỡi. Mấy em mà quá lý tưởng, cứ muốn nốc cho đã để phun ra toàn chân lý thì rất là vô lý. Ai tin. Cấm cãi. Tuy nhiên, cũng đáng an ủi là những lúc mấy em muốn nói thiệt (giả sử tỏ tình đi cho thư mộng nghe) vậy thì... nhậu. Gượu vào lời ra cứ thế mà phun châu nhã ngọc, phun tất những thứ đã ấp ủ đến lên men nồng nàn trong bụng...

Thời nay học cũng phải khuyến mãi nên thầy Latin thêm một phát nè:

“Veritas odit moras,” choáng váng chưa. Câu này nghĩa là, gạch ngang “Truth hates delay.” Nghe thầy dịch nè: Chân lý hận trễ.

Học thì phải hành, học thì phải biết suy, học thì phải biết vận dụng. Học một phải biết mười nghe chưa mấy em. Mấy em trai cũng như gái, nho nhỏ cũng như be bé, học của thầy được hai câu thì ráng mà tích hợp, phối kết hợp cho nó coi được. Thầy nghĩ đơn giản, dễ dàng nhứt là kết hợp vầy để giúp mấy em he: KHông được trễ uống rượu.

Rồi, thầy đi đây. Ai cũng sẽ nói toàn chân hén.

Tái tự: muốn biết nghĩa của tít thì vô còm men mà coi!

Wednesday, 15 August 2007

Thẩn




Em không lẩn thẩn đâu các anh chị ơi. Ý em là... là... thơ thẩn đó. Nghe dễ thương hôn. Em tuy hơi cục mịch, lời ăn tiếng nói hơi lục cục lòn hòn, không khéo như người ta kia nhưng tâm hồn thì lại mềm mại, mỏng manh, có người khó tính còn kêu là em hơi yếu đuối nữa đó. Không thương thì thôi! Đừng có nặng nhẹ, em buồn trong bụng à nghe. Thiếu thời, thời thanh thiếu niên, em rất là nhạy cảm, thấy con kiến bị ruồi cắn em khóc thổn thức hết mấy ngày. Thấy con mèo cào con chó em thương con chó gì đâu nên em... đá cho một con một phát văng ra hai nơi. Ai nói iếu đuối là không thẳng chưn được cứ tới gặp em. Thôi mình vô thơ cái rột cho nó bắt nè:

Em như những vòng tròn khói thuốc

Mỏng manh sao tan vội giận hờn!

Anh là kẻ cô đơn phiền muộn,

Vòng tròn đuổi theo một vòng tròn tan mất.

Chỉ có 4 câu, 30 chữ mà em gom được nào là gái, trai, vòng tròn, khói, nicôtin, giận, hờn, cô đơn, phiền muộn, mèo bắt chuột, tan... chà chà nội lực tiếng Việt cũng ngon há. Có điều em phải giải thích chút xíu nghe: em là anh trong bài còn em trong bài là em trong đời, đừng lộn tùng phèo nghe mấy anh chị. Đó! Thiệt ra là em định viết về chuyện khác dưng mà tự nhưn chữ thẩn ịn vô đầu em cái ịch. Thế là nhớ lại bài thơ làm từ thuở... nhớ coi: hình như cũng dậy thì lâu lâu rồi thì phải, ghê. Em nói thiệt chớ thời đó hồn nhiên, vô tư, vô lo, vô tâm, dễ thuơng gì đâu! Cho em phàn nàn chút là tuy viết là viết vậy nhưng đang tuổi ăn tuổi lớn mà nhiều lúc đói te tua, thê thảm thiết luôn, láo chết. Mà em nghĩ trời cũng có con mắt (em thích câu ni vì ông bà mình đã tổng kết thì éo có sai), nhờ đói thể xác nên hình như tinh thần cũng trơ mỏ... úi tinh thần cực kỳ cứng cõi, phơi phới, cực kỳ nhạy cảm, nhạy bén với... thức ăn. Dù biết miếng ăn là miếng nhục nhưng nhục theo kiến thức Hán Việt của em lại là cục thịt mà chơi kiểu âm lồng âm là nhục như con cá nục. Thứ nào cũng đáng chảy nước miếng, thế mới là nhục ơi là nhục, cho em một cục.

Thú thiệt là tính em như anh chị cô bác biết đó là không có thói trăng hoa (là lẳng lơ đó mấy má). Em chỉ có cái tội ba hoa. Viết thì nghe iêu đương thắm thiết, đa tình, đa cảm, đa đa... lắm mà em thiệt là hiền như cục đất. Chẳng qua không kiếm được người thiệt nên tưởng tưởng ra cho nó được thắng lợi tinh thần, tinh... (thôi hỏng nói). Phải chi mà em ráng thêm chút nữa thì chắc cũng phải làm được nhiều nhiều bài thơ hay như nhạc của bác Trịnh. Phải rứa thì giờ em ngon rồi chứ đâu phải ngồi đây tâm sự, tỏ bày nỗi lòng với mấy anh chị cô bác zậy nà. Mà cũng chưa chắc đâu há, bác Trịnh viết thì hay, đàn thì giỏi, hát thì em có nghe được (vong hồn bác đại xá cho em nếu có gì lỡ miệng) nhưng mấy em trong đó ốm tong ốm teo, vóc hạc, mình mai, tóc dài, dáng như khói như mây như bông như hoa như lá như cỏ (á trùng ý của em he) lại còn giống con vạc thì thôi. Chắc sinh đẻ khó khăn mấy chị há!

Viết tới đây em thấy cái tít “thẩn” rứa mà được. Nghĩ lẩn thẩn, đâm thẩn thờ nhớ thơ, viết lẩn thẩn mà không lẩn quẩn lại chuyện nọ lẫn chuyện ni. Trích dẫn một câu cho có sách có chứng nè “tâm viên, ý mã” dịch nôm là dạ khỉ, nghĩ ngựa. Thông chưa mấy anh chị. Ráng mà giữ khỉ cho yên, dỗ ngựa cho an không thì có ngày lại lẩn thẩn, thẩn thờ như em hén.

FIN

* Em tính hay đua đòi và thích à la mode nên hình minh ho ca em là th bút ca chính em đó. Em dùng paint ca mai crô sp đ làm cú caligraphy ni đó, thư pháp cũng còn đang thnh ha. Ch này chc cú là đúng, không tin my anh ch c tra t đin đi thì s tìm được đích th là ch thi (ti em hng biết có ch thn không, mà tra thì c đếm đếm, lt lt mi mt tay tiên ca em). Thy bút lc ca em bnh ha.

Tuesday, 14 August 2007

Thảo dân




Số là hôm nay mình định tận hiến với các bạn một loạt ảnh close-up về lá, hoa, quả, cỏ, kiến, ngón chưn, zipper v.v. mà bị tổ trác. Khoan, giải thích thuật ngữ (jargon) tí. Kờ lâu zớp (mỹ nó đọc nối phụ âm với nguyên âm của từ liền kề) là nôm na (thuật ngữ mà nôm na, oái) chụp cận cảnh. Coi phim những đoạn tự nhiên không có thoại, nhạc rơi rơi từng nốt rồi lặng... ngân (trên khuôn nhạc có dấu mắt ngỗng ý), ống kính quay khuôn mặt hay con mắt hay lỗ mũi (không biết có cảnh nào quay sợi lông mũi hôn) to đùng hết cả khuôn hình là cận cảnh, đoán thế chứ chuyên môn về điện ảnh của mình bằng zê-rô. Nhiều lúc cái này còn gọi là đặc tả. Vậy theo phép quy nạp, diễn dịch hay ngoại suy, nội luận các bạn đoán được lỏng tả là như thế nào (biết chết liền).

Ấy vậy mà mình hỏng chèn hình vô blốc entrì được. Ai mà ngăn được mình những lúc ngu bất ngờ chứ! Mà ngu đột xuất, lại ngu lâu cũng thú vị: cứ loay hoay thử tới thử lui, gãi mông, bóp cổ hoài. Cái này gọi là phương pháp thử và sai (trial and error), theo truyền thuyết là phương pháp khoa học cổ xưa nhất được áp dụng từ thuở hồng hoang. Cái tên nghe đã trớt quớt: thử đi, sai, sai, sai, sai nè, sai nữa, sai mãi, sai goài goài... cho mấy em thử mỏi tay luôn, hì. Không tin hả: bà eva có thử cắn miếng táo nhỏ xíu mà sai tè le bụi tre nên mới có mấy anh em mình mắc tội tổ tông, lông nhông trên blog đó mấy bạn! Thấy chữ error không, cài thử phần mềm, game hay chạy áp li cây sần mà thấy ơ ro (không phải ơ rô, ở đó tây không à nghe, mà đẹp nữa mới thèm chứ), bỏ bu, nhất là lúc đang mắc toa lét, xếp hối thúc! Vậy thì ngu gì mà tiếp tục ngu. Không có hình chúng mình vẽ, diễn tả bằng ngôn từ cũng được vậy. OK.

Mình chợt nhớ đã pốt hình cỏ, hoa thì cũng phải có chút chi cho nó hay hay, lãng mạn nên liền backward bộ nhớ đã lung lay thì át xéc được chữ quýt man. Số là ông ni có tập thơ, nói văn vẻ là thi tập (giống phim nhiều tập) “Lá Cỏ”. thiệt tình là làm sao mình nhớ được tên tuổi chính xác nên gu gồ một cái cho nó chính xác, lại không ai biết chuyện mình cắt dán những trích dẫn đúng bon những thứ muốn trích (xanh mắt vì cha này giỏi ghê, kệ). Thì ra tên chính xác, họ tên đầy đủ như trên chứng minh nhân dân, ủa mỹ thì phải là trên ai đi cạc chứ, của ổng là Walt Whitman (không có chữ e sau chữ whit nghe, dù ổng trắng tươi). Tên tiếng Anh của thi tập là “Leaves Of Grass”, tất nhiên phải viết bằng tiếng Anh (American English) vì ổng sinh ra và lớn lên ở Mỹ (vậy là mỹ chắc cú luôn) mặc dù mẹ ông là người Hà Lan, bố là người Anh.

Nè trích dẫn luôn bài thơ của Whitman, mời các bạn thưởng lãm ("Gửi Bạn" - To You),

Này kẻ lạ, nếu bạn tình cờ gặp tôi và muốn nói chuyện với tôi,

tại sao bạn lại chẳng nói với tôi?

Và tại sao tôi lại chẳng nói với bạn?

Ổng làm từ những năm 185x (hỏng nhớ chính xác) đó nên các bạn đọc thấy "dở ẹc" thì hỏng sao vì lần xuất bản đầu tiên đâu khoảng 1000 cuốn, vừa biếu vừa cho cũng chỉ hết có ba mí cuốn mà rất nhiều người gửi trả lại, trong đó một số xé đôi thi tập vì sợ tác giả không hiểu hành vi (bộ tưởng ổng ngu bất ngờ à).

Mà sao lan man, miên man, lang thang tận đẩu đâu như cỏ dại tràn lan đến mang mang vậy. Thì thế, thơ, thi thì phải tràn be té hụ như thế mới gọi là thi sỹ. Cũng tại ông qúyt man này mình mới biết là Bùi Giáng có làm thi tập Lá Hoa Cồn để đối chơi, hay!

Bạn thấy cái tít không – thảo dân, là dân cỏ, tức là dân ngu khu đen, rạp mình lặng lẽ như cỏ á. Phải cỏ sân gôn hay rì sọt thì lại được sướng thân không? Thấy hình minh hoạ cho entry không, cũng là thảo tức là cải thảo ấy (phải không mấy bà nội trợ), mình thì vơ vào cho nó có chữ thảo. Nè đừng tưởng cải thảo này bèo nghe, làm bằng ngọc đó, nói chính xác là chế tác bằng ngọc bích cực kỳ tinh xảo (có để ý con châu chấu đang đè lên lá cải không, ai biết con châu chấu này đang làm gì chị cải thảo, ráng tưởng tượng đi, hỏng lẻ bắt mình tả hoài).

Mình còn tìm được mấy thứ liên quan nhưng cắt/dán vô đây thì coi không đặng. Vũ phu quá. Thô thiển quá. Bỉ ổi quá. Thôi thà ngu là đủ rồi, nhận thêm mấy danh hiệu kia sức đâu mà chứa. Ai cần thì mình meo cho nó kín đáo, riêng tư. Vậy!

Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ

Hãy cùng ta cạn một hồ truờng

Hồ trường

Hồ trường...

(trích từ bài thơ Hồ truờng của Dương Bá Trạc, hay Nguyễn ta? Không quan trọng!)

Chữ trước, ảnh sau (chai chen là tái kiến á).

Monday, 13 August 2007

miss the Miss




À cái này mình không có chơi chữ mà viết rất mộc mạc nè: nhớ cô hoa hậu. Vậy thì còn có bà hoa hậu, chàng hoa hậu, bé hoa hậu chăng! Quả là ý đó. Biết sao không? Khoái câu này nghe: chưa nói sao biết, thiệt tình.

Qua là qua khoái cái sự “tiền hun hậu cát” nên chuyện gì cũng ít khi huỵch toẹt mà cứ nhởn nhơ, hoa lá hẹ cho nó “warming úp”. Ngồi một mình bên con chuột (hỏng có dây, khoe chút xíu) lại mủm mỉm cười cười chuyện thì giờ. Thiệt đúng là chó chạy cong đuôi, bóng câu cửa sổ. Mới ba trăm sáu mươi mấy ngày trước, qua là hoa hậu (tự phong) và trên sân khấu chỉ có mỗi một á hậu, thôi cho lên hoa hậu luôn, tiếc gì (cánh diều vàng danh giá kia còn đồng hạng mừ, đúng không).

The former miss still keep wonderful form ;-))

Vậy mà chưa kịp nâng mông, bơm... zú, xe lông mặt, tắm sữa dê, xẻ môi mọng trái tiêm, cắt càm cho chẻ đôi... đã bị chúng nó (là đông vô số) ào lên chiếm mất ngôi vị ngày xưa hỏng ai thèm kia. Mà nói cho ngay hình như tụi nó cũng thèm thuồng, chảy nước miếng chơ không thôi ai ở không mà dám giành dựt zới qua chứ.

The Miss was being missed

Mà nói gì thì nói. Dù rằng không thể phủ nhận công dung ngôn hạnh thuộc loại xì tan đa của qua, ba vòng đâu ra đó nếu hỏng muốn nói là bơ phẹt nhưng ôi thôi! Mỹ nhưn giờ đâu mà như ruồi mùa ruồi mãn (nhớ nạn nhân mãn hôn). Tự cổ đã như danh tướng mà còn ham đánh lung tung, trận to trận nhỏ, giải lớn giải bé đều muốn giựt thì... thôi thế thì thôi.

Qua nói zới mấy chú em zậy là hỏng phải qua tham lam, than thở gì đâu. Chẳng qua qua mừng quá nên phải tỏ bày zậy đó. Trời, hỏng mừng sao đặng khi mà ngày càng nhiều ẻm đẹp kinh người, nhòm là chảy nước miếng, thèm rụng rún luôn zậy đó. Đã vậy phần ứng xử cũng prồ hơn ngày xưa nhìu (năm ngoái á).

Qua mừng thiệt là mừng.

Năm sau chắc cháu qua đủ tuổi đi thi hoa hậu rồi, mấy chú khỏi ủng hộ nghen. À mà nhớ nghĩ tình qua ủng hộ cháu nó.

Qua zìa nghen!

Wednesday, 8 August 2007

Quái!




Quái!

Ngày ở sài gòn có ngắn hơn bình thường không vậy? Loay hoay như gà mắc tóc chưa gỡ xong thì đã thấy tà dương tịch tịch, tịch liêu. Thôi sức có liêu xiêu thì cũng phải không để mọi thứ đìu hìu (thấy bác thương các cô các chú các cháu không nào, hoan hô bác cái! Nhớ câu chồng thương vợ nắng quái chiều hôm không (nắng còn quái mà).

Nói chuyện chi đừng to tát quá nghe cha. Nhứt trí.

Vậy thì chúng mình nói chuyện đời nghe. Ok luôn, được đó.

Life's not fair, is it? Đời thiệt là bất công (hiển nhiên). Ngay uyên thâm trầm như tui nè mà phải học câu này từ thằng cháu mới 5-6 tuổi gì đó. Hắn được coi hoạt hình (Lion King). Tui được đi cày. Huề. Ý, không công bằng chứ! Phản đối. Không học hắn thì học ai? Cái kây sit tơ đi này hay.

Đời có bất công mới là dễ thương, mới là đời chứ. C’est la vie = that way the life is. Hương vị cuộc sống. Cấm cãi! Muốn cãi thì cãi vào đâu (thông cảm anh sai 100% chính tả hỏi ngã nên đừng khó chịu). Vậy trong khi chờ lên thiên đường (chắc chỉ còn có công bằng thôi) chúng ta hãy tận hưởng hương vị cuộc sống. Vậy thôi!

Hoan hô bất công. Nhờ có chú mà có phát triển (bất công thì sinh mâu thuẩn, mâu thuẩn và phát triển lại là cặp phạm trù – hiểu cặp phạm trù không?

Nhờ có chú mà có tôn giáo,

nhờ có chú mà có đấu tranh giai cấp,

nhờ có chú mà có... tùm lum.

Mấy em mà bất công được cứ bất công xã láng nghe. Anh không chấp!

Voila.

Tuesday, 7 August 2007

BẬN KÍN MÍT




Quả là kín mít, kín đặc đến kinh người.

Sao mà làm zì thiếu pha học quá vậy. Coi người ta kìa, cực kỳ thong dong, phơi phới (hình trên đó mấy em). Vậy mới là làm việc chứ. đồng ý! Không bận muôn năm.

Bộ tưởng bận kín mít là ngon hả anh, làm như ngừi quan trọng lắm chuyện gì, việc gì cũng phải đến tay (tay bận VoMong, hì).

Thở cái.

Rột.

Phù!

Xong./.

mà lỡ mở lên rồi ráng gõ thêm cái: tê tê là một động vật hoang dã mà người ta còn gọi là con trút. Xưa ở với mấy chú bộ đội mới chứng kiến cảnh làm thịt (ghê lắm, phi giáo dục lắm nên không kể). Thú thật thịt ăn ngon (thời đó mình ăn bánh bao nhân giấy bồi chắc cũng ngon nữa là), tiết pha gượu bốc. Tội lỗi, tội lỗi. Số là vậy, chú tê tê có vảy rất cứng (hơi giống đồi mồi) và có tác dụng chữa bách bệnh. Ai lỡ ở ác bị bịnh thì tới gặp tê tê cào cào một ít vảy (đã thoái hoá thành da do về thành phố lâu wá) về sao lên, nhập thổ, đổ 10 tô nước vô căn, sắt còn ba giọt uống bảo đảm không chỉ lành mà còn tráng dương, bổ thận, trắng da, dài tóc, mỏ đỏ như son, móng dài như vuốt, da mịn... thôi không kể nữa không thì tê tê này một chút vảy che thân, chống lạnh chắc cũng hỏng còn. Hử.

Monday, 6 August 2007

VoMong




Á, cái tít không phải tiếng ngoại guốc đâu mấy bạn! Chẳng qua lâu lâu viết tiếng Việt hơi phăng ti di chút xíu cho não nó được động đậy, nhút nhít theo kiểu của những tay khoái rên xì tom hay chơi tiếng Hán Việt là não công – kiểu như nội công, võ công, thiết đầu cong... Vậy thì cứ việc đọc là vỡ mộng, vó móng, vỏ mỏng vân vân tuỳ sức tưởng tượng. Tui thì đọc là vỗ mông, nghe có sex không chứ! Món này đã lắm nghe. Bốp, bộp, bịch, bẹt, chét... là những âm thanh trả lại cho bàn tay ngà khi chạm vào vùng thịt thuộc loại đặc nhứt bo đì đó tuỳ vào tay, tuỳ vào mông, tuỳ cú phát và tuỳ cả áo quần che bên ngoài (nếu có ;-)). Anh định chộp một bức thiệt bốc để min hoạ mà chưa có người mẫu nên đành học picasso chơi một tác phẩm lập thể zậy (hình trên đó - mông hồng, tay ngọc, hay không?).

Ủa mà ông đang dẫn tụi em đi đâu zìa đâu với màn giải thích hổng có chút hấp dẫn tí nào zị. Từ từ, có nè. Lại dài dòng chút nghe: số là tui ngày nào cũng ráng moi tim, vắt ốc, vặn vẹo toàn thân để blốc một phát (may mà không bị lốc máy - cháy pit tông, gãy bạc vân vân). Tất nhiên đọc rất ư là hay ho (tui thấy vậy thì chắc đúng vậy, hì). Có điều, cứ âm thầm đọc một mình, cười một mình, lảm nhảm một mình thì chắc ai cũng đinh ninh (tui cũng vậy) cha này bị... bà nhập! Với lại tính anh rất ư phóng khoáng, không bao giờ có đồ ngon vật lạ, bảo vật mà cắm cúi xài một mình. Mời zô, zô.

Ok chuyện trên rồi thì lại sinh chuyện khác (thiệt nhiều chiện). Mời ai? Oái oăm chưa. Thôi vì mình thuộc loại duy vật, trọng vật chất, mê xác thịch... thì chọn đứa nào mà hàng ngày mình vỗ mông, đá đít, bóp tùm lum được thì nhập bọn – có mỏi chỗ nào vỗ chỗ đó luôn, tiện! Chuyện vỗ, bóp ni đôi lúc tại vô thức điều khiển (nói vậy cho nó tăm tối mà lại nghe chính đáng) nhưng nghĩ lại cũng thấy có lý. Đúng không? Vỗ bộp một phát, hổng phản đối vậy là cú vỗ của anh hợp tình hợp lý, thậm chí gây tê, mê. Mà anh cũng đâu có lăng loàn mà bạ đâu vỗ đó, nghĩ coi, những cái mông toàn xương có mà đau tay ngà ngọc. Đó, thấy không, mấy cô có nắm tay anh dùng vũ lực bắt vỗ, anh cũng uy vũ bất năng khuất mà (là hỏng chịu bóp vỗ ráo trọi gì á). Có bo thêm cho anh anh cũng chả. Chời! phải biết mình là ai chứ! Đấy ok chưa? Mà mấy em cũng đâu có vừa. nhớ không: mông anh cũng từng bị tơi tả ấy chứ. Huề. Vô.

Mà anh lý sự rồi ngẫm nghĩ... cái sự vỗ này cũng có "điển cố nghệ thực" lắm à nghe. Số là tui nhớ (thông cảm anh hơi lẩm cẩm nên đại từ nhân xưng tui, anh, mình... coi như đồng nghĩa, đồng âm) cái phin Disclosure (1994) với hai gạo cội là kép Michael Douglas trong vai Tom Sanders và đào Demi Moore thủ diễn Meredith Johnson. Coi chưa. Dân CNTT coi bộ khoái phin này à nghe - toàn đĩa cứng, chip mí lại đồ hoạ 3D vân vân. Thời đó (1994) mà Mai cồ đã bóc bóc mấy cái trình đơn bỏ ra bỏ vô thiệt đã chứ không phải đợi đến minority report của spielperg với cruise mới có đâu. Đã lắm à nghe, tức nhiên là sẽ có nhiều rất, rất nhiều xen mà vỗ mông chỉ là đồ bỏ (coi sẽ biết, không có hỏng bắt đền nghe). Tagline: sex is power. Sáng lòng chưa – sex là quyền lực. Lộn rồi em nhỏ, tụi Mỹ này cũng đểu lắm, ý nó muốn nói là chuyện quấy rối tình dục í mà. Mà là bà quấy rối ông mới thiệt là phin. Và bà luật sư trong phin phân tích: quấy rối tình dục không phải là chuyện tình dục. Đó là chuyện quyền lực. Dễ hiểu là ai có quyền lực thì quấy rối thoải mái. Úi trời, mai nhớ kiếm một ít nghe mấy chú (mấy cô cũng được vậy). Mình, ta đây, có quyền công dân thôi hà. Có mà bị quấy thì có. Có một cô đào phụ là Jacqueline Kim trong vai Cindy Chang (té ra cô này người xứ kim chi chứ không phải ngộ ái nị) bị mai cồ vỗ mông hoài mà vẫn tỉnh như ruồi, hình như có đoạn còn vỗ mông lại cha này, chà. Khi phải ra trả lời chất vấn với luật sự của toà, cổ bị vặn vẹo ý là tại thân mật hay thằng cha kia ỷ là xếp rồi lợi dụng. Kiểu hỏi của luật sư mỹ thì rất là lắt léo và khó chịu. thôi khỏi quan tâm nhưng với người xem (tui á) thì chang và tom rất tự nhiên và dễ thương. Y như tụi mình zậy đó (toàn đực rựa không, hơi tiếc).

Thôi hỏng viết nữa. Túm một phát là ai nhận được invite thì vào đây ta vỗ mông nhau và củm động coi nhau là “tri mông”, ôi nếu ai mất mông thì ta cũng phải mất mông ư!

Đe doạ nhưng quyết không quấy rối: không vào thì liều liệu cái mông!

Saturday, 4 August 2007

Champion to forever fail-ER




à, chú này khó khăn nhỉ (hỏng viết nó không cho pốt, là 360 nè). Mie viết nhiều thì nó đứt mạng, mất ráng chịu. Thôi xin lỗi vì phải viết trong Word rồi dán qua bằng keo con chó nên nhiều chỗ phông nhăn nhó ráng đọc nghe. Người gì thiếu thẩm mỹ quá. Hết đoạn chú thích nghe.

*

Trong bất kỳ, cơ quan, tổ chức thậm chí gia đình nào cũng có 4 nhóm người (dư chắc là không, thiếu thì rồi sẽ có). Nè:

1. Quán quân: nghe tên thì biết, chắc chắn là những người num bờ oăn rồi. Những cô/chú này sẵn sàng làm mọi thứ cần thiết để hoàn thành công việc. nghĩ cũng thương họ vì đôi lúc quên cả tuổi xuân thì, hỏng lo kiếm lấy mảnh tình tang mà cứ lo tình nguyện (hay kiếm không ra, vô lý); quên cả tuổi sồn sồn (cứ phơi phới, hăng tiết vịt như mới tuổi tin, vô duyên); quên cả tuổi trên sồn sồn và sắp già, hì để lo đạt cho được mục tiêu của công ty. Đã vậy lại còn cứ tưng tưng ủng hộ sự thay đổi (cực lắm chứ chơi à). Có cái nếu tui mà có việc chi nhờ họ thì chỉ cần kính đề nghị rõ ràng là iên tâm chơi xả láng (hơi lợi dụng chút mà). Tiếc cái chưa có và chắc hỏng bao giờ có cty nào có được 100 nhân viên là loại ni. Giới nghiên kíu (nói đúng lắm nghe mấy bà) dẫn các kết quả khoa học thì số ni đạt 5-8% thì trên cả tiệt nòi, ý chết tuyệt cú mèo. Quái, người tốt thiệt là hiếm như cá kiếm.

Để dễ nhận dạng, không! đã được xác minh rõ tác dụng của họ làm cty: GROWTH.

2. Đa số ổn định: cái lũ đa số thường được ban cho quyền đa số kiểu như chân lý thuộc về số đông. Cãi chi cho mệt! Mấy em này thì làm tốt công việc nhưng tốt, rồi thôi! mông mấy em thích êm, thân mấy em thích nhàn v.v. đừng hòng mấy em căng sức làm việc nếu ông đây không thúc vào mông, ông đây không thúc vào thân. lạ, sung sướng chi cái chuyện cai đầu dài chứ. Số này đông à nghe nhưng cũng phải biết cách làm cho sinh sôi nảy nở chứ mà sinh đẻ có kế hoạch thì cũng tiêu.

Nhóm "chân lý" này làm cty: GO.

3. Nhóm bên lề: cái chi bên lề mà tốt nói thử nghe chơi? hình như cái ông fẹc-ma chi đó có ghi mấy khẳng định hay suy nghĩ vẩn vơ chi đó bên lề sách thôi mà làm những nhà toán học giỏi kinh tởm phải mất mấy trăm năm mới giải xong. đó mới có lề sách nhỏ xíu mà đã zị đó. huống chi mà đụng đến lề đường, lề xã hội, lề cuộc đời thì... cho em xin OK thôi! Vậy mới là nản lòng, chùn chí nè: giỏi chưa đủ để giữa lại nhưng dỡ lại chưa tệ đến mức mời đi. rứa mới đau. bên lề chỉ làm tối thiểu nhưng biết che điều đó.

Chữ cho lề: SLOW.

4. Nhóm 4: bi kịch giờ mới lên cao trào nè các đồng chí. Những người bạn đáng iêu không hoàn thành công việc kinh niên hay gọi là mạn tính đi cho nó có chất chăm lo sức khoẻ cộng đồng hè. Nào hãy thả cao trí tưởng tượng, thổi bùng niềm lạc quan để tìm giải pháp bảo vệ những người bạn thân yêu này. Có không? Vô phương. Giận thì giận mà thương thì thương mà lên đường thì cứ ca vang lên đàng, nào anh em ta.

Kính bẩm chữ cho quý ngài: DOWN. Thấy không, vần cũng còn không ăn được với 3 nhóm trên chứ nói chi thêm.

Rồi phần phân loại và đặc tả nhé. Rút kết lụn nè: đếch có ai, cóc có môi trường cũng chả điều kiện nào có thể thay đổi một chú chàng nào đó nếu hắn chưa sẵn sàng thay đổi. Hắn (male/female/pê đê) đông cứng trong “ý kiến” của hắn nên đến Einsten còn phải bỏ ngôi quán quân để đi phá bom nguyên tử chứ không dám đụng đến “thành kiến” nói chi “ý kiến”.

Mấy em biết cái thùng gỗ đựng rượu nho hông hay nói chung thùng gỗ đựng gì cũng được (như phân nè, dưa mắm nè, nước mắm nè...) thì có giỏi đằng trời em cũng chỉ đựng được tới miếng gỗ thấp nhất thôi. Tưởng tượng không ra ráng chịu (cái này có học trong định lý hồi phổ thông hay học đại, đàng quàng à nghe). Vậy thì thương thay cho những nhóm (mốt gọi là tim ý, không phải là trái tim nghe cưng) mà cứ phải chổng mông làm cho nhiều vang rồi zui ze để vang tràn, trôi mất ở cái chỗ thấp nhất ý. Nói toẹt ra là mấy em thiếu khả năng dù không phải bẩm sinh nhưng cũng đếch biết sửa sang, cứ ngây thơ và hồn nhiên tin vào khả năng của mình là trên cả OK, chính là giới hạn trên đấy những nhà quán quân. Xếp mà cứ quản lý đồng đều và ghép chung brồ jét có những em ni thì ôi thôi. Vang cứ chảy vô tư ra lỗ cống. Tội trời. Tội chết. Hết.

Tính anh rộng rãi nên thường bo thêm mấy xu bạc cắc nè:

- Em không đau khổ vì sai thải ai đó mà đau khổ mãi với ai không bị sa thải (ở đó ám hoài).

- Bài ni chỉ cắt một miếng nhỏ của ổ bánh vấn đề thôi nên tin vừa phải là OK.

Friday, 3 August 2007

Cười quá sức đã, ha ha ha, hi hi, hì!




Cười quá sức đã, ha ha ha, hi hi, hì!

Tưởng là phải si nghĩ để tìm cái èn tri chi cho nó thiệt hay ai ngờ hắn ta đã lù lù tự vác tấm thân ngọc ngà tự nguyện dân hín!

Đã vậy lại được cái người thật việc thật, chuyện thực. Đã! Sướng cái copy/paste, xong tắp lực. Đã điếu.

Bối cảnh: cơ quan đang phát động mọi người hết sức tiết kiệm mọi thứ nhất là điện vì dùng nhiêu trả bi nhiêu chứ hỏng phải dùng nhiêu cũng trả nhiêu đó. Những nhân vật trong ni là người thiệt đó (hỏng phải đồ vật hay tưởng tượng ra à nghe). Viết tắt cho nó đừng zi phạm hạnh phúc riêng tư, úi là quyền riêng tư chớ. Cơ quan có bình nước nóng, lạnh để ở phòng chung, ai uống thì ra đó mà uống (phải chi có người rót đem tới tận nơi).

Chuyện 1:

Thanh, con anh V., vừa uống nước xong.

Anh V: Con, con. Đừng vứt cái ly (ly nhựa trắng hay thấy trong xọt rác) để dành chiều còn uống nữa

Chuyện 2:

Tối qua, 8h30pm

TânHK đang thả hồn theo dòng nước 37 độ C

Anh V bước vào Toilet

Anh V: chú T chưa về hả

T: dạ

Anh V: ah, chú bật 1 đèn được rồi, tiền điện này mình phải trả đó

T: dạ. Em định bật 2 đèn để thấy ... rõ hơn :-)

Chuyện 3:

Khu.: thấy anh LaVi ngậm cái ly thắc cười quá

LaVi: phải ngậm thôi em. Nếu bỏ ly này, chút nữa uống nước mà phải bỏ tiền mua ly mới thì chắc em cũng chọn giải pháp ngậm ly

Chuyện 4:

Radio online của báo Tuổi trẻ chuyên mục Nhịp sống trẻ có đưa ra bàn luận:

Tại sao người Hoa nổi tiếng trên thế giới về mua-bán ?

Vì họ giỏi? họ đoàn kết?

nhưng quan trọng nhất là họ có được 2 thứ: Cần, Kiệm

=> Ta cần xem PC như ở nhà (như LaVi vậy, bỏ ly thì phải bỏ tiền mua ly mới)

Bảo vệ, tiết kiệm đồ dùng, điện, nước như ở nhà thì PC sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí (giống đài truyền hình hay có chương trình kiu gọi tiết kiệm điện, nước quá :-)

TanHK

*

đọc chuyện của tân hói cảm động muốn khóc cho ngập lục 126 lun! hoan hô cái.

đáp lễ.

chuyện 1.1

haitt, nhân viên của anh V, vừa uống nước xong

A. V (không phải cái ông keo kiệt mà là anh V ở cơ quan mình á): Chú, chú. Sao chú không dùng ly nhựa.

haitt. dạ em uống luôn trong vòi cho khỏi tốn ly.

chuyện 2.2

tối qua, 20h31

haitt thả hồn bay bổng

A. V xông vào toa lét

AV. chú nào trong này?

haitt. iêm

AV. sao chú không bật đèn

haitt. thôi em thà ướt quần chút về phơi lên khỏi tốn điện.

chuyện 3.3

chưa chế được chuyện hay. khất nghe!

chuyện 4.4

đài FM 119: người việt cũng rất xuất sắc ý chứ! vì làm theo bác Hồ dạy: chí công vô tư nữa chú.

=> ta cần xem ở nhà như PC vậy, cấm đứa nào lãng phí, đánh bỏ bu (nói thôi, ai dám, hì)

Ái chà, cơ quan mình có một nhà văn, không nhà kỹ thuật mà rất có tư chất phóng viên, nhà văn để đẩy các sự kiện thu thập trong quá trình sinh sống thành áng văn chương chưa dù đạt mức văn học nhưng đẫm đầy u-mo! amôni, ặc.

Bravo cho nó tây.