Thursday, 17 December 2009

Không bão thì giông

Mới thấy hình dong tete, anh chị em liền bu vô hỏi tới tấp (làm như ruồi hay kiến gặp cục mật miá zị đó). 

- tete đi bão hả

- tete bay đoạn nào mà đều hai bên vậy

...

Ta nói nhiều chiện đúng mức lun.

Vặn mình, bẻ xương tay, xương chưn, xương cổ, hông, mông kêu côm cốp như ngầm thể hiện công lực, tete nhỏ nhẻ xác nhận:

- ừ anh đi bão zià

- trận nào? Việt nam thắng mã lai hả hay Việt Nam thắng sing...

- trận việt nam thắng đông ti mo

- hả, trận đó cũng có bão ha

- Có chớ! Tại mấy em không bít chứ ngoài đường cũng rất bập bùng

- Tete nhớ có chắc hổng zậy tete

- ờ, thực ra thì bão nho nhỏ hè, nên gọi là giông thui

- vậy sao ko đi trận VN bẻ móng sư tử á (báo VN thịệt tình nổ gấp mấy lần tete, thấy ghét)

- Hơ, bác sỹ bảo anh có nguy cơ bị pịnh sợ đám đông (như pịnh sợ độ cao vầy đó mấy em). Mí lại anh ghét tinh thần đám đông (i như trí tuệ đám đông á).

- Thui đi cha zà, tui biết tỏng là mấy trận đó ông đâu có cửa mờ đi bão, bày đặt tướng sỹ tượng, hứ

Chời sao cô iem này biết tỏng ruột ngựa của tete rùi!

- Trận đông ti mo ông vi vu giông gío (chứ bão nỗi gì) một mình (đâu ai dở người mà đi) ruì vừa chạy vừa hát bài ti amo. Ai ngờ bữa đó cũng có con nhỏ kia dở ngừi thiệt, một mình phóng xe phân khối lớn cái vù ngang qua, ông dựt mình té cái đụi chứ rì, ha ha, há há, há há...

- Á, thiệt là xúc phạm nghe. Bậy bạ hết sức... Con nhỏ đó có chở thêm thằng nhỏ chứ bộ, chắc là bồ nó nghen.

Vậy là xong một mầm non bão táp. Tete về xức nghệ chứ ko thui vài bữa phải vô thẩm mỹ ziện bào bào đắp đắp mấy cái sẹo lồi sẹo lỏm thì còn gì là hàng nguyên chất, không chỉnh sửa, ô ri gin.

Ui thui! ti amo dove sei andato, amore mio, amore mio mầm già ui.

Wednesday, 9 December 2009

Cung bậc bật

Tình cờ mà được biết Ella Jane Fitzgerald - văn kỳ thanh vội tìm để kiến kỳ hình. Thời buổi này mà cha này hết Hán tự mí lại La tự thiệt là hủ lậu, cổ lổ. Ta nói cái bà này hát thiệt là đa thanh (chắc bả cũng đa đoan, đa tình lắm đây). Đã hát jazz là thấy ghia rồi mà giọng chi mà tới ba ốc ta (quãng tám) lại còn ngân nga nhã nhớt chữ không thua chi hát ả đào, nghe thử coi bả biểu cái chi mà chim cũng làm, bướm à không ong cũng làm, sang cũng làm, hèn cũng không thể không làm...

http://www.goear.com/listen/d233329/Lets-Do-It--ella-fitzgerald

Nếu làm hổng được thì... mơ đỡ vậy. Tất nhiên ngủ mới mơ được nhưng ráng bắt cho được cái cõi mộng mị đem về cõi thức mừ ngẩn ngơ. Nhạc của Secret Garden (dịch là mật viên hay huyền viên zậy), một cô Ái Nhĩ Lan với một chàng xứ Na Uy mà lại hoà hợp rất dịu dàng pha chút âm sắc Trung Hoa để rượt theo mơ huyền, nghe cũng tê tê:

http://www.goear.com/listen/253a9ad/Dreamcatcher--Secret-Garden

Để tỉnh lại thì chuyển ngoặt, đảo phách như sin cốp qua cái này, là cái chi, biết chít à nghen:

http://www.goear.com/listen/cf5985f/sereia-suba

Một lần, mà ngã ngớn nghe được cả ba món đã thiệt.

Sunday, 29 November 2009

Say nước, say hồn

Ngày nọ tete được mời ăn tối tại một nhà hàng khá sang trọng là song ngư - nhà biệt thự kiểu pháp, món ăn hoa pháp việt vân vân các nước đề huề. Chủ tiệc (ngừi trả tiền á) là hai tay Singapore lão luyện ẩm thực trường thiên. Một tay hơi mập nói ít. Một tay dong dỏng ăn uống nhiều hơn nên cũng nói nhiều hơn.

Tay này cũng rất hoạt bát và ưa chuyện. Hắn tâm sự, tao vừa mới tuyển ngừi xong nên cũng hơi mệt và tới hơi muộn. Hỏi tuyển okie ko. Okie. Vậy kể chi. Hắn biểu là vầy: tao có hỏi tất cả ứng viên một câu mà không có ai trả lời làm tao hài lòng hết trọi.

Uả mày hỏi tất cả ứng viên có ưa mi không hả? Không. Ta hỏi rượu nào là đặc trưng của Việt Nam chúng mày. Đặc sắc của nó là gì.

Ơ. Vậy nếu tao trả lời mà mày ưng bụng thì có tuyển tao vào làm đày tớ cho mày ko?

Nói dóc vậy thui chứ tete vận dụng hết tu vi ăn nhậu từ thuở còn hàn vi cho đến hiện thời vẫn tiếp tục vi hàn thì có tìm được và nói cho hắn hiểu không nhỉ? Lại còn phải chuyển từ tiếng Việt giàu mà sang, đẹp mà tìm ẩn sang tiếng Anh nghèo mà hèn, đẹp mà lồ lộ. Khổ thân. Iem thấy mình yếu đều cả hai thứ tiếng này nhưng tới cái thế này thì phải liều mình như chẳng có dù khiêm tốn thực thà và... rất cảm dũng!

Thôi thì nhớ các cụ và các bác các chú rồi tới các đồng đội lưu linh (chưa biết các cháu nhoi nhoi ý làm sao)... biểu cuốc lủi là thứ quốc hồn quốc túy (có chữ túy chắc cũng đúng được ½ nửa rồi).

Tete mới chiêu một ngụm bia bảo, tụi tao có rượu gạo nấu bằng gạo. Mà mày biết gạo là thứ chi không? Sợ hắn biết, tete nổ luôn là hạt ngọc của trời cho dân tao đó.

Tửu dân (người nấu rượu, là tete chế ra dựa vô chữ diêm dân là người làm muối) tới cuối hạ hàng năm phải chọn những thửa ruộng thượng đẳng điền, luá mọc đều, vàng ươm, hạt mẩy, dày dặt (ném cái bầu rượu lên đám luá này mà bầu rượu không rớt mất) để quyết định chọn thửa nào để thu nguyên liệu.

Sau đó, vào đầu thu khi trời đất lừng xừng chuyển mùa, âm dương giao hoà, cây cỏ hơi uể oải, không khí nhuốm màu thu vì nắng bắt đầu vàng như mật ong, gió liêu xiêu, lá bay vèo vèo v.v. tửu dân mới lấy cái lược lục ngọc gia truyền tới từng cây luá, lựa từng bông luá rồi mới dùng lược này hái từng hạt ngọc, từng hạt ngọc...

Hắn nghe tới đây không biết tưởng tưởng sao nuốt nước miếng cái ực, mắt không chớp dù miệng chép chép, ồ lên ba tiếng...

Luá sau đó được hạ thổ (là đổ xuống đấy, vậy thui) cho diụ lại và lấy thêm chất âm của mẹ rồi đổ vào cái cối xay bằng gỗ và đá xanh mà từ tốn biến thành gạo. Mà phải trinh nữ mới được giả gạo này à nghen. Gạo vừa đau vì bị lột da nhưng cũng vừa thấm đẩm mùi mồ hôi người giả, mùi khói oi oi của đủ thứ cây, mùi vườn cây nguyên khôi bên nhà... nên cũng nhuốm vị khó tả rùi nghe bạn sing kia...

Tete định nỗ tiếp về các công đoạn tiếp theo thì bạn sing chắc không chịu nổi ngoắc người phục vụ lại.

Nhà hàng có rượu gạo không?

Dà, tụi em chỉ có rượu tây thui.

Vậy mua giúp được hông?

Dạ quý khách thông cảm.

Kỳ zậy, xếp của chú đâu.

Một ông mặc áo vét chạy tới, nghe xong, thấy đâu có gì mà kỳ, nhà hàng có vậy thui à. À mà có vốtka Việt Nam uống đở nghe.

Bạn sing ngó qua tete ý chừng hỏi được không? Làm như tete là tửu đồ hảo hạng. khoái ghia.

Tete cũng muốn nhà hàng bán được hàng (hông có chút tiền cò nào nghe) nên bảo ừ cũng tạm đó bạn sing nhưng rượu này nấu theo kiểu công nghiệp nghe...

Thôi tới giờ đi làm một ngụm say nước hay nước say đây, bữa khác hầu chuyện tiếp!

Friday, 20 November 2009

Chuyện cừi (st)

Tại một trường đại học, người ta yêu cầu sinh viên viết một câu chuyện cực ngắn nhưng vẫn phải bao gồm đầy đủ 4 nội dung:

Tôn giáo,

Phong kiến,

Tình dục và

Huyền bí.

Bài được giải cao nhất thế này:

“ Lạy Chúa”. Nữ Hoàng tự nhủ. “Ta có thai rồi. Không hiểu là gã nào nhỉ".

Phiên bản tete hoá:

"Ala!", vua than, "trẫm liệt ư, cung tần mỹ nữ mà chi, aí za".

Saturday, 14 November 2009

Đi và đến

Sao không đi rồi đến mà còn và chi cho rắc rối mà không có tính timeline chi hết vậy. Đi đâu mới được đây... Đó! đi riết mừ viết bài 2 đời nào giờ mới viết bài 1. tete có nét giống tây độc ghia, vận công là phải cắm đầu xuống đất, mông nở lên trời!

Ông giáo Pháp nhưng vẫn là người Việt nên ổng dễ thương thấy rõ: bài của ổng hơn gấp ba lần bài của Jobs (7342 so với 2248 từ). Chắc tại Việt Nam ham to, nói chi cũng có đầu có đủa (coi chừng cháy wần the). Nhưng đừng tưởng ổng nói dài, nói dai đâm ra nói dại. Đọc bài của giáo sư em họ được bao nhiêu là chuyện, ước chi ổng nói dài hơn, híc. Cũng may tete đã có đọc được hình như được tới... 1 (một) cuốn của GS. Cao Huy Thuần nên mới can đảm đọc hết cả bài diễn thuyết trong lễ khai giảng năm học mới đại học Hoa Sen hôm 21/10/2009.

Chắc quen kiểu Pháp nên thầy mở đầu rất đíplômatít khen trường rồi chỉ có đoạn mở đầu mà dạy luôn tới 2-4 chuyện và đặc biệt là ý nghĩa của lễ nghi (lấy tận bên môn dân tộc học, xa thiệt): lễ nghi quan trọng vô cùng trong xã hội, bởi vì đó là cách truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc đến đầu và tim của mỗi thành viên, thắt chặt tình liên đới và thắp lên một hoài bão cộng đồng.

Giáo sư thiệt là khéo gì đâu khi móc giò lái bằng cái thế “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri...” khi vô là phủ định cái bịch rồi khẳng định cái... bịch “Tôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào...”.

Nhờ giáo sư mới được mở rộng kiến thức a bờ cờ, thì ra con ngừi chỗ đâu cũng giống chỗ mô “Thế thì, đại học Âu Mỹ đang biến chuyển thế nào? Tại sao đây là những biến chuyển sâu rộng, như đang vượt giai đoạn? Tôi bắt đầu bằng một tình trạng xảy ra đã khá lâu, hàng chục năm nay, có thể xem như nguyên nhân xa, nhưng lại là nguyên nhân đầu tiên, đầu mối của những biến chuyển tiếp theo sau đó. Tình trạng này xảy ra khắp nơi, ở ta cũng vậy: đó là sự bùng nổ của đại học, từ đại học dành cho một thiểu số ưu tú đến đại học mở ra cho quảng đại quần chúng. Chỉ trong vòng 30 năm thôi, từ 1965 đến 1995, trong các nước đã phát triển, tỷ số sinh viên trong dân chúng đã tăng từ 10% lên 45%. Ở Pháp chẳng hạn, năm 1960 chỉ có 310.000 sinh viên ghi danh; năm 2001 con số ấy tăng lên 2,1 triệu. Như một quả bóng, dân số đại học căng lên như muốn vỡ tung, đặt ra không biết bao nhiêu vấn đề cho Nhà nước, cho xã hội, cho chính trị, cho chính sự quân bình trong lòng đại học, cho chính sự điều hành, quản lý, hoạt động nội bộ của đại học”.

Thì ra đại học ở Mỹ và châu Âu khác nhau nhiều lắm, không chỉ học phí, dạng trường mà cả triết lý “...là đại học Mỹ đã nằm trong guồng máy vận hành của tư bản chủ nghĩa từ lâu, kinh doanh không phải là vấn đề mới ; trái lại, ở Âu châu, đại học công không có quyền kinh doanh”, thương cho thế giới cũ ghê nơi. Ko lẽ để chú Sam mún làm gì thì làm.

Nhưng “Muốn cạnh tranh phải mạnh như Mỹ, mà muốn mạnh như Mỹ thì phải có tiền. Đâu phải chỉ ở Việt Nam ta tiền đâu là chuyện đầu tiên? Các đại học Âu châu và các Nhà nước ở Âu châu phải điên cái đầu để cải tổ lại nguyên tắc...”

Giáo sư huỵch toẹt:

“Tại vì các đại học Mỹ đã biến kiến thức thành một món hàng, và kiến thức ngày nay là món hàng quan trọng nhất, quan trọng đến nỗi kinh tế đã chuyển từ kinh tế công nghệ qua kinh tế tri thức. Tri thức trở thành mũi nhọn trong sức mạnh của một nước, là chìa khóa mở cửa thành công cho cạnh tranh. Mà tri thức nằm ở đâu là chính nếu không phải là trong đại học? Bởi vậy, nói rằng các đại học cạnh tranh là nói ở mức thấp; phải nói ở mức cao rằng: chính các quốc gia cạnh tranh nhau qua hệ thống đại học của mình. Đại học mạnh thì nước mạnh; đại học yếu thì nước sụm bà chè”.

Trong quá trình luận giải của bài nói, tete là em học thêm được nhiều điển tích, từ chuyên môn, từ nguyên ví dụ kiến thức là gì (ai lại hỏi câu này trời, ai mà không biết chứ?); biết thêm câu này thật là thi vị (vô ziên gì đâu vì đây là câu thơ mờ tete): “...thi sĩ Anh John Keats : "Một cái gì Đẹp là một nguồn vui bất tận" (A thing of Beauty is a joy forever)” hay “University lấy gốc từ chữ la tinh Universitas, và universitas có nghĩa là một cộng đồng gồm thầy và trò”.  Nhứt là học thêm được 1 câu latin "Digmus est intrare": Nghĩa của nó là: vị này xứng đáng để đi vào”.

Ông giáo này văn chương cũng trớ trêu lắm: “Nhưng, có thật đại học Mỹ đã bán linh hồn cho mụ Tú Bà xí nghiệp rồi chăng?” Muốn biết thì ráng đọc chứ đừng tin lời diễn nôm đôi lúc tầm xàm của thằng cha tete cha căng chú kiết.

Nếu kiên nhẫn mí bạn còn biết được đại học Mỹ với đại học Âu châu cùng uống nước nguồn ở đâu (không giống cây kơnia, chắc vậy). Biết tại sao gọi là liberal arts, gồm những môn gì và để làm chi rất là hi hi, hì hì.

Để kết luận giáo sư hỏi khơi khơi, rùi trả lời lun (chứ ai mừ biết): “Ngay ở Mỹ, nơi mà thị trường là vua, đại học có phận sự gì? Phát triển kiến thức là một; phát triển con người của mỗi cá nhân là hai; phát triển những giá trị xã hội và văn hóa là ba; thứ tư mới là huấn luyện nghề nghiệp. Hỏi đại học nào, họ cũng đều nói: đó là bốn mục tiêu căn bản truyền thừa trong đại học Mỹ từ trăm năm trước đây. Dù cao, dù thấp, dù danh tiếng, dù tầm thường, đại học nào cũng nhất trí với nhau trên một quan niệm căn bản: mô hình liberal arts đặc biệt của Mỹ là quan trọng trong bốn năm đầu. Mục đích của liberal arts, tôi nhắc lại, là giáo dục một con người tự do. Tự do đối với tất cả mọi thế lực”.

Xong.

Kết luận: ”Các bạn thân mến, đó là lời nhắn nhủ nhỏ bé mà tôi gửi đến các bạn hôm nay”.

 Đọc toàn văn tại đây:

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-21-huong-di-cua-dai-hoc

Friday, 30 October 2009

Khát và khờ!

Duyên phận thế nào hổng biết mừ gần đây tui được đọc hai bài diễn văn.

Bài đầu (tức được đọc trước) là của một vị giáo sư Pháp gốc Việt diễn thuyết trong lễ khai giảng năm học mới của một trường đại học ở Việt Nam (tạm gọi là 1 nghen). Bài cuối (tức đọc sau) là của một vị giám đốc người Mỹ gốc Mỹ (gọi là 2 vậy) thuyết trong lế tốt nghiệp một trường đại học bên Mỹ.

Chỗ này nên mở ngoặc ghi chú chút há. Ghi chú: Commencement ceremony: Lễ tốt nghiệp để trao bằng cho những người tốt nghiệp (trung học, đại học). Tuy về hiện tượng thì là kết thúc, hoàn tất nhưng chữ commencement lại có nghĩa là bắt đầu. Lý do: người ta xem tốt nghiệp (trung học, đại học) như bước khởi đầu, chia đi muôn nơi mỗi người mỗi cảnh. Đừng vội tưởng tốt nghiệp là ngon rồi nghen là okie rồi là phẻ rồi... Vậy lễ khai giảng là chi? Matriculation ceremony. Tuy nhiên, Việt Nam mình lại hay dùng là opening ceremony of trường xx nào đó!

Ông Steve Jobs phát biểu cho lễ tốt nghiệp 2005 của trường đại học Stanford. Phần mở đầu ngắn gọn, đơn giản pha chút dí dỏm nhờ tính tự trào. tạm dịch:

Hôm nay anh rất vinh dự góp mặt với các cô chú tại buổi lễ tốt nghiệp của một trong những trường đại học xịn nhứt thế giới. Anh chưa bao giờ tốt nghiệp đại học. Thú thiệt, đây là dịp mà anh được xáp gần nhứt một buổi lễ tốt nghiệp. Bữa nay anh chỉ muốn tâm tình với các cô chú ba câu chuyện đời của chính anh. Zị thui. Chẳng có chi to tát. Chỉ ba câu chuyện.

Tuy nhiên, khi tete xem video thì thấy phong cách này không nghiêm túc và phù hợp vì thấy trong buổi lễ tuy có sinh viên mặc quần soọc nhưng cũng có mấy vị giáo sư khả kính. Quan trọng hơn là Jobs hổng có cười dù nhiều lúc cũng hơi mỉn chi.

Mấy bạn có thể đọc bản gốc (http://news.stanford.edu/news/2005/june15/jobs-061505.html)

và xem video (http://www.youtube.com/watch?v=UF8uR6Z6KLc).

Vậy phiên bản 2 là vầy (thấy cũng tạm ổn, ai sửa giúp thì rất cảm ơn):

Hôm nay tôi rất vinh dự có mặt với quý vị tại buổi lễ tốt nghiệp của một trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học. Thú thật, đây là dịp mà tôi được lại gần nhất một buổi lễ tốt nghiệp. Hôm nay tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện của chính mình. Vậy thôi. Không có gì to tát. Chỉ ba câu chuyện.

“The first story is about connecting the dots”.

Nối liền các điểm. Ngữ nghĩa và ẩn ý của câu chuyện này thật nên thơ, trong sáng mà vẫn miên viễn... như một ám ảnh dễ thương của những những cô bé, cậu bé, mắm môi, tì người đến xiêu vẹo, đổ mồ hôi hột để nối những điểm vô định trên trang giấy, nôn nóng tìm cho được hình ảnh ẩn giấu... Steve đã rất thân thương và tâm cảm về những dấu chấm của chính mình.

Tuy đã bỏ học vì chán (drop out) nhưng ông lại dự thính (drop in) lớp thư pháp (calligraphy) và mười năm sau, cái đót thư pháp đó kết nối vơí thiết kế phông chữ trên máy ma-kin-tót. Đúng là biết ra sao ngày sau - que cera cera; nói theo tiếng Mỹ của Jobs là “Of course it was impossible to connect the dots looking forward...”. Nhưng các bạn trẻ phải tin rằng những dấu chấm này sẽ tìm thấy nhau ở ngày mai “So you have to trust that the dots will somehow connect in your future”. Phải có niềm tin hay thậm chí đức tin “You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever”.

“...love and loss”.

Tình yêu và mất sạch. 20 tuổi, sáng lập Apple trong nhà để xe và chỉ 10 năm sau đã có trị giá 2 tỷ đô la Mỹ. 30 tuổi bị đuổi khỏi công ty do chính mình sáng lập. Một thất bại mang tính hủy diệt, gọi là gì ha terminator. Ngày xưa tete từng nghe một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người là thành công sớm nhưng cảm thấy rất ư chi là vô lý.

Quả là đoạn trường phải qua cầu mới biết đứt ruột gan. Jobs cũng chả kệch cỡm mừ biểu chuyện đó đối với ông là chuyện nhỏ, ổng thú thiệt là cũng tuyệt vọng tưởng đã chơi đời tới bến lun cho rồi. Vậy mà nhờ cái chi mà ổng gượng được. “I still loved what I did”... “but I was still in love”. Hơn nữa, thay vì mang thập tự của sự thành công là sự thanh thản của một kẻ tay trắng, trầm tĩnh vì không ngạo nghễ biết chắc bất cứ cái chi “The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything” và rồi... “and fell in love with an amazing woman who would become my wife”.

Tiền hung hậu kiết ghê hả Jobs? Hông phải vậy đâu tete. Jobs nói cho mà biết nè: đời nhiều lúc phang nguyên cục gạch vô đầu chú (anh thì bị rồi như chú nói nảy giờ). Zị đó. Don't lose faith.

Bằng mọi giá phải tìm cho được tình yêu của mình. Chưa tìm thấy. Tìm tiếp. Tìm. Tìm nữa. Tìm mãi... Không thoả hiệp. Đừng thoả hiệp. Tìm ở đâu? Sao biết là sẽ tìm thấy. Jobs biểu, không biết có duy ý chí hông nhưng chắc cú là duy tâm. Nè: “As with all matters of the heart, you'll know when you find it”. Con tim mách bảo cho biết, không lẽ tim lại đi lừa chủ tim. “So keep looking until you find it. Don't settle”.

“My third story is about death”.

Sự chết. Ai cũng từng biết câu này, hãy sống mỗi ngày như thể ngày mai bạn sẽ không còn nữa. Khó. Nếu lấy câu này khuyên người khác. Xạo. J

obs thì có quyền nói điều đó nhưng ổng nói giản dị cách đây 1 năm (là năm 2004) bác sỹ phát hiện tui bị ung thư và không chữa được và sống giỏi lắm thêm 3-6 tháng. Nhờ bác sỹ của Jobs chê, tete học được thêm một câu “My doctor advised me to go home and get my affairs in order, which is doctor's code for prepare to die”, bác sỹ xài chi cái cốt ác nhơn. Jobs thì đơn giản “I lived with that diagnosis all day”. Và cũng giản dị tâm tình giờ tui nói điều đó với mấy du là từ trãi nghiệm của mình chứ hổng phải nghiêm túc nói đến cái chết chỉ theo cái khái niệm manh tính trí tuệ chi chi đâu.

Hổng lẽ hổng tin Jobs (bạn tui, tui thích kết bạn đơn phương) khi bạn ấy nói hãy lắng nghe tận trong thẳm sâu của chính mình, can đảm đi theo con tim và trực giác vì thời gian ngắn ngủi lắm (chắc Jobs không dám ví von thẳng băng như ga bri en mác két trong 100 năm cô đơn) vì chúng biết “They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary”.

Để kết thúc, Jobs nhắc lại ấn bản kỳ diệu được coi là sách gối đầu giường thế hệ của mình - “The Whole Earth Catalog” của Stewart Brand, xứ Menlo Park (cũng gần Stanford).

Ấn bản này kết thúc vào giữa những năm 70, lúc Jobs bằng tuổi những sinh viên trong buổi lễ, và trên bìa sau của số cuối cùng là bức ảnh con đường quê trong sớm tinh mơ. Bên dưới là những con chữ mà chính Jobs luôn ước ao.

Trao lại.

"Stay Hungry. Stay Foolish."

Saturday, 24 October 2009

Ngoài kia có mặt trời, hoàng hôn, không có chú bé

Hôm qua, điện thoại đổ chuông í éo, ì ì...

Tete ra cà phê phê nét sô lây gặp chút coi. Chòy ông bạn này tự nhiên kiu mình uống ca phé là sao. Lại còn phê nét gì gì nghe ghê vậy, có phải là kíu nét hông zậy ông. Hơ sô lây là có sô coi xong là lây lun hả.

tete e thẹn hỏi lại: ở chỗ mô rứa ông bạn, chỗ đó bán cafe hả?

ừ, caphe rất phê.

Không rủ sạch lòng trần, tete vội vàng thắng ngựa, thúc nước kiệu hết ga chạy tới liền. chưn thì đạp cương, tay thì vặn ga, đầu thì tưởng tượng... thiện tai.

Cái tiệm chi mừ dòm ngoài thấy thiệt là khả nghi, cu cũ, bảng hiệu nhòm hoài hổng thấy lại hơi u u tối tối, mừ cũng chả thấy lối lên... hỏi cô bán thuốc lá góc đường: đây bán ca phé hông cô. Tui chỉ bán thuốc thui chú, đang khuyến mãi nè. Vậy đây có tiệm cà phê hông cô. Đó. Là đâu, có thấy gì đâu... Nhòm lên đầu chú á, đừng dòm tui (chời làm như tete này thích nhòm, chỉ có cái là mắt tete kém nên cứ trợn trợn một phiá thui bà).

Á, phải lên cầu thang. Gửi xe đâu? Thì ở chỗ có bảng ghi “gửi xe” á em. Thấy tete cũng thiệt thà, chân chất, đờ mặt ra như ngỗng gặp cáo, cô ấy biểu hay để xe đây giữ giùm cho nếu lên chút xiú thui.

Tui lên đó phê nét mừ chút xiú sao được rồi lủi thủi kiếm chỗ cột con ngựa lợi (sau khi nghe bả hướng dẫn nơi chốn đồng xanh chuyên giữ ngựa nghẻo).

Ồ một chiếc cầu thang thoai thoải nép mình bên góc nhà. Lót gạch bông đời xưa lắc, thắp đèn vàng hơi tối, chạy ngoằn ngoè lên lầu 1. Có cả nhà của người ta ở, có nhiều lối đi... may mà có mũi tên chỉ chỗ phê nét nên cũng tới nơi. Hả, cửa kiếng, sàn gỗ, trang trí nội thất đàng hoàng (là ghế bàn riêng chứ không phải mua sỉ ngoài ngô gia tự).

Chỗ này hay và có cá tính á. Sa lông, sô pha, bàn ăn, quày ba, bàn con và quày pha chế rất có nghề.

Trời đã quá bãng lãng hoàng hôm một tí nên trong quán đèn chắc cũng thắp một ít toả ra màu cam âm ấm trét lên cái cửa sổ bự chảng phơn phớt tím ngoài kia.

Ông bạn ngồi ngay cái bộ sa lông đó, kiu tete uống gì. Trời ra đây uống càphê thui hả.

Ờ.

Thì ra phê nét không phải là tiếng hán việt như tete dịch. Hắn là tiếng pháp việt như ngừi ta dịch La Fenetre de Soleil - cửa sổ mặt trời. ngữ cảnh lúc đó thì nên gọi là cửa sổ hoàng hôn, muộn chút chắc gọi cửa sổ tối thui.

Thì ra quán này của tay Nhựt bổn Takayuki Sawamura, nhà thiết kế thời trang (từng có sô trình diễn thời trang tại VN với nhãn Thara hay Thaka gì đó).

Đúng là ngừi dễ thương như tete đi đâu cũng gặp các thứ, các loại dễ thương.

Quán này hay á.

Đi nhớ rủ tete đi ké.

Hôm nay chả thấy điện thoại nhút nhít tí ti gì...

Gửi xe: Đúng là có chỗ ghi bảng “gửi xe” thiệt:

1. Quán nướng BBQ trong thư viện (góc nam kỳ, lê thánh tôn) nhưng nếu người gửi xe hỏi đi đâu thì phải la thiệt to là tui đi ăn đồ nướng chứ không đi đọc sách, nói sai là ngựa nghẽo gì cũng mời ra hít.

2. Nhà triển lãm thành phố (chỗ hay bán sách ế á) đối diện xéo với ks norkfork, chỗ này khỏi khai đi đâu nhưng nếu muốn để ngoài cho dễ lấy thì nói nho nhỏ tui đi uống cà phê chút xiú à nghen.

3. phóng khoáng hơn thì phi thẳng vô ks norkfork nhưng nói sao với mấy anh bảo vệ thì tete hổng biết (chắc cũng dễ thui với trình độ của mí bạn).

Tuesday, 20 October 2009

Cảm xúc

“Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi”

Hồ Dzếnh, 1943.

Đây là khổ cuối bài “Cảm xúc” trong tập thơ Quê ngoại của nhà thơ thích dở dang, lửng lơ kiểu “cho nghìn sau.. lơ lửng với nghìn xưa...”. Cụ ấy tên thật là Hà Triệu Anh (âm Quảng Đông là Hồi-Tsìu-Ding)...

Thấy chữ "hy sinh" mình cũng thắc mắc nên cố công tra thử trong từ điển Hán Việt Thiều Chửu thì thấy gốc từ chữ Hán như thế này 犧牲.

Hy là con muông thuần sắc dùng để cúng tế gọi là hy. Ngày xưa, vua Thang cầu mưa, tự phục trước miếu thay làm con muông để lễ, vì thế người ta quen gọi những người bỏ cả đời mình đi để làm cho đạt một sự gì là hy sinh 犧牲 .
Sinh là muông sinh. Con vật nuôi gọi là súc 畜, dùng để cúng gọi là sinh 牲.

Tây thì bảo hy sinh là "to make sacred", Từ điển Oxford hay Merriam Webster thì định nghĩa sacrifice (gốc latin sacrificium) là từ bỏ những thứ quan trọng, có giá trị để đạt được điều quan trọng hơn; thứ dâng hiến cho thượng đế để nó trở thành linh thiêng, thánh vật...

Hèn chi phụ nữ ngay khi sống cũng là khi đang trở thành thánh.

Friday, 9 October 2009

Mi Là Người Bình Thường

Cũng còn may là chưa phải mi là ngừi tầm thường! Hay phải nói là uổng quá, sao không tầm thường để khỏi phải ràng buộc trong các quy cách bình thường mờ nhiều lúc cũng mịt mờ, phờ râu (nếu là đờn ông) lắm chứ bộ cái thứ ê ti két tiếp giao. 27 truyện ngắn. Cụ Đạt dành hẳn một trang tâm tình, tóm gọn:

 

Tôi lớn lên như một đưá trẻ bị bỏ quên

Lấy sách làm quê, trong tình thương của chữ.

Mối tình chữ nó theo đuổi tôi suốt đời.

Tự sự

 

Cụ có tình với chữ, mừ chắc là sâu đậm, gian nan, riết róng lắm nên truyện nào văn cũng gọt, giũa, khắc, đánh bóng... lắm lắm công phu như các nghệ nhân mài kiếm Nhật (katana) chay tịnh, khổ ải trong huyền khúc gần như hành đạo này. Chữ bóng lên, ánh men rạng của lửa luyện trên ngàn độ suy tư gợi đến những chén sứ mong manh, tinh xảo men lam hay rực rỡ của sắc Minh Long tụ ngưng sau cả ngàn ngày cháy bỏng. Nhiều chỗ đọc đau đau. Nhiều nơi vọng nỗi đau đáu... Không thiếu nét sâu cay hằn vết khắc của thời gian, thời thế, mai miả mà tĩnh, dí dỏm mà chát. Có chỗ tình sâu thẳm mà đoạn tâm can...

 

 

Bài Haiku. Câu thơ khổ tu xí xoá nợ luân hồi

Mi là người bình thường. Lời rườm mơ ước rởm gửi ngoài kia

Hèn đại nhân. Trình làng người dăm chữ ngụ cư

Người mẹ điên. Lòng trọn đời thương tật nỗi thiên thanh

Bữa tiệc của Flôbe. Bà Bôvari chính là tôi F.L

Vùng may rủi. Đêm đường hầm  ngày xúc xắc chưa gieo

Bức cổ họa. Trăng Ba Vì sao đổi chữ thiên di

Lá thư tuyệt mệnh.

Dăm mẫu tự cốt hình làm vốn thông lưu

Trang sành thảo một hàng thư tình cỏ...

Đám ma Sekhốp. Tình mồ ba thước nhắc cỏ thầm xuân

Bức tranh có ma.

Đường nắng cánh sen đèn hội má

Vườn màu hoa con gái bướm phù dâu

Cây đàn Long Môn. Nhựa nhạc phồng con nốt khuông xuân...

Tượng Balzắc. Tượng khổng lồ, mộ giấy đá vô danh

Hội viếng liễu. Xanh thanh minh thơ thổi liễu vô hình

Người họa sĩ da màu. Nơi tên là buổi sớm ở đâu? E. Dickinson

Lầu hạc vàng. Không tận xanh thơ thở trắng trời

Con báo hoa xứ tuyết. Cầm tên em đi tìm

Chữ tín. Cái lý không phải bao giờ cũng có lý - Anaxagorơ

Con sư tử điên. Hay kiếp trước ta làm thân sư tử

Nữ tu sĩ chữ. Một huệ tình ơn chữ ngộ thừa yêu

Ông danh lam thắng cảnh. Em đùi thắng cảnh mắt danh lam

Yêu bóng. Mưa bóng lông mày yêu bóng ai...

Những tình khúc mồ côi. Một mặt mình bầu bạn cũng không xong

Bức chân dung. Em về trắng đầy cong khung nhớ

Pho tượng. Mây trắng ngàn năm ơi em Cổ tích

Tim vĩ cầm.

Chập chững khuông cầm

lòng lạc ngã tương tư

Mỹ viện. Tóc hoa đèn tim lần sử trang em

Mimơza. Vườn thức một mùi hoa đi vắng

 

Tác giả: Lê Đạt.

Nhà xuất bản: Nxb Phụ Nữ

Số trang: 296

Kích thước: 14x20.5 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Trọng lượng: 285 gram

Ngày xuất bản: 06 - 2008

Giá bìa: 34.000 VNĐ

 

Ghi chú:

Ráng học đòi văn phong của cụ Lê gõ chữ muốn trẹo óc cho có chút hơi hướm cổ kính, biền ngẫu mà sao như món ăn fastfood đã bị nẫu, híc.

Mỗi truyện đều có câu dẫn (chữ nghiêng) rất nén của ngài Phu chữ.

Chuyện tình thì tô màu tím cho nó hoang dã mà... hiền, cho nó sâu mà... nông nỗi!

Nên đọc thong thả thui chứ đọc nhanh wá (như ngưu ẩm) thì sẽ thấy nhiều chỗ sao quen quen, trùng lắp.

34.000/27: khoảng ngàn mấy một truyện, công nhận quy mô làm giảm giá thành ấn tượng ghia.

Thursday, 1 October 2009

Mất mà không mà vẫn mất

DSC_1623Nếu không tính phần đề từ (prologue) và hậu từ (epilogue), sách có 133 chương 509 trang. Đọc muốn khùng lun, tưởng đâu là lose rồi lost lun tete rùi, hịc.

Mở đầu là câu: Điều bí hiểm là làm sao để chít “the secret is how to die”.

Kết chỉ bằng một chữ: hy vọng “hope”. Hoá ra bí mật của sự chết là niềm hy vọng. hấp.

ở giữa tức nhiên là vô số tình tiết li kỳ, bi thương, hung hiểm v.v. với sự tham gia của cả, cia làm chạy theo cái ông giáo Langdon từ 6 giờ sáng đến nửa đêm muốn hụt hơi. Một chi tiết thú vị là giả kim thuật có hình thể mới là giả kim thuật biểu tượng! và biểu tượng kì dị circumpunct, trước giờ thấy wài mừ hổng biết.

Một vài câu thần chú trong chiện như Ordo ab Chao, đọc nghe như món ó áp chảo nhưng thiệt ra họ dịch thành anh ngữ là order from chaos (không biết liên quan chi với thuyết hỗn mang không).

Jeova Sanctus Unus - One true God

Apotheosis là sự thần hoá, ngừi trở thành thần hay thượng đế hay đấng sáng tạo hay đốn ngộ hay giác ngộ hay ngộ... ngộ chưa.

Laus Deo - Praise God

Vì bạn chính là god chỉ là do u mê ám chướng mừ quên mất nên cứ đi tìm wài wài ở... ngoài bo đi, hì.

Hu.

Thursday, 17 September 2009

Sách bốc bóc

LostSymbol_1617

To live in the world without becoming aware of the meaning of the world is like wandering about in a great library without touching the books.

The Secret Teachings Of All Ages

 

Wednesday, 9 September 2009

Iu ướt át... vẹc

Hơ! Hôm nay sao tình cờ đọc mấy cái bài ướt át zị trời hỡi đất.

Bài của cô Tư  viết cho má cổ, cho chính cổ và chắc cho con cổ, híc.

Thực ra cổ viết vậy nhưng đọc vẫn thấy nhiều người trong đó, mỗi người trong đó. Lay động. man mác. Tức nhiên là hơi buồn vương vương và một ti cam chịu.

Má, con và… http://ngngtu.blogspot.com/2009/09/ma-con-va.html

 

 

Chiện này thì hơi “cổ tích” hơn chút xíu nhưng hổng lẽ mấy bồ mất khả năng cảm nhận chiện cổ tích sao. Wá đáng (ơ, tự phê nghe, he he). Nhưng mừ chi tới tột đỉnh cho khổ vì lên cao nhứt thì còn chỗ đâu mừ lên tiếp. xuống, xuống ngay. Dạ!

http://www.viet-studies.info/NguyenThuyAi_TotDinhTinhYeu.htm#6

 

Chuyện thứ ba “cổ điển” hơn: Theo một nghiên cứu khoa học gần đây của đại học Stanford Mỹ thì ai làm nhiều việc cùng lúc thì làm dở ẹc như con... vẹc. khẹc. làm chi thì làm 1 (viết bằng chữ là Một) chiện thui, cùng lắm là vừa làm 1 việc đó vừa nghe thêm nhạc. Đa nhiệm hay nói kiểu ai cũng bít là nhiều chiện thường không tập trung, ziệc nọ xọ việc kia. Nhớ hông, email cho xếp lúc đang coi phin chưởi nhau thì thế nào cũng nghe xíp gọi điện “em chửi anh hay như phin”.

Hờ hờ, tê tê đi lau cho khô đêy.

Saturday, 29 August 2009

Biểu kiến, thành kiến, thiên kiến, chánh kiến...

BieuKien_IncubatorBias-624

Cái tựa chi mờ kiến quá trời, tụi hắn bu vô thì ui thui.

Số là ngày nọ do một số trục trặc, tete mới tay kìm tay kẹp sửa một chi tiết của cái máy giặt (chạy bằng điện, hổng chạy bằng cơm). Giời đày. Thấy rõ ràng là dễ ẹc. Làm rõ ràng cũng ẹc dễ lun. Làm wuài hổng được. wê.

Tete mới lớn giọng biểu vậy, bây đâu, ra tiệm mua cái chi tiết mới đi, cái này hỏng.

Chi tiết mới được đem về, bóng loáng, còn thơm nức mùi tiệm (là mùi gì?).

Tete không cần hắng giọng, tay kìm tay kẹp lại sửa chi tiết của cái máy giặt (chạy bằng điện). Giời ui. Làm rõ ràng cũng ẹc dễ lun. Làm wuài hổng được. wê phiên bản pờ lớt. Định thét bây đâu ra mua cái mới. Vậy thì kỳ tới hai cục. Thôi.

Bây đâu! Mai kêu thợ tới sửa nghe, giờ têtê bận rùi, ờ mà cũng nói thiệt lun là hổng biết vặn cái này - têtê giỏi vặn mấy cái khác. Vậy là mình cũng biết phục thiện, biết thì nói là biết, không biết thì nói là biết rành cái khác. Thành thật. tốt thui.

Sao thấy dễ dị mừ không làm được là làm sao!

Vừa cởi hết đồ leo vô bồn tắm tự nhiên nhớ ông ạc si mét rồi nghĩ lại cái máy giặt tự nhiên têtê bừng sáng tâm ý, nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy ra khỏi nhà, à không chạy ra khỏi phòng tắm, chụp lấy cái cờ lê. Rồi chạy vô lại phòng tắm. tê có phải là si mét mô. Mặc đồ lại đàng quàng, thong thả ra chỗ cái máy giặt, mỉm cừi cừi một mình. Vặn một cái. ờ rê ca. được rồi. ta nói sướng wên tắm lun. Thì ra tê thấy vậy, rùi làm vậy mừ làm trật lất. thấy vầy làm khác chút nhưng đúng, làm trúng. Cái thấy sao mừ hiểm nguy ngặt nghèo thiệt chứ giỡn sao. Hèn chi người ta mới gọi là biểu kiến tức là thấy ở ngoài khơi khơi zị thui.

Chuyển động biểu kiến là thấy mặt trời quay quanh trái đất, cả ngàn năm ai cũng tin vậy và nói vậy nên thuyết nhật tâm là chính kiến. Xưa ông chi chi đó (ông Jordano Bruno) bị lên giàn thiêu là cũng bởi cái tật biết mà bày đặt la lớn là biết mần chi cho bị đốt, tri kiến mà chảnh với chánh kiến (thời đó), hứ. Chắc cảm thương ông này mà mấy trăm năm sau ông enxìteng mới cảm thán thành cái câu phá vở thành kiến còn khó hơn phá vở hạt nhân nguyên tử.

Têtê tui làm hại mình (mất mấy chục ngàn chứ ít hả) nhưng cũng làm lợi cho xã hội nói chung (mấy chục ngàn chứ ít hả) vậy là nói cho bác học là tuy kinh tế vi mô có sức mẻ nhưng kinh tế vỹ mô được tăng trưởng, hì hỉ. Dù sao tính ra cũng hơi có lời là hiểu rõ thêm chút xiú các loại kiến, biết thêm mình chút xiú là tuy luôn rêu rao không được thành kiến nhưng khi làm các chi không cẩn thận thế nào cũng đầy thiên kiến.

Rồi cũng có ngày bị kiến cắn ngay chỗ đó!

Saturday, 8 August 2009

Thoáng, phóng khoáng nhưng không hở hang

nhaquanlythoangDSC0005Nhà Quản Lý Thoáng

Tác giả: Steve Chandler. Duane Black.

Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức

Số trang: 230

Hình thức bìa: Bìa mềm

Kích thước: 14x21 cm

Ngày xuất bản: 09 - 2008

Trọng lượng: 240 gram

Giá bìa: 43.000 VNĐ           

 

Cuốn này đọc nhẹ nhàng, dễ vô. Những bài tập cuối mỗi chương cũng đơn giản dễ làm. Ý tứ cũng không có chi phức tạp. Ối thôi! Nhưng để theo được thì khó trời gầm. Phải thấy chính mình, trở thành chính mình, thấy ngừi khác, biểu họ trở thành chính họ. haizà, gian nan thiệt.

Mới vô, ngay dưới tựa sách đã biểu người ta: làm sao khơi gợi được cho mọi người và để họ thả sức thành công. Pồ nào biết dụng cụ nào khơi gợi được chỉ iem nhe. Rồi dẫn luôn ông tổ Peter Drucker “quá nhiều thứ trong cái gọi là quản lý là nhằm gây khó khăn cho công việc của người khác”.

Mục lục tui trích sẵn bên dưới và có thêm vài ghi chú để quý huynh đệ tiện theo dõi - lời đề từ của mỗi chương (có tác giả) và lời đề đại của tui. Sách cũng mỏng te như xác ve mà có tới 16 chương nên từng chương cũng gọn hơ như lát bơ trong vài trang.

Đã vậy “Giới thiệu” có tới hai phần, phần một với câu dẫn:

Bí quyết của hạnh phúc nằm trong câu nói lâu đời: “Hãy là chính mình” - Alan Watts. Kết thúc bằng một mệnh đề cực kỳ hấp dẫn là tất cả những gì cần thiết để thành công thực ra đã có sẵn trong ta. Hà hà, đã điếu thiệt không zị.

Giới thiệu hai mở rộng: nhưng hạnh phúc là gì nếu không phải đơn giản là sự hài hoà giữa con người và cách sống của anh ta? - Albert Camus. Cái ông tác giả hiện sinh này mà cũng thiệt thà vậy he. Vậy thì làm sao lấy lại cuộc sống riêng của mình nhưng vẫn tạo cảm hứng để tất cả những người làm việc chung đi đến thành đạt. Dễ ẹc (là tác giả khẳng định).

Chương 1: Lấy lại uy quyền

Lửa lòng nguội lạnh mừ lại bốc lên ngùn ngụt nhờ có ai đó thổi giúp. May không.

Lấy ở đâu? Trong chính mỗi người. bằng cách nào? Đọc thì biết. nguyên lí là cộng tác chứ không phê phán. Nói chung bạn phải luyện mình sao cho trở nên trong suốt với các chướng ngại bên ngoài. Vẫn chưa hiểu thì lấy câu tục ngữ “mất công mà đấm bị bông, đấm được bên nọ nó phồng bên kia” mà luyện. bao giờ mới thành hở giời.

Chương 2: Định nghĩa lại thành công cho mình

Thường xuyên cười nhiều; có được sự nể trọng của ngươì hiểu biết và thiệtn cảm của trẻ nhỏ... để lại cho cuộc đời một chỗ tốt hơn... biết ít ra có một sinh linh dễ thở hơn vì có ta đang sống. Thì đó là thành đạt vậy - Ralph Waddo Emerson. Đơn giản vậy thui. Kiểu như đang giỡn với nội tâm của mình í.

Chương 3: Sử dụng sức mạnh của trung dung

Tĩnh là trạng thái hoàn hảo của nước. Hãy lấy nó làm gương. Nó tĩnh bên trong, lặng bên ngoài. - khổng tử. Vậy nên bạn cứ ráng chiếm cho được vị trí trung lập trong tâm cũng như trong đời là tự nhiên thu hút được tất cả vì để ngỏ chính mình cho mọi khả năng; rồi mọi người bị bạn hút vì tâm thế bạn muốn có họ nhưng không cần họ kiểu như fuit l'amour, l'amour suit. Suit l'amour, l'amour fuit - Theo tình, tình chạy. Trốn tình, tình theo... hì.

Chương 4: Sử dụng phép tập trung và có chủ định

Tạo hoá luôn cho ta nhiều hơn những gì ta nhắm đến - Alan Cohen. Vậy nên bạn chỉ nhắm đến hiện tại và tính sáng tạo, như thượng đế là đấng sáng tạo zị đó, chà vậy là ai cũng có lúc làm thượng đế mừ không biết ư. Muốn vậy hãy tập trung tâm trí (100% á) để mỗi lần làm một việc thui.

Tại sao tất cả chúng ta lại dùng tới sức sáng tạo? vì không có gì làm cho người ta hào sảng, vui vẻ, sống động, táo bạo và thương người đến thế, thật khác hẵn trò đấu đá và tích trữ của cải, tiền bạc - brenda ueland.

Chương 5: Những câu hỏi dẫn đến thành công

Nên xét đoán người khác căn cứ vào những câu hỏi của họ hơn là vào những câu trả lời - voltaire. Vậy nên đừng khuyên bảo mà hãy hỏi thui, i như cán bộ hỏi cung vậy đó. Và quan trọng là hỏi mình hoài, hỏi mình mãi, hỏi chính mình đến kiệt sức, hức.

Chương 6: Những ý tưởng đầy cảm hứng đưa tới thành công

Pascal nói rằng hết thảy (hết thảy à nghe) đau khổ của con người là do không thể ngồi một mình trong một căn phòng yêu tĩnh. vì thế, nơi làm việc nào có thể kết hợp cả thư giãn và vui chơi mà lại cho phép những gì có sẵn trong ta bộc lộ thì thiệt là ok. Nhớ thư gĩan cả thân và tâm, thả lỏng như nước tinh khiết (nếu chọn nhãn aquafina thì nhớ ẹo ẹo, dẹo dẹo).

Chương 7: Thực tập tìm kiếm sự thấu thị

Phải nhìn được xuyên suốt chính mình, xuyên suốt những người cùng làm với mình dù họ mặc đồ phi hành gia hay không mặc gì hết, bạn thấy rõ họ còn hơn chính họ thấy họ, vậy mới ghia, vậy mới là thấu thị. Thấu rồi thì chỉ cho ngừi ta đi. Xong. Bạn sẽ nhận ra con đường của chính mình khi bước chân lên đó, vì bạn sẽ đột nhiên có được tất cả năng lượng và trí tưởng tượng mà bạn cần đến - jerry gillies

Chương 8: Đảo ngược qui trình

Cây sồi ngủ trong vỏ hạt, con chim đợi trong vỏ trứng, còn trong thấu thị cao siêu của tâm hồn có một thiên thần đang cựa quậy. giấc mơ là hạt mầm của hiện thực - james allen. Coi thay đổi là niềm vui, lạc thú và giúp mọi người thấy cuộc sống là quá trình trở thành, tiến hoá hay biếtn đổi và chấp nhận sự thay đổi một cách thân thiện. thế giới bên ngoài chỉ là tấm gương để thấy hình ảnh của chính mình, phản chiếu chính bạn đó thui vì thế hãy tập ngừng suy nghĩ theo kiểu phê phán, so bì, phán xét (tui cũng đã có nhiều chuyện phải làm lắm rùi sao giành chi thêm cái chuyện phán xét của thượng đế hử, chuyện ai ngừi ấy lo đi hả).

Chương 9: Chỉnh lại “khí tài” của bạn

Hài hoà không chỉ là một cảm giác. Đó là một quy trình của cơ thể - TS. Rollin mccraty. hãy tìm lấy những thứ tương hợp với mình và làm cái mình thích nhất (là làm hoài mà không thấy mệt đó), kinh nghiệm có vẻ đúng là khi bạn đọc một câu trong sách mừ thấy sung sướng, thấy nổi da gà, thấy đã gì đâu thì chính là thể hiện “con người bạn đó”.

Chương 10: Trở nên dễ gần

Linh cảm là ý niệm rõ ràng trong cùng một lúc về mọi thứ - johann kaspar lavater.

Chương 11: Bỏ qua phán xét

Nếu cứ phán xét người, ta không còn lúc nào để yêu thương họ nữa - mẹ teresa. Trời ui, tete đâu phải mẹ teresa nhưng không sao tete vẫn có thể đánh giá nhưng hoàn toàn không phán xét (được không đó cha nội). làm vậy chắc dễ hơn nè, mọi thứ làm ta khó chiụ về người khác đều có thể đưa ta đến chỗ hiểu mình hơn, ông carl gusta jung có vẻ đời thường hơn hỉ.

Chương 12: Sáng tạo kết quả

Bình yên hiện diện trong vườn. bình yên và kết quả - ruth stout. tự hỏi thử coi mình có thể cho đi điều gì?

Chương 13: Nhạy bén với toàn bộ hệ thống

Sự thần diệu là viết lại bằng cỡ chữ nhỏ cùng một câu chuyện được viết trên thế giới bằng cỡ chữ quá lớn khiến nhiều người trong chúng ta không thể đọc ra - sc.s lewis. Cho khác với buôn bán đổi chác à nhe. Cho là không ẩn ý về sau. Tui làm điều này thì được đền đáp... nhiêu, thì ai mà kiu là cho hả, hả.

Chương 14: Đi sâu hơn nữa vào ước nguyện của bạn

Mục đích và ý định không phải chỉ là những trạng thái tinh thần. chúng có những kiên kết điện hoá có thể tác động đến hệ thống miễn dịch - norman cousins.

Chương 15: Sống trong ba thế giới

Nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất trên đời không phải ở trong nước hay khoáng sản của trái đất, cũng không phải ở rừng hay đồng cỏ. Mà chính là tinh thần đang ngự trong mỗi con người không gì có thể ngăn cản được - cynthia kersey.

Chương 16: Nhà quản lý thoáng trên cương vị huấn luyện viên

Điều mong muốn chủ yếu của chúng ta là tìm được ai đó khiến ta làm những gì ta có thể làm - ralph waldo emerson.

Vĩ thanh

Công việc là tình yêu thấy được - kahlil gibran.

Vài đánh giá trên bìa sách:

“Lời lẽ thông thái và các phương pháp khích lệ của Steve Chandler đã dẫn dắt tôi – với tư cách là một người phục vụ cộng đồng – và giúp tôi đạt được những mục đích của mình” – Hạ nghị sĩ Mỹ Jim Kolbe

- “Steve Chandler rọi sáng ta bằng một thứ ánh sáng rực rỡ toả ra từ bên trong… Những điều ông nói chắc như đinh đóng cột và đầy thuyết phục…” – The Arizona Republic.

Vài nhắn nhủ của tete: bữa trước lỡ đặt mua 1cuốn mà không biết hệ thống lơ mơ, thoáng quá hay sao tete nhận được tới 100 cuốn, vậy nên ai muốn nhận sách thì để lại con tắc nghen. Tete về đọc nhà quản lý bó đây.

Sunday, 26 July 2009

suy lụng kiểu sê lốc lôm côm



 

Ê têtê oai, tui gặp chiện bùn pùn, gửi 1 vài tin nhắn và.... tui dek nhận được bất cứ reply nào, có phải mình thật sự cô đơn?

Uả sao giống tete zị cà, vậy tui biết hỏi ai, hì hì. Hỏi chính mình thì được câu trả lời kiểu vậy nè:

Trời, đời này là như mình tete hay du được độc quyền có chuyện pùn thui sao? Vì thế họ hổng trả lời có thể là:

- Đúng lúc tui được độc quyền pùn thì người nhận cũng gặp chuyện buồn độc quyền lun, thậm chí rắc rối trên cả bùn nên đương nhiên chuyện rì lai cho ai đó có ưu tiên... hạng cuối cuồi cuôi.

- Mạng điện thoại trục trặc

- Người nhận cảm thấy chưa đủ thê thiết hay thảm thiết hay thân thiết để reply; biết đâu đối vơí họ hay chuyện buồn của mình hơn bị bùn (lầy), có thể thong thả reply vào thời điểm cỡ... phải 1 tuần sau một tháng sau hay 1 năm sau biết đâu chừng ;)

- Họ có rì lai mừ gửi lộn người hay máy chủ bị lỗi ngay lúc đó v.v.

Nói chung có vô vàn lý do tuỳ trí tưởng tượng của ngừi gửi (nhớ tưởng tượng thật phong phú) chứ đừng tưởng chỉ có một lý do là cái con ngừi vô tình đó nhận, đọc đã đời rồi... quăng cục lơ.

Hơn nữa, ai mừ thật sự cô đơn thì đôi lúc nhận cả 1000 tin nhắn cũng vẫn cô đơn mừ hay biết đâu cái 0,5 tin nhắn mình mong đợi cứ không chịu đến thì kê khống lên nhận được 1 triệu sms cũng vẫn cô đơn mừ, hơ hơ hơ.

hỏi: Tete nói gì trớt quớt trơ wơ zị nè, bộ ông không biết đến cái khái niệm niềm tin hả cha già dịch kia? ở mà niềm tin có bị mòn như quần áo hông tete?

- Trời, tui có zô diên cỡ nào thì cũng biết niềm tin chứ, nếu không tui đâu trả lời mấy ngừi chi... Có điều, tete là ngừi tỉnh tỉnh, ương ương nên quan niệm niềm tin cũng chỉ là một thực thể (dù trừu tượng) thui vì thế chạy trời cũng bị sinh lão bệnh tử. Suy típ ra là đổ vỡ niềm tin là chuyện đau lòng nhất của bất kỳ ai mà hình như ai cũng đã từng và chắc chắn là đã sẽ gặp phải, híc, đời là khổ bể thiệt rùi. Phúc cho ai ít gặp chuyện đó, zô phúc cho ai gặp hoài chắc phải bỏ đi bụi đời cho nó khinh đời, hi hì.

Dù gì thì vẫn phải tiếp tục vá viú hay xây dựng niềm tin mới mà sống chứ hả!

Bữa nay sao tete văn vẻ nghe đã như gãi ghẻ, hẻ hẻ.

Friday, 26 June 2009

Chàng phi ling, “nàng” chùng tim

P1040125

 

 

Nhạc ơi gợi chi nhạt nhoà...



 

Du lịch sinh thái là cụm từ khá mốt trong thời gian gần đây. Gần thiên nhiên, thương thiên như thể... thương thân, hoà hợp với thiên nhiên và tiến tới như Kiều là gần thành thiên nhiên hay làm thiên nhiên luôn, dù bạn cao hay bạn thấp, dù bạn tròn hay bạn lép, dù bạn dày dày hay không dày dày đúc sẵn...

Mốt thì anh theo. Không chỉ anh theo mà trên anh, ngang anh, dưới anh, ai cũng sinh thái du lịch. Anh cũng lịch bịch tay xách, nách mang... cái thân không, leo lên xe máy lạnh (sao không đi ngựa hay la hay lừa hay xe đạp nhỉ. Xa quá mừ tê).

ối dào. Sinh với chả nở, uầy, thái với chả băm. Trời thì nắng, gío thì oi, mồ hôi tứa như miếng mở trên chảo, đất thì vừa ướt vừa nóng. Đã vậy ngoài vài con bướm bay lơ thơ, vài con chim kêu đâu đó, vài con kiến cứ rình rình cắn vào chưn, cắn vào mông, lại có mấy cái con gì gì cứ bò bò, chui chui vào cái chỗ mà không nói ra thì ai cũng biết là chỗ nào... gây buồn buồn, ngưa ngưá rất là... sinh vật.

Nói vậy thui chứ du lịch sinh thái cũng rất có sinh khí. Bơi thuyền dưới hồ, nướng thịt trong vườn, hát ông ổng giữa trời, phơi mình trần trong nắng trong gió, tắm dưới nước, nằm bệt xuống cỏ v.v. Một đám thị dân suốt ngày ru rú trong phòng máy lạnh tuy than thở, thở than quá trời trời đủ thứ khổ não nhưng dù sao cũng hí ha hí hửng với hương đồng cỏ nội, chút sinh khí phù vân hiếm hoi...

Uả vậy chàng nàng ở đâu? Suỵt. trong bụi, hi hi. Tưởng bở! Có hình à nghe.

Đây nè. Lúc chuẩn bị ra về, chú tua gai thông báo là mời đoàn về nhà hội trường (là nhà hàng trống hoác 4 phiá) để chủ trại (làm như trại chủ lương sơn bạc) là ca sỹ Cao Minh cám ơn. Dào ôi. Cái ông ca sỹ này cũng tình cảm và lấy lòng khách ghê.

Ờ, lâu lâu có vinh dự được nghe ca sỹ bằng xương bằng thịt tâm tình vậy mà thú vị, thú vị thật. Đặc biệt, ổng hát tặng mấy đoàn, mọi người tới 3-4 bài. Hát mộc. Tự đệm ghi ta. Ngọt ngào, ấm, vang. Hay. Tròn tiếng. rõ chữ. Dù lên xuống vài quãng tám; hát to hay thì thầm. ông này chắc khối cô mê. Khối bà mê... anh không ngồi trong nhà mà đứng ở ngoài hiên nghe (hơ giống ngoài hiên... nhạc rơi rơi vậy đó - chiều ấy trời không mưa, chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ thương, chỉ vài que nắng quái cho vàng rụng rụng...). Với cái máy tự động anh chụp đứng mấy pha phiêu linh, mấy phút chuyến choáng vậy đó.

Sinh tình, thừa thẻ nhớ nên chụp lun mấy thứ chung quanh cho nó ecology, hi hi.

P1040142

Rêu phong, dòm hơi giống lá phong, xanh rất gờ rin

P1040145

Giò lông, chắc có mặc quần soọt chứ hổng lẽ...

P1040146

Đế giày cong, vậy là chưn duỗi chưn cong để nghe tiếng lòng

P1040137

Xiềng xích ngoài kia ta cứ hát...

P1040156

... Như lên đồng (ca sỹ vừa hát vừa xoay đầu mòng mòng, rồi vẫn xoay đầu, hít đất chổng mông. Chỗ này chắc ý nói lúc hát phải quên mình đi, bỏ cả cái mặt - xá gì mất mặt, bỏ cả chuyển động, chỉ có tiếng hát máu thịt, lồ lộ).

 

Hậu từ:

Xin phép bà cho cháu dùng chữ “nàng” vì thực ra từ này cũng có tính tương đối và cảm ngữ cảnh. Chắc bà cũng mong trẻ mãi không già, bà cũng mong người yêu của bà gọi mình là nàng cho nó ngọt ngào, bất chấp thời gian, bà và cụ ông do quy luật tương đối của vật lý thì mãi mãi trẻ (hay già) bằng nhau, bà ha.

Wednesday, 17 June 2009

Mì spaghetti ngày Chúa nhật

Chủ Nhật.

Một lão già, trẻ em 1 (10 tuổi), trẻ em 2 (5 tuổi)

Bàn ăn như bất kỳ nhà nào cũng có, bày sẵn 3 đĩa mì spaghety (đĩa men sứ mỏng tanh, đường kính khoảng 25 phân), 2 ly sô đa chanh (không đá), một ly rượu vang.

*************************************************

 

Lão già: hai đứa thấy ta nấu xì pa ghét ti được không?

Hai trẻ em: tàm tạm.

Lão già: trời, ta phải đi chợ (siêu thị) từ hôm thứ bảy, mua bao nhiêu là thứ, nào mì xì pa ghét ti của Ý, fomai bào sẵn của pháp, sốt cà chua đóng hộp của anh, rau basil đóng chai của mỹ, dầu ô liu địa trung hải, bò bằm sẵn của ziệt nam...

Hai trẻ em: ba hứa thì phải làm thui, muốn nấu thì phải mua đồ, hề

Lão già: ta phải làm nước sốt trước 1h cho thấm, luộc mì 8 phút, xào thịt bò 7 phút...

Hai trẻ em: ai nấu ăn mà không phải chuẩn bị, hề

Lão già: ta phải pha sô đa chanh...

Hai trẻ em: ba hứa thì phải làm thui, mà sao sô đa chanh hơi ít, lại không cho mỗi ly 2 viên đá, hì

Lão già: ok, giờ thì có xì pa ghét ti thơm ngon, sô đa chanh thơm ngon, hai đứa bây đâu thua gì đi nhà hàng!

Trẻ em 2: ờ há, mùi vị cũng hơi giống giống mì bữa mua ngoài tiệm

Trẻ em 1: hơi lạt chút

Trẻ em 2: cũng được, cũng hơi giống nhà hàng, mà còn thiếu... nhạc cổ điển.

 

Ha ha ha ha, lão già, trẻ em 1 cười khoái trá vì bất ngờ.

Lão già vội vàng chọn điã cho vào máy, bật lên rồi hỏi: được chưa trẻ em 2.

Trẻ em 2: ok

Trẻ em 1: ok

May mà trẻ em 2 không bảo là tắt đèn, lấy đèn pin rọi lên ăn cho lãng mạn (lớn chút thế nào nó cũng yêu sách thêm)

Trẻ em 2 ăn xong sạch sẽ đĩa mì, ly sô đa chanh đường không đá, lão già ăn xong tiếp theo, trẻ em 1 ăn xong tiếp theo và giành vị trí cuối cùng.

Trẻ em 2: ai chỉ cho ba nấu vậy

Lão già: bà nội chỉ phương pháp (từ này phức tạp quá) sửa lại là bà nội chỉ cách nấu ăn thông thường, cách nấu spaghety dựa vô kinh nghiệm với công thức tìm trên internet.

Trẻ em 2: biết ngay mà!

Giờ ai rửa chén, cả ba đồng thanh: lão bà.

 

Lời bình:

Trời entry này giống một vở kịch cổ điển quá vì đúng quy tắt 3 duy nhất: xảy ra tại một chỗ, xảy ra trong 24 giờ, một chủ đề là ăn. Hơ mình đâu thua gì cụ Raxin với cụ Coocnây. Phạm thượng.

Trời entry này làm tê nhớ tới thuật ngữ rat race, không phải đua chuột nhưng muốn biết thì chờ lúc khác.

Tiếc là quên chụp ảnh để làm tin, híc, mừ vậy cũng đáng tin đến 99% rùi, hi hi

Saturday, 13 June 2009

Ngu nên chỉ ngu chút chút

SmartAssBox

“Part of being smart is knowing when you don't know enough”

Mình sẽ đở ngu khi biết là mình đủ ngu, hu hu, cái câu tầm thường ở trên là trong mục bói toán của zà hú, em u u minh minh triết... củn cởn vậy thui.

 

Mừ có khi nào em thấy mình ngu đâu? Zị hợm vậy đó nghen.

 

Giựt hết cả cái mình em nhớ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, em copy/paste cái bài cũng có hơi hướm lỡ ngu cho dốt luôn trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Trạng Trình, Tuyết Giang phu tử:

 

Dại khôn

Làm người có dại mới nên khôn,

Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.

Khôn được ích mình, đừng rẽ dại,

Dại thì giữ phận chớ tranh khôn.

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,

Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

  

Cụ ấy sống cách thời thổ tả chúng ta hơn 500 năm mà văn vẻ chẳng chút già chát; đó, nhiều câu cũng rất... bợm:

 

Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích

Hiên mai tréo cẳng hát nghêu ngao.

 

Ối giời ơi! ối mình ơi! Bao giờ thì biết đủ hở tê.

Tuesday, 9 June 2009

Của ai ngừi ý giữ

Hiện thời tui cũng ko biết mấy bạn thích tìm chỗ nào để mừ... ở riết trên nét. Tui không đề cập đến việc chuyển sang Yahoo profile hay za`hu’ pờ lớt nghen, tui chỉ quan tâm chuyện khư khư giữ của thui. Vậy nên, ai có đồ thì lo đóng gói, cất kỹ trước đi biết đâu có ngày lại cần. Yahoo lịch sự là tạo sẵn đồ nghề, mình chỉ cần đem sức trâu vô khuân vác thui.

Làm zị nè:

  1. Tại màn hình “home” của 360, ngay dưới thanh trình đơn là cục thông báo có cái bóng đèn bằng vàng ý, nhấn vào “visit our moving page” như trong hình.


export1

2. Trang web sẽ nhảy sang trang đồng hồ đếm ngược ngày mà 360 lật gọng, chọn cái cục ở giữa “blog posts, nhấn vô “see your options” như trong hình á:

     export2

3. Trên đã nói, đây nhắc lại là tui chỉ muốn lấy đồ của mình đem cất thui nên ai giống vậy thì nhấn vô “prepare my download”. Bạn nhấn vô như hình thì yahoo biểu là ta gói đồ của mi xong rồi đó, mở hộp thư của mi mà coi chỗ để đao lốt. Bạn về hộp thư của mình như đã đăng ký với 360, mở lên thì sẽ thấy cái thư, mở cái thư ra (tức nhiên) sẽ thấy cái link để lấy đồ của mình zià, xong. export3

Vài lưu ý:

Tập tin này sẽ được lưu dưới dạng .zip và kích thước khá lớn, nhứt là những ai mà entry nào cũng có ảnh khoe... đủ thứ.

Nếu chuyển sang wordpress (mới hỗ trợ import từ 360 từ chính tập tin bạn mới lốt xuống đó) nhưng nó chỉ chấp nhận tập tin 15MB trở xuống, bó tay? Mẹo nhỏ là bạn cứ mở trực tiếp ảnh trong tập tin .zip rồi thu nhỏ lại là xong (vì có nhiều ảnh tới mấy mê lận đó). Bảo đảm làm xong tập zip kia sẽ <= 15MB. ổn. Tuy nhiên, import vô wordpress thì hình ảnh rất ok nhưng phần comment thì nó phăng teo nick của ngừi ta và cho về vô danh hết, đó là chưa kể lỗi phông tùm lum (sửa bằng tay vậy).

...

Nếu không chuyển đi đâu thì khoẻ: giữ đó làm của đi ha!

Mí bạn đã lỡ cắm dùi trên wordpress giờ tiếc muốn chuyển cái dùi từ 360 qua thì cứ đăng ký thêm cái dùi mới vì wordpress cho bạn muốn có mấy cái thì được nhiêu cái dù có liu ý là cắm thì cắm vừa vừa thui cắm wá ai chiụ nổi, đó là tui nói chứ wordpress chỉ năn nỉ là nếu hổng cần thì đừng dành phần của người khác, dễ thương ghia! Sau đó import vô (tools/import) rùi sửa sang cho vừa ý, rồi chờ mấy em ngáo ngáo vô chơi, hề hề.

Saturday, 6 June 2009

Hạnh bất phúc hạnh

happiness-Secret-key-quotes

Tê có ông bạn là trưởng phòng ai ti của một cơ quan cũng có cỡ, bữa nọ ra vẻ nghiêm trọng thì thầm với têtê, ê giờ mình thấy làm hay chơi gì cũng giống nhau i chang. Bộ có giải thuật mới ánh xạ từ làm sang chơi hả ông ai ti, tê tò mò muốn chít lun hỏi liền. Tự nhiên thằng chả la toáng lên như quần têtê đang bị cháy, đồ gà mờ, giải thụt đó ông cũng có, sao hỏi tui chi cha nội.

Khó hiểu ghia cái lão wái dị này.

Tê có cô em bán mỹ phẩm lung tung các thứ cho phụ nữ ở chợ zườn chúi bữa nọ cũng cười cười mà ra vẻ quan trọng thỏ thẻ với têtê, ê anh phải chọn việc gì mà mình đam mê man hãy làm. Bộ mới bán được mối nào wá thơm hay sao nổi hứng chí lấy mỏ chọt têtê vậy em. Rất đường hoàng cổ tăng giọng một ốc-ta thánh thót vào ngay mặt têtê, ê đừng tưởng làm anh làm ả rồi ngã mặt lên rồi mà nói năng thổ tả nghe.

Uý trời!

Lấy tay sờ khắp ngừi, mò mò coi cái giải thụt ánh xạ, convert các thứ cha ai ci ti kia nói: có khỉ gì đâu ta! Dùng lun hai tay bẻ bẻ cái mặt cho nó không chênh vênh (chắc giống chảnh) rùi lấy móng tay nặn, nặn da mặt (như nặn mụn) coi có lòi tí mê mang nào không: chỉ toàn mụn, híc.

Chít rùi, đai thiệt chứ giỡn sao? Hai người này chưa qua ha vợt học như tê mừ sao biết lý thuyết của cha bạn mình ta? Là ai hả, nè: TS Ben-Shahar. Ờ thì tuy có mò vô ha vợt (coi coi thui chứ ai mừ cho học, ặc) nhưng có cửa đâu mà gặp được ổng. Tuy nhiên, tê được tính tốt là thấy ai suy nghĩ, nói năng giống mình là luôn... hạ cố coi họ là bạn (tê tuy ở dưới mặt đất mà còn hạ nữa thì tê cũng phải đào đào một chút cho nó âm như phương pháp giải quyết bài toán khó của bộ giao thông vận tải vậy, hề hề). Vậy chắc têtê có gặp ổng hả. Ừ. Trên báo tuổi trẻ chứ đâu.

Lời khuyên của TS Ben-Shahar:

* Hãy cho phép mình là một con người bình thường, chấp nhận các tâm trạng như sợ hãi, lo lắng, buồn bã như một lẽ tự nhiên phải có. Chúng ta dễ dàng vượt qua tâm trạng đó hơn.

Lời bình của têtê: lâu lâu cũng nhớ cho phép tự coi mình là người phi thường thì mình sẽ hổng chấp trách những người bình thường. phình phường thui.

* Hạnh phúc là sự giao thoa giữa hài lòng và ý nghĩa của sự việc diễn ra với mình. Dù ở nhà hay ở nơi làm việc, mục tiêu là kết hợp các hoạt động sao cho mình vừa thích làm, vừa quan trọng cho bản thân.

Lời bình của têtê: lâu lâu cũng nhớ cho phép mình là người giao thoa giữa hạnh phúc với bất hạnh hay bất hạnh hẵn luôn đi để có phải làm việc chớ hề thích vữn cứ cười hinh hích, chỗ này không chỉ bất hạnh mừ còn bứt duyên lun (là đứt sợi dây có duyên á).

* Luôn nghĩ rằng hạnh phúc phụ thuộc cách mình nghĩ, không phải là hiện trạng của mình hay tình trạng của tài khoản ngân hàng.

Lời bình của têtê: thận trọng chứ không mà cứ ép mình nghĩ chuyện chi cũng hạnh hạnh coi chừng bị lãnh lãnh với hạnh phúc nghe, chỗ này hơi giống a qui đó mí bạn.

 

Hai cái sao tiếp theo miễn bình vì cái chi cũng bình đâm ra têtê trở thành tả hữu thượng hạ bình bình đại nhơn ư. Chả!

* Đơn giản hóa! Thường thì chúng ta quá bận bịu, thích làm nhiều thứ hơn nữa trong khi thời gian có hạn. Số lượng ảnh hưởng tới chất lượng.

* Thể hiện lòng biết ơn ở bất kỳ đâu có thể. Học cách trân trọng những điều tuyệt vời của cuộc sống, từ con người tới thức ăn, từ thiên nhiên tới một nụ cười.

Saturday, 23 May 2009

Bướm và sách

butterflyeffect1

Cũng hơi lâu lắc rồi tui có viết cái gọi là hiệu ứng cánh bướm... Trong đó có nhắc đến một truyện ngắn không nhớ tên của một tác giả tên chi chẳng nhớ! Tìm hoài chẳng thấy cái truyện ngắn kia ở đâu, mua đến mấy bộ truyện ngắn tuổi trẻ chủ nhật (xuất bản thành sách) cũng chẳng chút tăm hơi. Vô duyên vậy ư.

Vậy rùi y như ý tác giả nọ đã viết (tui đã đọc), nhịp run rẩy khi lật trang báo ngày xưa thì khả lực của nó mấy năm sau có thể quật đổ cái bờ lốc ọp ẹp ở mãi tít xứ anh tẹt nét. Thực ra không có gì đổ hết trơn. Khả lực của nó chỉ đẩy tui trôi dạt tình cờ đến quầy sách trong siêu thị Xê lớn, vừa ngửi được mùi sách mới vừa thoang thoảng mùi bánh mì Pháp mới ra lò ở tầng dưới.

 May là ngày xưa vì ấn tượng với truyện ngắn này nên có đọc tên tác giả nhưng tui cũng sợ thời gian (ai mừ không sợ chứ) làm bộ nhớ bị e ro: Lê Đạt. Chớ hề biết tác giả này chỉ thấy rất có bút lực. Thì ra đó là cụ Lê Đạt (cụ thứ lỗi cho tụi trẻ con coi trời bằng cái lá đa). Hèn chi mà tìm kiếm thông tin về cụ trong thời ý không ra cũng phải. Cụ ý bảo “Mi là người bình thường”. Ấy là tựa cuốn sách tui mua được (296 trang, bìa mềm, xuất bản 06/2008, giá bìa 34.000đ, không bớt đồng nào) dù không chắc là đúng tác giả mình tìm kiếm không, may là bià sau có vài thông tin về tác giả nên trường hợp xấu nhất không đúng thì cũng có được cuốn sách hay.

Đúng là tìm thì gặp, gõ thì mở! Tên truyện ngắn là Vùng may rủi”, còn cái đoạn nói đến bướm và lực nguyên văn là “Anh có biết thuyết bất ổn theo số mũ không? Một cánh bướm đập khẽ giữa trung tâm rừng nguyên sinh Amazones một trăm năm sau khả lực quật gẫy cột tháp Eiffel tại Paris hay ngục tháp London kiên cố, nơi giam hãm hai anh em ấu vương Edward đệ ngũ...”.

Cụ là nhà thơ nên truyện cũng vị thơ thơ bằng văn xuôi, thậm chí vài chỗ kịch tính, nhanh, như truyện trinh thám. Cụ tự nhận mình là “phu chữ” nên nhiều chỗ trau chuốt. Cụ bảo trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ:

“Phải lao động. Tôi thích một câu của Paul Vallery rằng: Trời tiếp thị cho ta một câu thơ hay thứ nhất để ta làm tiếp câu thứ hai. Tôi cũng được trời tiếp thị, và sau đó là lao động của bản thân. Tôi là người luôn nhấn mạnh phần lao động trong viết lách.

Cái hình ảnh nhà thơ mà tôi miêu tả trông chẳng sang trọng gì đâu, phu chữ ấy mà. Còn người ta cứ thấy mấy anh Tàu phất bút một cái là thơ tuôn ra, nên cho rằng nhà thơ phải hào hoa sang trọng như thế mới là nhà thơ, thực ra họ chỉ thấy cái kết quả. Để có được cái phất bút ấy người ta phải luyện cả chục năm chứ không đùa”. 

Tác giả Phạm Văn Thiều (dịch sách của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận” có bài viết cảm động về cụ, tui mạn phép trích:

“Tôi bỗng nhớ đến bốn câu thơ của Rimbaud mà ông đã dịch cho tôi:

 Đó là một hẻm xanh nơi con sông ca hát

Những mảnh bạc vung vãi nơi đầu cỏ

Đỉnh núi cao rực rỡ mặt trời

Đó là một thung xanh ánh sáng reo vui. được

...”

 

Thôi để tui đọc tiếp rồi hầu chuyện sau nghe...

 

Học cụ cái đức khuyến mãi nên kể thêm chuyện vật vã với chữ:

 

Tương tryền, Giả Đảo (793-865) tự Lãng Tiên, trước đi tu làm tăng hiệu là Vô Bản, một lần cưỡi lừa, ngâm thơ, làm được hai câu trong một bài ngũ ngôn:

Điểu túc trì biên thụ nghĩa là chim ngủ trên cành cây bờ ao
Tăng sao nguyệt hạ môn nghĩa là  nhà sư gõ cửa dưới trăng

 

Lúc đầu, ông định dùng chữ "thôi" (đẩy) thay vì chữ "sao" (gõ). Trong lúc đang phân vân chưa biết chọn chữ nào, vừa cỡi lừa lang thang, vừa đi vừa giơ tay lên trời làm điệu bộ vừa gõ vừa đẩy nên đi lạc vào trại quân của Hàn Dũ, lúc ấy là huyện lệnh Duơng Sơn. Giả Đảo bị bắt vì bị tưởng là người điên nhưng khi biết chuyện, Hàn Dũ khuyên dùng "sao" hơn là "thôi" vì chữ "thôi" (đẩy) chỉ tượng hình, còn chữ "sao" (gõ) vừa tượng hình, vừa tượng thanh. Từ đó "thôi, sao" trở thành điển tích để chỉ sự khó nhọc của người hành chữ hay bị chữ hành cũng vậy, hai bên đều... sướng.

Có vậy thôi sao!

Sunday, 17 May 2009

Này đây là máu của ta

naydaylamaucuata

Câu này một số bạn nghe quen quen đúng không? Nhưng mà không đúng đâu, đừng có mà mong uống được ân phước... cũng đừng có mong mà dây máu ăn thề ở đây, ghia wá! Theo một số bài báo gần đây thì dân nhựt bổn khoái nói câu này y như dân việt iu thương của mình khiêm cung biểu này đây là chiếc rôn roi của tui, nọ kia là nường dài chưn của... ngừi ta. Ha. Tuy nhiên, trừ dân nhựt và một số nhà khoa học của nhựt tin vào mối tương quan giữa nhóm máu và tính cách (đã có những công trình nghiên kiú đường hoàng), đa số khoa học gia đều phản đối những luận điểm này vì nó biện minh cho tình trạng phân biệt đối xử hay thậm chí làm sống lại lí thuyết chủng loài iu việt như dòng giống Arian xưa của phát xít.

Xời! đúng là đầu óc phương tây hổng có được mềm mại, dễ thương đầy linh cảm như đông phương tụi mình. Nhẩy. Nội cái lông cái tóc còn là cái gốc con ngừi, huống chi tới máu mừ lại hổng dây mơ rễ má chi hết trơn thì ai ở không mừ tin cho được. Cụ Tiên Điền có nghiên kiú thẳng kiú chi đâu mà còn phân loại tới mấy loại máu "Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen", “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”... hay cụ có cái trực giác đi trước thời đại nên biết đến cả loại... siêu máu vậy thì cụ là hematologist đại tài rùi.

Mờ thui, mấy người pha học đó nói chi thì nói, cứ thấy cái chi coi được, vui thú dã man thì mình cứ đọc thui, không vui ngữa thì cũng nghiêng nghiêng cừi cừi. Tuy vậy, một công trình gần đây của một bác sỹ ở Mỹ rất thành công là “Live Right 4 for your type” và đã được dịch, xuất bản tại đại cồ việt với tưạ là 4 Nhóm Máu 4 Cách Sống mừ có tới hai nhà xuất bản phát hành là NXB Thế giới và NXB GD (tui tìm ngoài nhà sách nhưng chưa ra). Hai tác giả Peter D'Adamo và Caterine Whitney nghiên cứu nhóm máu để thấy sự ảnh hưởng, chi phối của nó đối với tiêu hoá, trầm cảm, tâm lý, hiệu quả trao đổi chất, hệ thống miễn dịch... và chỉ cho tụi mình cách sống phù hợp, hạn chế những tác động xấu mà nhóm máu đem lại. Ông pi tơ uy tín à nghe, vô website của ổng thì biết http://www.dadamo.com/books.htm.

Theo BS Phạm Năng Cường, từng viết bài về cuốn này trên Sức Khỏe & Đời Sống thì công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi cho thấy người ta có thể biết sơ bộ về cá tính ngưì:

- Nhóm O: Mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn, quyết đoán, vững vàng, nhẫn nại, có óc chiến lược, óc thực tiễn và logic, thích làm lãnh đạo, có tính hướng ngoại.

- Nhóm A: Có xu thế hướng nội, nhạy cảm, mãnh liệt, ưa toàn thiện, thích sáng tạo, hoài cổ, tính tình bảo thủ.

- Nhóm B: Có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, có óc tổ chức, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ tự phát, tự cao, tự mãn.

- Nhóm AB: Thụ động, vị kỷ, thích riêng biệt, xa cách mọi người, yên tĩnh, sâu kín, trung gian giữa hướng ngoại và nội, cũng nhạy cảm và có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm.

Ghê hơn, qua nhóm máu, bác sỹ còn có thể biết sơ bộ về khả năng mắc bệnh, ví dụ, ung thư:

- Nhóm O: Ít có nguy cơ, tỷ lệ mắc và tử vong thấp, biến chứng chậm.

- Nhóm A: Ngược với nhóm O.

- Nhóm B: Gần giống nhóm O, trừ khi có bệnh mang tính di truyền theo gia đình.

- Nhóm AB: Tương tự nhóm A, nghĩa là nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn.

Rùi khuyến cáo:

- Nhóm O: Làm việc theo chương trình đã vạch ra cho từng năm, tháng, ngày, tránh bốc đồng, tùy hứng; muốn đỏi thay nếp sống cũng nên từ từ để thích nghi dần. Có thể ăn nhiều món nhưng cần nhai chậm, không nuốt vội. Nên hạn chế dùng ngũ cốc, bơ, sữa, phô-mai, cà phê, trà đen và một số quả có vị chua như cam, chanh, quýt, dâu...

- Nhóm A: Sinh hoạt ổn định, coi trọng lao động sáng tạo, cần nơi yên tĩnh, ít ánh sáng chói, rèn luyện trong trạng thái tĩnh nhiều hơn động, vận động nhẹ nhàng, chậm chạp, ngủ 8 tiếng trở lên mỗi ngày và không thức quá 11 giờ đêm. Khi ăn cố nhai nhanh vì lượng acid trong dạ dày thường ít, đầu ngày ăn nhiều chất đạm hơn cuối ngày, nên ăn thành nhiều bữa (6 bữa hơn là 3 bữa mỗi ngày vì mỗi lần thường ăn ít), tránh bỏ bữa.

- Nhóm B: Coi trọng hoạt động thị giác, sáng tạo, sống giản dị và sắp xếp theo ý mình. Ngủ như nhóm A, cần tham gia công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng nhiều hơn. Ăn nhiều bữa như nhóm A, tạo không khí để ăn ngon, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng. Hạn chế các món ăn hải sản, kem, phô-mai nhưng vẫn có thể dùng bơ, sữa.

- Nhóm AB: Nên sống gần với tự nhiên hơn, tránh lo nghĩ đến những điều mà mình không giải quyết được. Làm việc theo chương trình như nhóm O và tăng cường hoạt động xã hội như nhóm B. Tạo những hứng thú riêng để tự thưởng thức.

 Một số thông tin khác gọi là tham khảo, đúng thì theo, không đúng thì không theo, vừa đúng và không thì theo mà lại không, hì hì, giống như coi tử vi vậy đó:

...

Wednesday, 13 May 2009

Mỏ rách cũng giữ lấy lời

Albert Einstein

Hích hít hịch! Tui tự răn mình.

Miệng mình chỉ ăn mắm ăn muối thui mà sao trơn nhẫy, dẻo nhẹo. Gặp là hứa. ai hỏi cũng hưá. Ai hứa thì hẹn lại. Ai không hỏi, không hứa cũng vừa hưá vừa hẹn lun. Từ hứa chuyển sang nổ chắc chả mảy may xa cách. Con trai nhà họ hưá. Hửa hửa. Vậy mới mích lòng. Người khác mích lòng đã đành. Mình mích lòng mình mới ghia. Sao sống cho nổi đây hở chời.

Uốn lưỡi 7 lần, nuốt nước miếng 7 cục (như cho khỏi nấc cục) mà sao lần nào chỉ làm được có 1 lần là yên tâm phun ào ào. Hổng phải nước miếng. phun châu nhả ngọc (là tự tưởng zị).

Xưa nhớ có lần nói chuyện với cụ ê dốp (tui toàn quen mấy cụ không à nghe. sao quen hả, cứ xông vô ôm cứng rùi làm quen thui), cụ ấy rề rà kể chiến tích của mình vầy:

Chủ của tớ (là êzốp nè) là săn thú (Xanthus) biểu nhà ngụ ngôn như tớ đây ra chợ mua món nào ngon nhất nhất để đãi khách. Chú biết tớ mua gì hông?

Dễ ẹc, sách nói bác mua toàn là lưỡi chứ gì?

Ừ, tớ mới biểu vầy: "Có gì quý hơn cái lưỡi không? Chính nó là sợi dây liên lạc với đời sống văn minh, là chìa khóa của khoa học, là cơ quan của sự thật và lẽ phải”.

Nhưng mà ông săn thú đời nào chịu nghe bác.

Ờ chắc ổng có nghe, có ngẫm nên bữa sau bảo tớ ra chợ tiếp (thời đó đàn bà ở nhà nhậu với chưởi chồng hông hà, như bà vợ sô cờ ra tét í) rồi mua thứ gì dỡ nhứt. Chú lại biểu dễ ẹc chứ gì?

Ngay bon, tớ mua toàn là lưỡi rồi khề khà: "Ðó là mẹ của những sự tranh cãi, vú nuôi của những vụ kiện tụng, nguồn gốc của chia rẽ và chiến tranh. Nếu cái lưỡi là cơ quan nói ra sự thật, thì nó cũng nói lên sự sai lầm và tệ hơn, là sự vu khống”.

Học người xưa (bạn tui à nghen): Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa.

Tui làm bảng thu hoạch cho riêng mình: ta là kẻ (í không được nói vậy nữa), tui là người sáng suốt nhưng vẫn là người thường nhưng thỉnh thoảng (đôi lúc thui) tối tăm nên nghe điều phải (chắc cũng giống đạo) thì cười rộ, rồi chuyển sang bán tín bán nghi, rồi cố gắng, cố gắng, đại cố gắng... hiểu chít liền.

Chắc bữa nào phải học phép tịnh khẩu hay hỏi kinh nghiệm cửu niên diện bích của bác bồ đề đạt ma mới được (tui có đi tu phép này nhớ đừng meo miếc, thăm thiếc gì nhe, hỏng nói đâu).

Nói lưỡi tự nhiên nhớ tới răng, vậy nên tặng thêm câu đối xưa (bạn tete lun chứ gì, biết tỏng):

“Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất như nhu tính cửu.”

Bị chú 1: mỏ (mỏ nhọn) tức mồm (nỏ mồm), tức miệng (miệng quan trôn trẻ) nhiều lúc còn gọi làm mỏm...

Bị chú 2: cụ an be anh xtanh đồng ý cho tui mượn ảnh để minh hoạ (lại bạn bè chứ gì? ấy ấy, phải tội chít)...

Sunday, 10 May 2009

Cô đã đi rồi

[caption id="attachment_713" align="aligncenter" width="369" caption="ảnh: Thanh Đạm"]ảnh: Thanh Đạm[/caption]

 

Không biết em đã đọc những bài của cô viết trên báo khi nào nhưng rồi sau này cứ bài nào có ký tên cô là em đọc trước, để học, để cảm thấy vẫn có những người có tấm lòng với con người. Thú thật, giờ em chỉ nhớ nhất trong một bài nào đó cô có nói đại ý là thầy giáo dạy học trò bằng chính tấm gương của bản thân của mình. Em không phải thầy giáo nhưng em nhớ cái ý này vì suy rộng ra cho bản thân mình em thấy quan trọng nhứt là nói sao, phải làm được vậy. Nhiều lúc em nói linh tinh lại giựt mình thấy nói vậy mà không làm được vậy. Xấu hổ.

Cô đi an lạc cô ơi.

Saturday, 25 April 2009

Đầu đội, chưn đạp!

Trong một entry nọ anh có nói “Ta là kẻ đầu đội trời chưn đạp đất (ai chả vậy)”. Tự nhiên bữa nọ nằm gác hai chưn sau trán anh thấy rất bất bình với câu tuyên bố dị hợm này. Thứ nhứt, nó chỉ có hình ảnh không có âm thanh. Thứ nhì, nó mang âm hưởng dân ca trung cuộc vì nghe như là mấy anh hảo hán chuyên uống rượu, tán gái. Thứ ba, nghe hợm hĩnh bỏ mie. Moá (chửi thề nghe đã thiệt).


Mà entri đã viết ai lại đi sửa sửa vá vá vô đó rất là lén lút, rất là vô tư cách (anh cũng không biết mình có không). Thôi tiện thể anh làm cái mới. Thứ nhứt để đính chín. Thứ nhì để đính phụ.


Đây nè:


Anh là kẻ đầu đội nón, chưn đạp... shịt.


Anh khoái hiện thực, anh khoái đời thường, anh khoái tự nhiên. Thích đủ thứ!


Nón bảo hiểm thử mà không đội coi, có người lo cho anh liền. Rất đã.


Còn chuyện đạp shịt thì không phải ngày nào cũng có đâu (cũng không chừng, nếu đừng tư duy cụ thể quá). Mấy đưá bạn anh (anh cũng rứa), tiếng tây không có nhiêu nhưng khi phát âm cái thứ mang tính nhơn loại này lại rất bay bướm, rất có giọng ăng lê, rất mượt, thậm chí thoang thoảng trong đó chút khoái trá của ngừi nói được tiếng ngoại quốc... Hơn nữa khi anh nói đạp shít tự nhiên câu văn nó có màu, có mùi, có âm thanh. Đời thường. Rất hay. Rất hu man ni tí. Có chút u mua...


Anh ghét lập ngôn. Vì thế anh không đội trời đạp đất, dời non lấp biển, lấy đá vá trời... vân vân các loại nam oa, nữ oa (cho em vô phép mượn oai chị chút nhe).


Theo lý thuyết thống kê thì nếu có một ngừi đụng đâu hư đó đi lạc, tìm hoài không thấy. Tốt nhất hãy cử một người đụng đó hư đâu đi tìm, chắc chắn sẽ gặp vì những kẻ này hình như chung quỹ đạo, không phải, mà là quỹ đạo giao nhau nhiều nhứt.


Shịt cũng thường không có sẵn đâu, nên theo lý thuyết thống kê chỉ những kẻ đặc biệt shít mới có tần suất đạp trúng nó hơn ngừi thường, ho ho. Bởi vậy anh mới khoái. Lại nữa, cái cụm từ “ai chả vậy”, tới đây cũng mất giá trị cầu chứng rồi nghen.


Đừng đổ thừa anh.


Hi hi, lâu lâu mới thấy anh có óc hài hước.


 


 


 


 

Thursday, 23 April 2009

Nhà của bụi...

home


 


Xưa hổng có nhà tui là kẻ vô gia cư chỉ có không cư trú bất hợp pháp, hic. Ít xưa hơn có cái nhà trên dà hú cũng chỉ có dậu mồng tơi thế thui nhưng cũng mang tiếng là tiểu gia nhờ cái nhà nho nhỏ (không trồng hoa tím). Thời thế đổi thay, quy hoạch quy hiếc, đào đường đào điếc chốn ấy thường kẹt xe, tắt tị chỉ được cái ít bụi nhưng sẽ giải toả, hic hic. Không bụi mà tự nhiên sinh ra tên bụi đời. Tui.


 


Nhớ xưa hay hát nghêu ngao:


 



CÁI NHÀ
Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha làm ra.

Cháu con ta gìn giữ lấy.



 Muôn năm kiến nước non nhà.
Xóm làng là làng của ta, xương máu ông cha làm ra.

Chúng ta phải gìn giữ lấy.



Muôn năm giữ vững cõi bờ.
Cánh đồng đượm đầy hương hoa, công khó ông cha làm ra.

Giữ dân ta gìn giữ lúa.



Nuôi nhau chung sống một nhà.
Xóm giềng là cùng quê hương.

Chung sống vui bên ruộng nương.


Có nhau để cùng chung sức.



 Vươn lên non nước hùng cường.
Cõi đời là đời của ta, nuôi dưỡng công lao mẹ cha.

Lớn lên để gìn giữ nước.


Thay nhau xây đắp sơn hà.


 


Bài này hơi bị cổ lổ xỉ, ai không biết hát thì tới tui tập cho. Mà cũng chả cần bày vẻ chi mất công, cứ hát kiểu rap vậy mà hay.


Ủa rồi nhà đâu, bụi đâu? Thì thế, đợi đi nghen, ta đi quét bụi với hốt nhà về chưng sau, hề.

Thursday, 16 April 2009

Có tiền mình đi mua tiên

co-tien-minh-mua-tien_money-bag1Bài này tui tình cờ đọc được, thấy cũng được nhưng vẫn thấy tưng tức. Tiền không phải là tất cả. có xạo không đó. Dù sao luận đề Tiền không phải là tất cả đã hàm nghĩa là ai đó có tiền đến mức ân li mít nên đừng có mà khăng khăng là cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền. vớ vẫn.

Xin lỗi ông bà vì mấy cụ cũng từng bảo “có tiền mua tiên cũng được”. Mấy cụ định bỡn đứa cháu ngoan ranh này sao. Thực ra thì cháu cũng chưa có nhiều xiền (nói chi đến rất rất nhiều) nên mà có ý kiến ong ve thì lại giống con cáo biểu nho hãy còn xanh, hic.

Tui thích dị bản (version) sau vì nghiêm nghiêm, tưng tưng, haizà!

Money is not everything


Money can buy a house


but not a home.


Money can buy a bed


but not sleep.


Money can buy a clock


but not time.


Money can buy a book


but not knowledge.


Money can buy food


but not an appetite.


Money can buy position


but not respect.


Money can buy blood


but not life.


Money can buy medicine


but not health.


Money can buy sex


but not love.


Money can buy insurance


but not safety.


You see, money is not everything. Therefore, if you have too much, please, send it to me, immediately.



ờ gen, du si,

dù bạn không có wá nhiều tiền nhưng thích thì vẫn có thể gửi cho tui, cam kết là tui sẽ hạ cố lấy giúp bạn (để xài chứ chi). Ôi! Làm chi cho có nhiều thiệt nhiều xiền đây? Vốn tự có của mình hổng biết được nhiu, hi hi.

Saturday, 11 April 2009

tạ từ từ

File:Matissedance.jpg


 


Lễ ký tân biên truyện kể lể vầy:


Đức Khổng Tử ngày nọ từ nước Lỗ cùng các môn sinh du lịch sinh thái ảo qua Tề quốc. Đang vun vút muá chuột qua một miền oép sai không hiểm trở, cũng chẳng hoang vu, ông ngạc nhiên thấy một nường chưn tay đều dài sòng sọc, khóc trên bờ nốc. Ông sai Tử Lộ lại hỏi nguyên do. Nường đáp: “phờ ren của em bị tưng nơi đây, rồi tới chồng fờ ren em cũng tưng y vậy, bây giờ tới chính em cũng bị tưng quá trời. tại đây”. Khổng Tử hỏi chỗ chi mừ điên điển như vậy sao không đi ở chỗ khác, nường tay chưn đều dài đáp: “Vì ở đây ai cũng chấp nhận tưng tưng mừ anh”. Khổng Tử quay lại bảo các môn sinh: “Các con nhớ đấy! tưng tưng cũng có nét hấp dẫn của tửng tửng!”.


 


Em cũng thích tửng. Em cũng thích cái  hiện tượng được luận là tâm lý bầy đàn. Nghe dã thú gì đâu. Nghe rất là Fauvism! Thấy người ở, em cũng ở. Nhòm người ra đi em cũng đi. Vừa ở. Vừa đi. Kiểu gì cũng được theo đàn. Tạ từ nhưng từ từ thong thả. Nghe nó bớt dã thú. Vậy nên em sẽ ở lại, biết đâu lại được chứng kiến và ngỏm cứng ngắc cái chít bi tráng như titanic xưa của oép này. Biết chết có hết thiệt không. Thôi em cũng mua sẵn một chỗ khác để lỡ có rớt bịch xuống nước như nàng Rô dờ nhưng vẫn được sống (thương chàng Giắc thui).


 


 


Em bô nớt thêm bài thi của cụ Hy Văn:


 


Tao ở nhà tao, tao nhớ mi


Nhớ mi nên phải bước chân đi


Không đi mi nói rằng không đến


Đến thì mi nói đến làm chi.




Nhà em tuy xa ngái nhưng luôn rộng cửa nhà trống ba gian (không có chó), thăm em thì chỉ cần nhấn vô cái link ở blast á.


Bài này post cả hai bên cho nó soang mừ không mang tiếng tham trăng quên đèn. File:La Negresse.jpg


 


 


 


 


 


 


 


 


Hai tranh minh hoạ là của cụ Henri Matisse (dã thú đại gia).


TB: Nhà em vẫn còn bừa bộn nhưng không sao, do dịch vụ dọn nhà làm sót một số entry từ nhà cũ (Từ "nhát kiếm matađô Tô" trở về trước chuyển y nguyên cả comment) nên một số bài sau đó phần còm của mí bạn em chơi kiểu hen mây cho nó độc bản (hơi mỏi cái hands của iem, đúng ra là fingers), zị đó!


Tuesday, 31 March 2009

Khoái trượt tú tài


 haircutmonk1magnify



Chuá Nhật là ngày không được làm việc nên ta phải giải trí. Ngon bổ rẻ, thậm chí miễn phí là đọc báo ké. Chúa dạy chớ hề trật lất nghe.

Trên báo NLĐ CN có truyện ngắn của nhà văn Ngô Phan Lưu đọc vui vui, man mác... khoái tỉ tê là cái đoạn giai thoại về ông thánh cũng phải khóc than (Thánh Thán):

 

“... Ngày xưa, có lần ngài Kim Thánh Thán đi thi tú tài, đề mục thi viết bốn chữ. Bài của ngài như sau:

“Xuất kỳ Đông môn, Tây Tử bất lai

Xuất kỳ Nam môn, Tây Tử bất lai

Xuất kỳ Tây môn, Tây Tử bất lai

Xuất kỳ Bắc môn, Tây Tử bất lai

Tây Tử lai hồ?

Tây Tử lai hồ?”.

“Là sao?” – tôi hỏi.

Chú thợ đáp:

“Đi ra cửa Đông, Tây Thi không đến

Đi ra cửa Nam, Tây Thi không đến

Đi ra cửa Tây, Tây Thi không đến

Đi ra cửa Bắc, Tây Thi không đến

Nàng có đến không?

Nàng có đến không?”.

Tôi nói:

“Bài văn lạ kỳ”.

Chú thợ lại nói:

“Thầy giáo chấm thi đọc thích quá, liền hạ bút phê:

“Trí chi nhất đẳng, vô thị lý dã

Trí chi nhị đẳng, vô thị lý dã

Trí chi tam đẳng, vô thị lý dã

Trí chi tứ đẳng, vô thị lý dã

Tú tài khứ hĩ

Tú tài khứ hĩ”.

“Là sao?’ – tôi lại hỏi.

Chú thợ đáp:

“Xếp bài hạng nhất, thật là vô lý

Xếp bài hạng nhì, thật là vô lý

Xếp bài hạng ba, thật là vô lý

Xếp bài hạng tư, thật là vô lý

Tú tài trượt rồi

Tú tài trượt rồi”.

...”

 

Tương truyền ông hay than như thánh này tuy bị đánh trượt nhưng xem được lời phê của giám khảo có tinh thần hài hước cũng lấy làm thú vị nên không buồn hỏng thi. Hơ hơ, vậy mí đúng chứ.

 

Tự nhiên cảm thán mà túi tác:

Ziết blog bữa trước, chả ai thèm còm

Ziết blog bữa sau, chả ai thèm còm

Ziết blog bữa hôm, chả ai thèm còm

Ziết blog bữa mai, chả ai thèm còm

Không còm cũng viết

Không viết cũng còm.

TB: ai thik thì đọc truyện “Thợ hớt tóc đường Bà Triệu” ở đây nè: http://www.nld.com.vn/20090329092954822P1020C1025/tho-hot-toc-duong-ba-trieu.htm

Saturday, 14 March 2009

Chẳng ru cũng khoái 1


banlasinhvienthuctap





Tự nhiên đọc lời bạt của bác Ngọc cho biết nguồn cơn “chẳng khoái ru” của Kim Thánh Thán, tete tự thấy mình cũng phải ráng moi ra những thứ ru hoài chẳng khoái để viết hầu mí bạn cho ai cũng được thư thả, giãn hết tâm trí hay bị xì chét. Mở hàng nè...

 

Gửi người bạn nhỏ nhưng... to!

Bạn là sinh viên ngoại ngữ về thực tập tốt nghiệp tại cơ quan tete. Xong. Bạn tặng tui món quà. Tuy rất quý nhưng tete chưa nhận mà hứa. Hả! nhận quà mà còn hưá hẹn rắc rối. Vậy mới có chiện mà 8.

Này bạn nhỏ mà to kia. Ta là kẻ đầu đội trời chưn đạp đất (ai chả vậy). Cất quà đi (là đem về nhà á). Khi nào có chỗ làm hẳn hoi rồi muốn tặng, biếu, cho, gửi v.v. gì cũng đặng. Nghe xong, ta nói bạn này khổ sở gì đâu, vừa muốn giải bày vừa muốn tâm tình, thậm chí muốn chửi lun mà đâu có được. ho ho. Nói nhỏ, nói to, nói vừa vừa cũng không xong, bạn í nặng nề, thậm chí bẻ bàng (nói bình dân học vụ là wê á) đi về. Biết sao chừ (thông cảm nghe). tete cũng thấy buốt buốt nhưng ai lại đi nhận quà ngang mức tình cảm vậy chứ hả. ha ha. Hết chuyện...

Hết thì lãng xẹt wá nên vẫn còn tiếp: 8 tháng sau.

Ngày nọ, đang ngồi vô tư lự trên bàn làm việc tự nhiên nhác thấy một bóng đen lù lù tiến về tete. Tưởng là xếp wa hỏi thăm nên vẫn cắm mặt xuống bàn vô tư lự ruì hỏi có chiện gì hả xếp, iem đang loàm ziệc nè. Tự nhiên nghe réo rắt tete, ê tete. Hơ. Thì ra là kẻ-tặng-quà-mà-ai-không-nhận. Chèn ơi. Ngạc nghiên chưa! Rồi. Chời, lâu quá không gặp. Làm ở đâu? Kiếm được nhiu? Khỏe không? Về đây chi zậy... tự nhiên thấy cũng hơi zô ziên mừ lại xâm phạm đời tư, tete vội nín thinh như thắng xe cái kịch, lết bánh lun (tete vốn là ngừi tế nhị, hì). Rùi cười bẽn lẽn, nói nhẹ nhàng ngồi chơi.

Tui tặng tete món quà kỷ niệm nè, mua tận bên trung hoa lựn đó.

Vậy hả, quý hoá ghê, quà có giá trị không nó. Lại thắng cái kịch, lết bánh (ai lại thô thiển, material boy zị). Bày vẻ chi tốn kém quá, bạn tới thăm là tui cũng đủ tê rồi. Ờ mà ngày xưa tui có hưá sẽ nhận hả. Nói thì phải giữ lời chứ, thôi đưa đây coi đáng giá cỡ nào, lại thắng lết bánh, hic! (Bữa nào phải sửa cái thắng trong ngừi lại mới được).

Để sửa lỗi (wá trời nãy giờ), tete nâng niu hộp quà màu xám đậm (như nâng trứng đà điểu vậy đó, nói thiệt), cột nơ bằng dãi ru băng thiên thanh. Nương nhẹ, rón rén mở ra như mở kho báu của alibaba vậy đó (cũng thiệt lun). Thấy một quả cầu (hình trên cùng á). Tính la lên tui đâu có phải bốc sư, chiêm tinh da. Tiếng réo rắt cất lên: quả cầu thuỷ tinh này là để làm tăng sức khoẻ đó tete (ngừi bán nói chắc vậy mừ). Quyết tâm không dùng thắng nữa, tete cũng véo von nói. Cám ơn, cám ơn, xin cám ơn. Rùi cười biết ơn.

Bạn vui vẻ ra về rất hài lòng (như trả được món nợ khó trốn, híc). Tete vui vẻ chưng lên bàn và thấy sức khoẻ tăng lên liền (ai nói dân trung hoa khéo nói để bán hàng cơ chứ). Từ bấy đến nay, quả cầu vữn nằm đó, tete vữn ngồi đây, ngày lại ngày nhìn lá vàng rơi mừ thấy thời gian cứ như ngựa hoang, ruì nghe sức khoẻ cứ dâng trào trong ngừi như triều cường cuả thành phố. Không chóng thì chầy tete sẽ đổi nick thành batmante. Hehe.

Đêm nào tình cờ thấy có ngưòi bay bay trên bầu trời đầy sao, nhiều lá me, các bạn đừng có bất ngờ nghen mà hãy tự hào mình là người có quen với thằng cha anh hùn chuyên bay khơi khơi ngắm cảnh kia.