Wednesday, 13 May 2009

Mỏ rách cũng giữ lấy lời

Albert Einstein

Hích hít hịch! Tui tự răn mình.

Miệng mình chỉ ăn mắm ăn muối thui mà sao trơn nhẫy, dẻo nhẹo. Gặp là hứa. ai hỏi cũng hưá. Ai hứa thì hẹn lại. Ai không hỏi, không hứa cũng vừa hưá vừa hẹn lun. Từ hứa chuyển sang nổ chắc chả mảy may xa cách. Con trai nhà họ hưá. Hửa hửa. Vậy mới mích lòng. Người khác mích lòng đã đành. Mình mích lòng mình mới ghia. Sao sống cho nổi đây hở chời.

Uốn lưỡi 7 lần, nuốt nước miếng 7 cục (như cho khỏi nấc cục) mà sao lần nào chỉ làm được có 1 lần là yên tâm phun ào ào. Hổng phải nước miếng. phun châu nhả ngọc (là tự tưởng zị).

Xưa nhớ có lần nói chuyện với cụ ê dốp (tui toàn quen mấy cụ không à nghe. sao quen hả, cứ xông vô ôm cứng rùi làm quen thui), cụ ấy rề rà kể chiến tích của mình vầy:

Chủ của tớ (là êzốp nè) là săn thú (Xanthus) biểu nhà ngụ ngôn như tớ đây ra chợ mua món nào ngon nhất nhất để đãi khách. Chú biết tớ mua gì hông?

Dễ ẹc, sách nói bác mua toàn là lưỡi chứ gì?

Ừ, tớ mới biểu vầy: "Có gì quý hơn cái lưỡi không? Chính nó là sợi dây liên lạc với đời sống văn minh, là chìa khóa của khoa học, là cơ quan của sự thật và lẽ phải”.

Nhưng mà ông săn thú đời nào chịu nghe bác.

Ờ chắc ổng có nghe, có ngẫm nên bữa sau bảo tớ ra chợ tiếp (thời đó đàn bà ở nhà nhậu với chưởi chồng hông hà, như bà vợ sô cờ ra tét í) rồi mua thứ gì dỡ nhứt. Chú lại biểu dễ ẹc chứ gì?

Ngay bon, tớ mua toàn là lưỡi rồi khề khà: "Ðó là mẹ của những sự tranh cãi, vú nuôi của những vụ kiện tụng, nguồn gốc của chia rẽ và chiến tranh. Nếu cái lưỡi là cơ quan nói ra sự thật, thì nó cũng nói lên sự sai lầm và tệ hơn, là sự vu khống”.

Học người xưa (bạn tui à nghen): Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa.

Tui làm bảng thu hoạch cho riêng mình: ta là kẻ (í không được nói vậy nữa), tui là người sáng suốt nhưng vẫn là người thường nhưng thỉnh thoảng (đôi lúc thui) tối tăm nên nghe điều phải (chắc cũng giống đạo) thì cười rộ, rồi chuyển sang bán tín bán nghi, rồi cố gắng, cố gắng, đại cố gắng... hiểu chít liền.

Chắc bữa nào phải học phép tịnh khẩu hay hỏi kinh nghiệm cửu niên diện bích của bác bồ đề đạt ma mới được (tui có đi tu phép này nhớ đừng meo miếc, thăm thiếc gì nhe, hỏng nói đâu).

Nói lưỡi tự nhiên nhớ tới răng, vậy nên tặng thêm câu đối xưa (bạn tete lun chứ gì, biết tỏng):

“Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất như nhu tính cửu.”

Bị chú 1: mỏ (mỏ nhọn) tức mồm (nỏ mồm), tức miệng (miệng quan trôn trẻ) nhiều lúc còn gọi làm mỏm...

Bị chú 2: cụ an be anh xtanh đồng ý cho tui mượn ảnh để minh hoạ (lại bạn bè chứ gì? ấy ấy, phải tội chít)...

No comments:

Post a Comment