Monday, 31 December 2007

Entry for December 31, 2007 - the end of the year

Tin teen ơi

Vậy là em đã đi thiệt rồi

Em nỡ bỏ cuộc chơi miệt mài, tung tẩy...

Bỏ cả thịt tươi, bỏ các anh xinh tươi

Rõ là mười mươi em đâu lỡ dại

Em khôn thấy mồ mà Tin

Dưng mà em đâu có... ngoan, hề.

Đợi đi!

Sung sướng đi!

Mở mắt đi... rồi sẽ thấy, hừm

Mai này em có tiếc một thời trẻ khoẻ

Thì hãy đấm ngực, bứt tóc, nhảy loi choi rồi... thôi, ôi!

Thấy anh H2 lơ thơ tơ tóc hok

Thấy anh sói tơ giả bộ ngù ngờ ko

Tự do như chim trời zị đó

Có thèm thì... giờ em chỉ có chăng là nuốt nước miếng thoả thít, hic.

Chứ mong chi những ngày nhăng nhít xưa kia

Tạm biệt chú chim chít

Bỏ trời xanh, chui vô lồng vấn vít

Vì khoái kít kít

Chúc chú hạnh phúc khôn xiết

Đừng có tiếc

Cái lũ ế rệ gớm ghiếc

Lại hay ganh tị ganh tiếc

Thiệt là thê thiết

Thôi chấm gần hết...

Viết cho ku tin (đừng nhầm với pu tin)

Anh cũng xin kết thúc một năm 2007 thiệt là nhiều chiện!

Các em mừng năm mới vui như ku tin nghen, hahahaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Friday, 21 December 2007

Noel v. Noem




Hây, ông già noel

Ê, chào em giai.

Ta tuy râu tóc hippi vậy chứ rất trẻ trung, gọi ta là anh đi cho thân mật.

Trời đã thiệt, vậy em kêu là anh Sang (Santa Claus) nghen.

ờ, ờ...

Mà thôi em thích kêu là anh Nô hơn dù nghe dân dã, quê tới mấy mùa!

ờ, ờ...

Em thích kiu gì cũng okie. Tên hổng có quan trọng với anh.

Ý, anh chảnh thấy ghê đó nha.

Bậy nà, anh khiêm cung thí mồ tổ lun á.

Anh nói chuyện xì tin hén! Vậy chứ cái chi quan trọng

Tình iêu

Là nhớ nhung, dằn vặt, đau như nhổ răng để rồi chết qoeo khi thoả mãn ha

Cũng hổng sai. Có điều em phải lũy thừa lên với số google (í anh là số googol) để nó thấm đẩm từ bông tuyết li ti cho đến vô số ngân hà cơ.

Anh mập hơn em nhiều đó nhưng sao mang nổi tình iêu đó

Em ngu quá hén, đó đâu phải gánh nặng

Hèn chi anh bất tử lại ngày càng đẹp giai phải hôn anh?

Kiitos, là cám ơn, tiếng Phần Lan quê anh

Vậy anh làm chi cái việc giao quà tầm thường quá zị

Mèn ơi, anh hổng giao quà mà anh nối những nhịp cầu yêu thương mừ em. Em phải ráng tư duy trừu tượng chút xíu chứ không thì mấy chốc em đã là material girl và nổi danh như ma đồ na bi giờ.

Tới 6 tỷ ngừi, yêu qua yêu lại gửi tới gửi lui là thành mấy chục tỷ cái cầu lận đó.

Tề thiên là em họ mấy đời của anh, công nghệ nhân bản vô tính anh có từ lâu mà lo gì... mí lại em biết rành là tình iu có sức mạnh diệu kỳ phải hôn.

Sao anh hổng phát quà quanh năm hay có những đợt khuyến mãi cho nhân giới vui bất tận.

ờ há! Em có ý tưởng hay ghê, em là giám đốc tiếp thị hay bán hàng zị ;-))

Anh ơi mà sao mấy đứa bạn em kêu là chỉ ai ngây thơ mới tin là anh có thật.

Đâu có gì lạ em giai. Chỉ ai có hồn thơ mới biết anh có thực. Anh sẽ I meo cho em bài của ông Nguyễn Tường Bách về chuyện ni và khuyến mãi (chết, chưa chi lây rồi) bài đêm thánh vô cùng há. À mà thôi sẵn đây Wi-Fi cũng ngon anh pho uộc cho em lun nè.

Đúng là nhứt anh Nô. À mà em có quà ngon lành hông anh.

Ráng mơ ước và chờ đi em giai, your dream will being come true...

Anh phải kỷ niệm cho em cái gì chứ.

Bựt! một sợi râu bạc từ chòm râu trứ anh của ảnh Nô mà Sang đã sang nằm ở cằm em giai.

Em đừng tiết lộ bí mật này nghen chứ không anh phải sớm xài râu giả thì thiệt là... ông già nô râu ;-(( Anh đi nghen, trễ kẹt xe dữ lắm a.

Mà sao nón của anh nhìn thì mềm mà cứng như mũ bảo hiểm vậy nè?

Quà anh mới nhận từ hiệp hội thiết kế thời trang thế giới mà, gọi là mũ bảo hiểm kiểu sang ta (coi chừng mất bản quyền kiểu dáng).

Nếu các bạn đi ngoài đường thấy mấy ông già nô en mà ông nào mất một sợi râu chính là ảnh đó nhớ tranh thủ rờ rờ để kiểm chứng. Nếu lang thang trên blốc mà thấy một ông cũng già già mà có một sợi râu trắng bóc như vừa tẩy bằng ô mô thì là ông nô em đó, đừng rờ rờ mà nhột.

Silent night

Lời việt: Hùng Lân

Đêm thánh vô cùng.

Giây phút tưng bừng.

Đất với trời, xe chữ đồng.

Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ.

Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa.

Ơn châu báu không bờ bến.

Biết tìm kiếm của chi đền.

Ôi Chúa Thiên đàng.

Cảm mến cơ hàn.

Nhắp chén phiền, vương phong trần.

Than ơi, Chúa thương người đến quên mình.

Bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.

Ai ham sống trong lạc thú.

Nhớ rằng Chúa đang đền bù.

Tinh tú trên trời.

Sông núi trên đời.

Với thánh thần, mau kết lời.

Cao rao Hóa công đã khéo an bài.

Sai Con hiến thân mong cứu nhân loại.

Hang chiên máng rêu tạm trú.

Bốn bề tuyết sương mịt mù.

Nếu hổng biết tiếng Việt thì tìm thứ tiếng cần thiết ở đây http://silentnight.web.za/

...Đến một ngày mà trẻ con bắt đầu ngờ "ông già Noel" không hề có thực! Chúng đã va chạm với xã hội và thấy dường như cuộc đời không hề có phép lạ. Đó cũng là nghi vấn của em Virginia O'Hanlon, tám tuổi, sống ở New York. Năm 1897 em đánh bạo viết thư cho tạp chí Sun và hỏi như sau: "Em mới lên tám. Bạn em có người nói rằng, ông già Noel không có thực đâu. Ba em nói là tờ báo Sun viết gì cũng đúng cả. Cho nên em xin hỏi, ông già Noel có thực không?".

Câu hỏi của em Virginia quan trọng đến mức mà chủ bút tờ báo là Francis P. Church phải thân hành trả lời. Ông viết: "Em Virginia, bạn em nói không đúng. Các bạn đó chỉ tin những gì mà mình tự thấy. Các bạn đó cho là cái gì đầu óc nhỏ bé của họ không hiểu thì cũng không thể có. Đầu óc con người nhỏ bé lắm, dù là của trẻ con hay người lớn. Trong vũ trụ, con người nhỏ bé như một con côn trùng tí hon. Đầu óc của một con kiến không thể hiểu hết toàn bộ thực tại. Vâng, em Virginia, ông già Noel có thực...".

"...Ông già Noel có thực cũng như tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung có thực. Nhờ tất cả thứ ấy có thực mà cuộc đời chúng ta mới sáng và đẹp. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta tối tăm biết bao. Khi đó thì cũng không có em Virginia, không có niềm tin, không có thi ca, không còn có gì làm cho cuộc đời này có thể kham chịu được nữa...". Thế nhưng, ông viết tiếp "...không ai có thể thấy tận mắt ông già Noel. Điều đó chưa chứng minh được gì cả. Mọi thứ trọng đại nhất thường thì phần lớn chúng ta không thấy tận mắt được...Bất cứ khi em thấy cái gì thì em cũng không thấy hết cái toàn thể đâu. Tại sao ? Vì có một tấm màn ngăn che một thế giới đích thực mà không có sức mạnh nào trên thế gian này xé rách nó được. Chỉ có tình yêu và thi ca mới vén được nó lên mà thôi. Thì lúc đó ta mới thấy vẻ đẹp và sự lộng lẫy nằm sau bức màn đó...".

Kỳ diệu thay, vì một câu hỏi non nớt của trẻ con mà sinh ra những dòng chữ vô cùng nhân hậu và sâu sắc. Còn em Virginia, sau khi đọc thư này, hẳn em vẫn nửa tin nửa ngờ vì em muốn biết có một ông già Noel bằng xương bằng thịt hay không mà em có thể rình bắt trong đêm Giáng Sinh. Có thể em vẫn còn ấm ức nhưng lá thư đã mở cho tâm em một cách nhìn mới và đặt ngược cho em một câu hỏi hoàn toàn bất ngờ. "Tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung có thực hay không?". Em sẽ tự trả lời bằng trải nghiệm của chính mình trong cuộc đời còn non trẻ của em. Và khi trả lời câu hỏi đó, em sẽ biết ông già Noel là ai, có thực hay không. Tác giả bài báo đã chỉ cho Virginia kiếm ông già Noel bằng tâm chứ không bằng mắt. Đó là nghệ thuật của giáo dục và cũng là một nền triết lý sâu thẳm. Những ai hiểu ý tác giả chắc thầm mong em Virginia sẽ tìm thấy "tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung", để biết rằng ông già Noel nằm ngay trong tâm mình và đời em sẽ có một lần vén bức màn nọ để thấy "vẻ đẹp và sự lộng lẫy" nằm sau một thế giới có nhiều bóng tối hơn ánh sáng. Và họ biết rằng bài báo không chỉ để dành cho trẻ con.

Bài báo của Francis P. Church có lẽ đã đánh động đến tâm can của độc giả từ 8 tuổi đến 88 tuổi nên sau đó cứ trong mỗi mùa Giáng Sinh nó lại được đăng lại một cách trân trọng trên trang nhất. Trên nửa thế kỷ sau, năm 1950, tạp chí Sun đình bản, bài này không còn được đăng hàng năm nữa nhưng vẫn còn được truyền tụng đến bây giờ. Mỗi khi tuyết lạnh cuối năm tràn về, khi mọi người nô nức đi mua quà cho người thân, người ta vẫn thấy bài này được đăng rải rác trên các báo, vì kỳ thực không có câu trả lời nào hay hơn bài báo của năm 1897.

(Noem trích từ bài “thiên thần đã mất” trong tập “mộng đời bất tuyệt”, Nguyễn Tường Bách, nxb văn nghệ 2006)

Thursday, 13 December 2007

ParadoxPlus




Nghịch lý vẫn còn...

Chớ hề biết cái ông George Carlin là ông mô nên phải gu gồ một phát thì ra ổng cũng thuộc loại nổi tiếng, người của công, chúng nào là viết sách, kịch sỹ, danh hài thể loại độc thoại từng đoạt giải Grammy và được xếp thứ 2 trong danh sách những danh hài vỹ đại nhất mọi thời. Ổng có sô "Seven Dirty Words" trên đài phát thanh từng gây nên vụ kiện đến toà án tối cao của Mỹ năm 1978 do uỷ ban truyền thông liên bang (FCC) kiện Pacifica Foundation vì 7 cái từ nghe thấy ghê này.

Ổng cực lực phản đối trên website của mình http://www.georgecarlin.com/home/dontblame.html bài “paradox” mà ai cũng gán cho ổng viết sau cái chết của vợ mình dịp 11/9. Một số website thì cho rằng bài này của một học sinh sống sót sau vụ thảm sát tại trường trung học Columbine, Colorado; một số thì cho rằng tác giả là Jeff Dickson (biết ổng là ai là chết liền).

Tuy nhiên theo http://www.truthorfiction.com/rumors/c/carlin.htm tác giả thực sự là Moorehead Bob viết vào 1990 và in thành sách vào 1995 với tựa WORDS APTLY SPOKEN. Tui lấy honda chạy lên nhà sách a ma dôn thì đúng là có cuốn này (hổng có hình bìa) http://www.amazon.com/Words-Aptly-Spoken-Moorehead-Bob/dp/0963949667. Ông này là tiến sỹ thần học, mục sư của Overlake Christian Church in Redmond, Washington. Điều lạ kỳ là hàng ngàn cuốn sách dạng “dạy làm người” hay luân lý đều dùng ý tưởng này và trích dẫn bài paradox là của Carlin!

Tui để bài của ông Bob để tiện tham khảo và ai thích phóng tác thì tiếp tục. Bản thân từ paradox cũng có rất nhiều định nghĩa và ví dụ cực kỳ quái chiêu tuỳ theo lĩnh vực (toán học, triết học, kinh tế học, vận trù học...). Ấy vậy mà nhờ nghiên kíu, mổ xẻ paradox mà con người lại có những thành tựu trong toán học, triết học, ô hô! Đơn giản nhất theo từ điển tui hay dùng thì nghịch lý là:

  1. người, vật hay tình huống có cả hai đặc đỉêm đối nghịch vì thế rất kỳ quái. Ví dụ: hắn là một nghịch lý – một kẻ thui thủi nhưng thích tán gẫu với người lạ; Cuộc đời riêng của những nghệ sỹ hài thường không vui.
  2. một phát biểu có chứa hai ý tưởng đối nghịch dường như bất khả hay vô lý đùng đùng ấy vậy mà thường đúng. Nhớ có lúc nào la to “càng nhiều, càng ít” không.

Một hạt cát không phải là đụn cát. Với n=1, thêm một hạt cát vào một hạt cát không tạo thành đụn cát. Dùng cái kiến thức quy nạp cho n thì dù em có thêm hằng hà sa số hạt cát thì chẳng bao giờ tạo nên đụn cát. Ví dụ thôi mà bà tám! Tự nhiên tới đây mình nhớ cái thời hỏng lên hỏng xuống vì mấy cái phép đệ quy quái quỷ, hịc.

À mà ý mình như con ngựa (dù mình chưa bao giờ bị mắng là đồ ngựa!) nên lại nhớ lâu rồi có một bài viết rất hay trên tuổi trẻ chủ nhật có nêu một nghịch lý là càng mở thêm nhiều đường mới thì tốc độ lưu thông càng chậm. Chắc cũng có liên quan gì đó với nghịch lý Braess. Chỉ thấy là bây giờ đi đâu cũng thường bị kẹt xe thê thảm thiết.

Tự nhiên nhớ luôn đến quy luật Parkinson (ko phải bệnh parkinson) cho rằng con người kiếm đựơc bao nhiêu tiền đi nữa họ thường có xu hướng chi tiêu hết và thậm chí chi tiêu vượt mức thu nhập. Nói cách khác, chi phí luôn tỷ lệ thuận với thu nhập. Hèn chi ai cũng lao vào kiếm thu nhập như cơn khát không bao giờ hết khát được. khổ!

Nếu tớ bảo “ta là kẻ luôn luôn nói dối” mà cậu nói “đúng” thì mệnh đề của tớ trở thành đúng và thế là vi phạm “luôn luôn nói dối”; nếu cậu nói “sai” thì câu kia sai và hoá ra tớ có nói thật. Choáng chưa.

Bởi vậy đời này giả giả thực thực khó lường hỉ?

The Paradox of Our Age

By Dr. Bob Moorehead

The paradox of our time in history is that we have taller buildings but shorter tempers; wider freeways, but narrower viewpoints. We spend more, but have less; we buy more, but enjoy less. We have bigger houses and smaller families; more conveniences, but less time. We have more degrees but less sense; more knowledge, but less judgment; more experts, yet more problems; more medicine, but less wellness.

We drink too much, smoke too much, spend too recklessly, laugh too little, drive too fast, get too angry, stay up too late, get up too tired, read too little, watch TV too much, and pray too seldom. We have multiplied our possessions, but reduced our values. We talk too much, love too seldom, and hate too often.

We've learned how to make a living, but not a life. We've added years to life not life to years. We've been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet a new neighbor. We conquered outer space but not inner space. We've done larger things, but not better things.

We've cleaned up the air, but polluted the soul. We've conquered the atom, but not our prejudice. We write more, but learn less. We plan more, but accomplish less. We've learned to rush, but not to wait. We build more computers to hold more information, to produce more copies than ever, but we communicate less and less.

These are the times of fast foods and slow digestion; big men and small character; steep profits and shallow relationships. These are the days of two incomes but more divorce; fancier houses but broken homes. These are days of quick trips, disposable diapers, throwaway morality, one night stands, overweight bodies, and pills that do everything from cheer, to quiet, to kill. It is a time when there is much in the showroom window and nothing in the stockroom. A time when technology can bring this letter to you, and a time when you can choose either to share this insight, or to just hit delete.

Remember, spend some time with your loved ones, because they are not going to be around forever.

Remember to say a kind word to someone who looks up to you in awe, because that little person soon will grow up and leave your side.

Remember to give a warm hug to the one next to you, because that is the only treasure you can give with your heart and it doesn't cost a cent.

Remember to say "I love you" to your partner and your loved ones, but most of all mean it. A kiss and an embrace will mend hurt when it comes from deep inside of you.

Remember to hold hands and cherish the moment for someday that person will not be there again.

Give time to love, give time to speak, and give time to share the precious thoughts in your mind.

AND ALWAYS REMEMBER:
Life is not measured by the number of breaths we take, but by the moments that take our breath away.

Dr. Bob Moorehead is former pastor of Seattle's Overlake Christian Church. He retired in 1998 after 29 years in that post. The essay appeared in 'Words Aptly Spoken,' Dr. Moorehead's 1995 collection of prayers, homilies, and monologues used in his sermons and radio broadcasts.


Saturday, 17 November 2007

Paradox




Anh bạn tui, cũng thuộc dạng học giả (chắc vậy vì thấy trên đầu còn rất ít tóc, đỡ tốn Xmen) gửi một bản văn rất ý nghĩa. Cặm cụi tra từ điển thì cũng hiểu sơ sơ nên chỉ dám phóng tác (tác nghiệp phóng túng).

Tựa của en trì và cũng là tựa của bài dưới. Diễn nôm là trái với sự hợp lý nhưng ai biết cái nào là có lý vì biết dựa trên cái lý nào để phân định lý với non-lý, hí hí.

Là vầy:

Danh hài George Carlin của thập niên 70, 80 đã viết những thứ thực là hùng biện và cực kỳ xác đáng và cực kỳ ấn tượng. Chỗ này mở ngoặc chút xíu là còn nhiều chuyện phải nói về tác giả thực sự của bài này – xem ở phần sau đó!

Nghịch lý.

Nghịch lý trong thời đại của bọn mình đối với lịch sử là chúng ta tôn cao thêm những toà nhà nhưng hạ thấp những đền thờ, mở rộng đường cao tốc nhưng thu hẹp tầm nhìn. Chúng ta chi tiêu nhiều hơn nhưng có ít hơn, chúng ta mua sắm nhiều hơn nhưng hưởng thụ ít đi. Chúng ta có những ngôi nhà to hơn và những gia đình bé đi, nhiều tiện nghi hơn nhưng ít thời gian hơn. Chúng ta nhiều bằng cấp hơn nhưng ít cảm xúc, tăng kiến thức nhưng giảm khả năng phán xét, nhiều chuyên gia nhưng cũng nhiều vấn nạn hơn, nhiều dược phẩm hơn nhưng sự lành mạnh lại bèo đi.

Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, chi tiêu quá hoang phí, cười quá ít, lái xe quá nhanh, dễ giận quá, thức quá khuya, tỉnh dậy quá mệt mỏi, đọc quá ít, xem ti vi quá nhiều và rất rất hiếm cầu nguyện.

Chúng ta nhân lên tài sản nhưng giảm giá trị của chính mình. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá bủn xỉn mà lại quá thường ganh ghét.

Chúng ta học cách kíêm sống chứ không phải xây dựng cuộc sống. Chúng ta cộng dồn năm tháng vào cuộc sống chứ không sống đến từng ngày. Chúng ta dẫm nát đường đến nguyệt cung bằng những chuyến khứ hồi nhưng không thể băng qua đường để chào người hàng xóm mới. Chúng ta chinh phục không gian bên ngoài nhưng lãng quên những vùng miền bên trong. Chúng ta làm chi những chuyện to tát hơn nhưng nào phải là những chuyện tốt hơn.

Chúng ta lau chùi sạch sẽ không khí nhưng để mặc tâm hồn bẩn nhiễm. Chúng ta bẻ gãy nguyên tử nhưng chào thua thành kiến. Viết nhiều hơn nhưng học ít hơn. Hoạch định thật nhiều để rồi hoàn thành thật ít. Chúng ta học cách vội vã thay vì chờ đợi. Chúng ta thiết kế nhiều máy tính hơn để giữ nhiều thông tin hơn và tạo ra nhiều bản sao hơn bao giờ hết nhưng giao tiếp ít dần ít dần.

Đây là thời của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm, những gã người to lớn với tính cách èo uột, những đường lợi nhuận cực dốc và những tương quan hời hợt. Ôi những ngày của hai nguồn thu nhập nhưng ly hôn cũng nhiều hơn, những ngôi nhà lộng lẫy hơn nhưng gia đình tan hoang. Thời của những chuyến đi chớp nhoáng, tả giấy, sổ toẹt đạo đức, trú ngụ một đêm, béo phì, thời của những viên nhộng có thể tạo mọi thứ từ niềm hân hoan đến sự lặng im, đến sự giết chóc. Đó là thời có rất nhiều thứ nằm sau những cửa kính trưng bày nhưng trống rỗng trong kho. Thời mà công nghệ có thể mang những con chữ này đến cho bạn, cũng là thời bạn toàn quyền chọn cách chia sẽ những suy tư này hay đập phím delete...

Nhớ! Dành thời gian cho những người thương iêu của mình, họ không ở quanh bạn mãi đâu.

Nhớ! Nói năng tử tế với ai đó đang ngưỡng mộ bạn, đừng tưởng họ sẽ không lớn mạnh.

Nhớ! Ôm người bên cạnh mình thật ấm áp, đó là kho báu duy nhất từ con tim bạn mà lại không phải mất một xu.

Nhớ! nói “tui iêu you” với những người mình yêu thương vì đa số xứng đáng với điều đó. Nụ hôn và vòng ôm bằng tình yêu sâu xa sẽ chữa lành những tổn thương.

Nhớ! Giữ chặt tay trong tay và thực máu lửa những khoảnh khắc này vì ngày nào đó người ấy sẽ không còn ở chốn xưa.

Dành thời gian cho yêu thương, dành thời gian cho những tỏ bày bằng lời nói! Dành thời gian để chia sẻ những suy tư quý báu của mình.

Luôn khắc cốt:

Cuộc sống không tính bằng số hơi thở của chúng ta mà chính là khoảnh khắc bọn mình đếch thở được nữa.

Chà, cái người mô viết những thứ nghịch lý thiệt là có lý!

Tuesday, 6 November 2007

Mách có chứng nè




Em hổng đếm được trong khuôn viên Ha vợt da này có mấy khu nhà như ảnh trên mà chỉ biết nhủ thầm là nhiều. Đa số màu Crimson, một số màu trắng, kiểu dạng cờ lát sít cũng có mà hiện đại cũng có, ráng qua đó mà coi cho biết ai hông nói dóc.

Đây là cái cổng, khu đại học này có 36 cái cổng y vậy, chắc để những cô cậu nào lỡ đi chơi khuya zìa thì cũng khỏi tranh nhau leo chung 1 cái. Thấy cũng thường thôi há, dù trong cổ kính, trang trọng nhưng thua xa những cổng trường của ta về sinh khí và sức sống ngồn ngộn với những hàng quán.

Bác John Harvard ngồi xa xa, trông khá cô độc, tuy chỉ sống ở thành phố này (lúc ý là 1936 và vẫn là thuộc địa của Anh) chưa đến 18 tháng (trước đó ở Anh) và là cha xứ của vùng này nhưng nhờ đóng góp cho trường mà được mấy trăm năm bia đá, bia miệng thì chắc cũng được nghìn năm (em không kiểm chứng được nghe).

Tượng của bác do nhà điêu khắc Mỹ (dù ông tên Pháp) Daniel Chester French thực hiện. Ông này cũng học ở MIT có một năm thôi rồi về nhà làm ruộng (sao ai bỏ dỡ đại học cũng thành danh, biết vậy em đừng học xong thì có hay hơn không). Ông là một trong năm người được in trên bộ tem những người Mỹ vĩ đại năm 1940.

Bác gần xịt nè nhưng mà theo nhiều tài liệu thì tượng này lấy mẫu từ một chàng sinh viên chứ lúc đó bác đã quy tiên mất tiêu. Trông rất tây, đẹp giai nhưng quan trọng là bác ngồi đấy cho mọi người sờ chân.

Khu cư xá dành cho sinh viên. Màu đỏ thẩm (crimson) này cũng là đặc trưng riêng của ha vợt nghe (nên trường còn có biệt danh là Crimson). Nhưng chỗ nì mở ngoặc chút là tượng bác John là ở sân chính (Harvard Yard) chứ cư xá này là của trường Harvard Business School (HBS) ở phía bên kia bờ sông.

Phòng cá nhân trông cũng rất bèo bọt, chật hẹp thua xa các khách sạn phòng trọ của mình rồi. Rộng chừng 2m, từ ngoài vào bên phải gặp ngay toa lét nhỏ xíu như của mấy chú lùn, rồi đến giường ngủ cá nhân cũng có chăn ấm nệm êm (phải nằm gai nếm mật mới nên sự nghiệp chứ). Nhưng mà kế bên giường ngủ còn có cái kệ chắc đang ngủ mà giật mình nhớ lại chưa làm bài tập thì cứ tồng ngồng ngồi ngay đó làm luôn (ác thiệt).

Bên trái nè: kệ làm việc kết hợp bàn và chắc là chỗ ngủ cho khách lỡ tới thăm phải tá túc qua đêm.

Toilet, kêu là restroom đi cho nó có tính nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái, đúng là xa hoa wá. Phải chi các em học sinh, sinh viên của mình được mấy cái giống vậy thì tinh thần thoải mái, chí khí hưng phấn thì học chắc gì đã thua cái đại học “tầm thường” này.

Hành lang của dãy phòng, thấy hun hút ghê há, đáng kiếp những đứa nào chui đầu vô đây, cho cô đơn mà bị trầm cảm chơi, hay căng quá thì bị xì chét ai biết.

Sân chơi, thư giãn nhưng hổng có ai ngồi vì ghế bằng sắt, lạnh ngắt trong gió se sắt, ai yêu yếu ngồi chút dám bị cảm tái ngắt.

Thư viện này của trường HBS, dòm cũng đâu hơn gì thư viện quốc gia ở đường Lý Tự Trọng (HCM) đâu hén.

Lối vào gì trông như bưu điện xã vậy nè, nếu đi tới chút lên cầu thang liền (trái phải chi cũng được thì sẽ được vào chỗ cấm chụp ảnh ở hình kế.

Bên trong (lầu 1) kêu là giữ y như 100 năm trước, wa!

Hệ thống thư viện của HV, mà trung tâm là thư viện này (Widener Library) nằm ở Harvard Yard gồm 90 thư viện khác nhau với trên 15 triệu ấn phẩm được coi là lớn thứ tư thế giới sau thư viện quốc hội Mỹ (Library of Congress), thư viện Anh (British Library) và thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale). Thấy ba cái cờ không, chỉ có cái trường huy (huy hiệu trường kiểu như nhà thì có gia huy, nước thì có quốc huy) hình cái khiên có ba cục hình ba cuốn sách đang mở cho ba cụm từ “VE”, “RI”, “TAS” tức Veritas (còn nhớ câu in vino veritas chứ).

Bữa em đến có một sân khấu ngoài trời phía đối diện đang rầm rộ chuẩn bị (chắc chào đón em ghé thăm) nên tiện em chụp qua chồng ghế chuẩn bị hội diễn cho nó thấy mình cũng biết góc nhìn tối tạo!

Lối nhỏ quanh co, cỏ bò đầy tường!

Chiều chiều em đạp xe, chạy hoài hổng thấy dốc, thôi khoá lại cho mốc chơi. Vậy mà mấy em ở đây chẳng có chút tinh thần cảnh giác gì cả ta, phải treo cái biển “khoá cũng mất” mới ép phê chứ?

Giá áo treo ngay trong phòng ăn làm nhớ câu...

Phường giá áo túi cơm, hic! May ở đây chỉ có bánh mì với đồ ăn tây nên chắc tụi nó lo học cho hộc cả bánh mì với spaghetti.

Bếp ngay phía sau, trông cũng sạch sẽ và chắc đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nghen.

Ăn xong vô đây học. Chật chội quá hén, đã vậy ai cũng có cái bảng tên ngay trước mặt, chỗ ngồi bố trí hình cánh quạt, giật cấp y như tiệm xinê trống hoang trống hoác vậy thì biết trốn đi đâu nếu không thuộc bài.

Thôi in ít thôi chứ lại bảo em khoe khoang (ngay chóc luôn). Mí lại cứ cắt cắt dán dán em thấy đau hết cả hai tay, mềm hết cả mười ngón xuân nồng của em.

Tham quan đã đời em bảo, thôi đợi tui nghe, để qua bên MIT kế đó coi sao đã mới quyết định học ở đâu. Bà giáo thấy em chảnh ngược lên trời vậy cũng hoảng nên bảo “học đâu cũng vậy, học đây tụi tui cám ơn mà”.

Tin nổi không?

Tuesday, 30 October 2007

Em vào Harvard!




Bạn đã nhận được học bổng chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh của đại học Harvard, chúc mừng! Trời quả là điều quá sức mong đợi của em...

Vậy là em khăn gói quả mướp đến thăm trường theo lời mời của bà giám đốc chương trình trước khi nhập học vào niên khoá 2008. Ngày xưa Thanh Tịnh bảo “mỗi năm cứ độ thu về...” nhưng em học như con vẹt, đọc toe toét mà chỉ thấy trong lòng ảo nảo vì đã hết những ngày bắn chim, bắt chuồn chuồn, vặt cánh bướm (ác gì đâu) và sắp khải đóng phim buồn tới hai cái lục cá nguyệt với quý thầy cô bạo tàn. Sau này em mới biết thầy cô thiệt là nhân từ, thương mới cho roi cho vọt chứ (thời ý chưa có hình phạt... liếm ghế), ghê cả lưỡi! Vậy mà năm nay, đến độ chớm thu, em lại sắp được cắp sách đến trường. Nói sao hết những bổi hổi bồi hồi của kẻ học trò tuổi đã vào thu lại nhí nhảnh chân sáo vào những ngày trời xanh ngăn ngắt, lá xanh tít tắp xen những bệt vàng ươm như có ông hoạ sỹ quái quỷ nào bệt một nét đại cọ giữa trời.

Thú thiệt với các bác, em cực kỳ choáng với “thành phố” đại học này (xời tưởng chuyện gì). Tung tăng đôi chần trần (mang giày chứ) chứ hổng phải bằng chuột trên những thảm cỏ mịn màng trong nắng thu, nện gót trong thư viện hàng trăm tuổi (đi rón rén thì có) thiệt là vi vút! Ấn tượng, ấn tượng, quả là hảo đại học (chuyện này dù đã có nhiều người nói nhưng em vẫn quyết nói tiếng nói của em). Thành phố Boston có dòng sông Cheo (là dân bản địa đọc từ chữ Charles, mình thì đọc là Sạc lơ, giông giống Sạc lô) thì Hardvard và MIT nằm dọc hai bên bờ sông này.

Đầu tiên theo truyền thuyết, em vội vàng đến sờ chưn ông Harvard, vì ai đã sờ được chưn ông này đều sẽ được vô đây học (dân tây cũng mê tín hen). Để chắc ăn, em sờ luôn hai chưn (dân Việt mình hay tranh thủ, ai trách mặc kệ) biết đâu được vô đây học hai lần thì càng oai, oái! Mà thiệt ra tượng của ông này cũng khá giản dị và khiêm tốn; có điều hơi cao chứ không em sẽ ráng sờ những chỗ độc hơn biết đâu lên làm tới hiệu trưởng hay giám đốc điều hành thì bà con lại được nhờ.

Phải chi đọc được (giờ cũng chưa đọc) "Em phải đến Harvard học kinh tế" của bà mẹ Lưu Lệ Hoa truyền kinh nghiệm huấn luyện cô bé Lưu Diệc Đình vang danh khắp thế giới khi được tới ba trường đại học danh tiếng của Mỹ cầu cạnh làm sinh viên của mình thì chắc em cũng đâu có kém gì (phải tự tin chứ)!

Chắc nghĩ em con của ông vua rác, không phải nói là vua dầu mỏ nào đó ở “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa nên bà này hướng dẫn thiệt là tận tình. Nghĩ dân phương Đông quan trọng “đất lành chim đậu” nên bả dẫn đi coi chỗ đậu trước, nghĩa là nơi ăn nhờ ở đậu đó. Nhìn chung chim bướm gì mà đậu được chỗ đó thì coi như OK. Với lại qua đây chắc bay suốt ngày thì đậu xuống chắc gì đã có thời giờ nghĩ ngợi nên chắc chỉ còn đủ sức lăn đùng ra ngu (ngủ khò). Khu này trông giản dị vậy nhưng nghiêm ngặt nghen: vô ra phải có thẻ, lên thang máy phải có thẻ (dân tây sao nô lệ cái thẻ quá trời, cái gì cũng thẻ, ta cũng bắt đầu quen với thẻ mà lại).

Xong phần duy vật, ta qua thượng tầng kiến trúc với đại biểu xuất sắc là thư viện. Bà giáo biểu là tuy có duy tu, nâng cấp, xây thêm nhưng mọi chi tiết phải bảo đảm hài hoà và giữ nguyên chất như cả 100 năm trước. Chi mà nệ cổ cho khổ vậy. Oà, vào trong mới thấy thiệt là không cổ sao có kim hay kim cổ giao duyên mới sinh ra được nhiều thứ (ai biết thứ gì).

Thôi tới đây tạm ba chấm, chầm chậm xuống hàng nghen, thông cảm.

Nếu năm sau thấy em ít viết bờ lốc, thấy nhớ em thì vui lòng dùng điện thư liên lạc nghe (chắc tại em bận học quá thôi mà, hay lo ăn chơi nhảy múa ai mà chắc). Nhưng biết đâu nhờ được khai sáng đầu óc, em lại viết toàn bằng tiếng ăng lê thì cũng đừng phiền hén. Bờ lốc cũng phải mang tính gờ lô bôn cho nó có khí chất nhân loài.

(Ráng coi tiếp tập sau hen...)

Wednesday, 24 October 2007

Linh tinh lang tang nhăng cuội




Giữ lời hứa khó quá nghe mấy người! Đã gần hết một con trăng mà vẫn chưa làm được, hic – rằm trước đến rằm nay mới xong.

Quà tặng đã hứa thực ra chỉ là mấy tấm hình “vớ” được nên mời coi cho vui, biết đâu có dịp các bạn tận hưởng thì nhớ kể cho tui được ké.

Trung thu ở China Town thiệt tình là không đi hết vì nó kéo dài từ Clarke quay (kiểu như bờ kè kênh Nhiêu Lộc của mình í) cho đến hết phố South Bridge. Nhòm ngoài thấy xanh xanh đỏ đỏ, tươi tắn ánh đèn đô hội nhưng vô phía trong thì cũng như chợ Bến Thành thôi (thiệt đó). Định lúc cuốc bộ về sẽ chụp mà đi hết nổi. Đã vậy taxi cũng khó đón vì bên đó hổng phải cứ ngoắc ngoắc là có chú tấp vô mà phải xếp hàng ở những nơi có biển “taxi queu” với dòng người dài dằng dặc như xếp hàng mua gạo ngày xửa. May có một chú trả khách ngay biển stop nên tui xông lên ngồi luôn rồi nói địa điểm. Chú í nói Ok nhưng mà mi phải trả cho tớ theo giá booked taxi. Là sao. Là gần gấp đôi queued taxi. Thôi hỏng thể keo kiệt trong lúc kiệt sức nên thà đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội taxi của chú cho xong. Mà chú này không biết có là hội viên hội chị em không lại còn nhiệt tình quảng bá “ra geylang chơi hông”. Thôi đi ba xi (là ông ba lái taxi)!

Cổng chào

Chùa Răng Phật (Phật Nha Tự - Buddha Tooth Relic Temple and Museum)

Đây là chân dung về đêm của nhà hát “trái sầu riêng” nổi tiếng mà Duyên dáng Việt Nam từng thuê để diễn hồi tháng 8 năm nay (charming vietnam gala). Đúng là đêm có ánh đèn nên trông ăn đèn thiệt. Nó chính thức mở cửa vào 12/10/2002, tên đầy đủ là Esplanade – Theatres on the Bay, nằm ngay cửa sông Singapore với hình dáng hai vỏ sò. Nhòm kỹ mà phải thêm chút tưởng tượng thì cũng hơi giống con chem chép nổi tiếng với món chem chép mở hành. Có điều chắc đây là chem chép biến dị nên mập ú ù u ha. Hổng cần tưởng tượng thì nó giống như hai miếng vỏ sầu riêng đứa nào ăn xong vất bịch ra cửa sông chắc để chống muỗi!

Dù vậy chân dung trần trụi ban ngày của nó vẫn đẹp zị. Nhất là khi án ngữ, ngạo nghễ nhìn ra mặt sông lặng ngắt được khắc dấu bằng nét phác của sóng sau con tàu đang lướt đi và cảng container thuộc loại lớn nhất thế giới.

Nhìn từ tầng 42 của khách sạn.

nhìn từ tầng 22 của toà nhà đối diện (chụp qua cửa kính)

Tuy mục đích rất là nhân dân: trung tâm trình diễn nghệ thuật dành cho tất cả mọi người nhưng dân đen như tui chắc gồng mình lắm thì cũng được rón rén vô hàng ghế bét zèm rồi dùng ống nhòm thưởng thức. Giá bèo nhất cho duyên dáng VN là 48$ S (cỡ 500k), diễn trong concert hall (có 1.600 chỗ ngồi hà). Nói vậy chứ với thu nhập của dân sing thì chắc là ok, với lại cũng có nhiều sô miễn phí.

Động thổ 11/1996 vậy là sau khoảng 6 năm là hoàn tất (chắc hổng có sửa tới sửa lui đâu). Nó đã đón được 7 triệu khách tính đến nay, chà có cái nhà hát chem chép mà còn đông khách hơn số khách du lịch tới VN trong thời gian tương đương ha, kỳ hén. Muốn tham quan hông, đó 8$ và mất 45 phút quay lòng vòng. Tất nhiên, là tui dek thèm đi (bày đặt sĩ diện). Đã vậy trong này còn có biết bao là máy hái tiền của khách nào là Esplanade Shop nằm trong Esplanade Mall, nhà hàng, club...

Đừng tưởng chơi à nghen, tập đoàn quản lý nhà hát này rất “prồ” - đương nhiên - nêu rất rõ tầm nhìn, nhiệm vụ, giá trị. Thấy hay quá (I như giáo trình về marketing) nên tóm tắt một số điểm hầu mấy người nè:

Chúng tôi tôn trọng khách hàng và chịu trách nhiệm bảo đảm nhu cầu của họ được thoả mãn, mang lại những gì đã hứa và vượt quá mong đợi (xì, tụi tui cũng nói y vậy mà).

Luôn dùng tinh thần “ok có thể làm được” mọi lúc, luôn nhắm đến làm đúng mọi chuyện ngay từ đầu nhưng không quên tìm kiếm những cách mới để làm mọi chuyện tốt hơn.

Luôn tìm kiếm ý tưởng mới và cam đảm chấp nhận rủi ro, nếu do hạn chế thì cũng chấp nhận thất bại như là một phần của quá trình học hỏi. (Vẻ, chúng ta đây thấy rủi ro vẫn ok nè, rút kinh nghiệm rồi để đó chứ gì).

Tận dụng mọi cơ hội để “rán sành ra mở” từng đô một.

Mọi quy trình luôn đơn giản và trôi chảy.

Văn hoá học: đầu tư vào đội ngũ, học hoài và tự hoàn thiện sẽ là một phần bản chất trong văn hoá của chúng tôi. (Bằng học, học nữa, học mãi hông?)

Chúng tôi là một đội

Trên tất cả, chúng tôi là một đội nên.

. luôn hỗ trợ và kính trọng nhau

. không bao giờ bỏ đồng đội khi cần thiết

. chấp nhận bất đồng. Kính trọng mọi quan điểm

. luôn có khoảng nghỉ dù đang lúc tốt hay xấu

. Duy trì mọi kênh truyền thông mở ở mọi cấp, mọi lúc

. ăn mừng mọi chiến thắng

. đưa sự say mê và niềm vui vào mọi chuyện

Tốt bụng, nhiệt thành, nhất quán và bình đẳng sẽ là những giá trị nền tảng.

Thôi tạm biệt hai cái vỏ sầu riêng nhiều chiện.

Đã vậy lỡ chụp dính cái bánh xe đạp mà dân sing kêu là singapore flyer nên nói luôn. Cảm hứng của họ là tạo ra biểu tượng đất nước kiểu như tháp Eiffel hay London Eye (cũng cái bánh xe đạp), nói đại là cọp dê của dân ăng lê đi! À nói là phát huy ý tưởng chứ hỉ: london eye cao có 135m còn mấy chú sing cao đến 165m (cỡ toà nhà 42 từng), thẳng đứng y như dựng ngược chiếc xem đạp rồi nhòm cái bánh trước ý, còn của dân anh thì nghiêng nghiêng (chắc cho có cảm giác chuếnh choáng).

Thấy cái bánh xe nhỏ xíu kia hông!

Nguyên cái bánh xe có 28 con nhộng, mỗi con chứa được khoảng 30 người (4x7m), hê cũng như xe 30 chỗ chất lượng cao của ta thôi. Quay một vòng 30’. Vé có 29,5$ (london tới 20 bảng lận) thôi. Ở trển thấy được nào là toàn Singapore (từ sân bay Changi đến đảo Sentosa (kiểu như đầm sen nhà mình á), Malaysia và Indonesia (hổng biết thiệt hôn). Vậy là ta coi hát ở esplanade xong qua đây quay vòng vòng rồi vô sòng bài cho biết thế nào là đen tình đỏ bạc (2009 sòng mới xây xong) vì tất cả trong một khu. Nghe đâu bánh xe đạp nì tới gần giữa 2008 mới hoàn tất mà giờ đã bán vé trước; còn hứa là biết đâu làm xong sớm thì các bạn có thể ăn một cái valentin trên trời. ngon hơn thì thuê nguyên con nhộng để hai người thoải mái tâm tình (1.500$), ăn chơi ai lại sợ tốn kém – ai mời tui thì nhớ thông báo sớm nghen.

Friday, 5 October 2007

Khen




Bữa nọ tui lọ mọ lê tấm thân cường tráng, chắc như bánh tráng xuống phố Tàu ăn tối. Dân mình nghèo, mình thì cũng wá... giàu nhưng keo được lúc nào đỡ lúc đó, phòng khi trúng số mà thiếu mấy hào thì cũng có khoản góp vô cho đủ bạc tỷ trưng coi chơi. À mà nên mở ngoặc chút là phố Tàu của cái xứ đòi làm global hub í chứ hổng phải quận 5, hochiminh city, chảnh. Mà hổng biết tui có bịnh ghiền phố Tàu hay không chứ tới xứ nào cũng ráng lết ra đó coi có hàng... giá rẽ hay khuyến mãi hông! Tiện thể ăn luôn cho nó khoái khẩu.

Nhiều lúc đi muốn sút luôn cái đế giày hàng hiệu mua tới mấy triệu ở mấy cái shop lề đường Lê Văn Sỹ. Hổng phải đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt mà phải nói là cứ đi loanh quanh cho người bãi qoải, đau nhừ hết cả gót sen, đau dần hết cả xương sống. Trời đày.

Khen cái mở hàng: ăn ngon.

Khen cái cho đắt hàng: người bán hàng lanh như tép.

Khen cái cho xôm: khu ăn uống làm nhớ xứ mình gì đâu. Tại khen nên phải hào phóng dị chứ hậu khen thì thiệt tình khu này cũng hơi dơ dơ, ăn uống bình dân, đông khách, có cả tây à nghe (chắc dân ba lô, hic). Có điều hình như có quy định hay sao mà bàn ghế dường như cùng một cỡ, cùng một kiểu dù rất nhiều tiệm san sát nhau. Đang rón rén nhòm mấy cái ảnh chụp món ăn trên tường thì một em, không một chị, cũng không phải một má sồn sồn xông ra kêu “em vô đây ăn nè, ngon lắm”. Ờ mà bả đâu nói tiếng Việt đâu há, vậy có thể là anh hay chú hay nhóc hay mày cũng OK mà. Hỏng lẽ từ chối lời mời nhiệt tình, hào phóng, nhanh nhạy, tui liền lê mông ngồi vào cái bàn trống. Từ từ ngửng lên thì wà, bàn đối diện 4-5 em ngồi chơi mặc váy ngắn củn, thiệt là đáng bủn rủn. Bà chị xuất hiện với tờ mơ niu dòm thấy cũng bình dân tui nhắm mắt chỉ đại vậy mà bả nói “zách lầu lắm đó” hỏng biết hỉu đúng hông! Rồi chơi tiếp “ê hen som, cần em gái hông”. Í mèn ơi, chắc bả tưởng mình bà con với bác hen som ring bên cam bốt lại ăn chơi như công tử dưới thốt nốt! Thôi đi má mì (tức bà má bán mì xào mềm) để em ăn cho yên còn phải về nữa đó. À mà bả cũng hay, lâu lâu lại chạy vỗ vai “ngon hôn hen som”, cụng ly cái cốp (bả uống ken, tui uống cọp) rồi đi mời mấy chú hen som khác vô quán.

Mà món mì xào mềm hải sản của bả ăn cũng được, bia cọp cũng ngon (bả nói hơn ken, ai biết), cuối cùng mất có 13 bucks, lại còn đóng góp xây dựng đất nước của bả (GST) hết 0.85cent.

Thấy người nên ngẫm đến ta, vậy thì trong quá trình buôn may bán đắt (thì bán mì hay bán sức lao động cũng zị thôi), tui cũng quyết phải cật lực khuyến mãi những thứ không tốn kém là nước bọt (hổng cần để dành dám tem chi vì mấy khi gửi thư tay, mà gửi cho ai). Khen. Hoan hô. Ngợi ca. Nịnh đầm (nghĩa tốt), úi còn nhiều lắm. Giới quản trị danh gia còn ủng hộ tui nữa đó nghe.

Kinh nghiệm chỉ nói nhỏ với mấy bạn nà: cứ thấy cái gì động đậy thì khen, cứ thấy cái gì tĩnh lặng cũng khen – khen xả láng nhưng bảo đảm không làm ai ngán mà chỉ làm cho đối tượng được khen ghiền y như ghiền sầu riêng, chè đậu hay trà hay rượu hay vân vân và sẽ băn khoăn sao không thấy nó khen tiếp mình ha. Đồ có mắt như bị toét, hứ.

Nói dị thôi chứ khen mà không có đầu tư chất xám xịt thì cũng coi chừng bị... thịt. zí zụ, bữa nọ xớn xác thấy một bóng đen động đậy, vội vàng nhòm lại thì ra là xếp tui. Khen luôn: chài chị mặc bộ đầm này đẹp mê ly, dòm sang trọng, quý phái y như bà ngoại em lúc kỷ niệm 100 năm ngày cứi. Oái!

Zí dụ, oai oái, ý kiến này của anh thiệt là ấn tượng, thật trên cả tuyệt, em nguyện đem hết sức bình sinh làm liền, làm ngay cho dù biết gần chắc là nó... hỏng!

Tai người phổ tần nghe được đã ngắn (20Hz-20KHz) vậy nên ưu ái để người người được nghe lời ngon, ý ngọt (như mật ong nuôi bằng đường chứ làm gì còn bách hoa). Vậy nên chuẩn bị thêm những lời khen lên trên cả tầng mây như “Triệu đoá hồng cũng phải thẹn thò mà úa tàn trước em thui”. “Lý Hùng mà thấy râu của anh thế nào hắn cũng tẻn tò mà cạo của mình láng cóng”, chỉ cần tưởng tượng chút xíu thôi mấy bạn ơi, tui nhiều lúc còn ko tưởng tượng mà khuyến mãi vẫn khí thế!

Nào, thoải mái

Khen thiệt,

Khen giả

Khen đểu

Khen gần thiệt

Khen gần đểu

Khen ba chấm,

Thiệt đúng là phải có thuật toán lô rích mờ (fuzzy logic) mới phân giải nổi trời ơi. Có điều cũng nên nhớ là phải làm cho người nghe biết đang nhận khuyến mãi gói nào nghe (phải có lương tâm chút), chứ mà nhận gói đểu mà tưởng gói thiệt rồi cứ thế mà phê thì, hì hì. Tui thề là chỉ có khen thiệt, hổng tin mất quyền lợi đừng có mà kêu khen lại.

Kìa mưa có mưa riêng cho ai mô.

Kìa nắng có nắng riêng cho đứa nào đâu.

Kìa gió vô tư với cả người hành khất và đỉnh non.

Kìa mắc cỡ gì mà không khen như mưa, mà không ca như nắng, mà không thầm thì như gió cho muôn đối tác được tươi tốt, gạng gỡ, say men khoái chá, hà hà.

Đoạn này hơi cải lương (nói nhỏ thôi chứ không nghệ sỹ Diệp Lang lại mắng cho).

Khen cái mà. Năn nĩ ỉ ôi!

*&@#*

Quà thiệt nà:

Hôm ấy rằm yến tiệc sáng trên trời

Khách có ở mà lòng khách cô độc wá (chút xíu à).

Nên lưu lại vài khoảnh khắc mua vui cho các bạn hen (của ít mà lòng cũng... bèo). Mạng bèo theo nên chờ chút hỉ

Friday, 28 September 2007

Lóc cóc, lộc cộc, bịch




Làm chi cũng chẳng làm chi

Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao

Làm sao cũng chẳng làm sao

Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.

Ấy là cụ Phan Khôi nói.

Em nghe nhiều người nói:

Tiến lên ta quyết tiến lên

Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu

Hàng đầu rồi tiến đi đâu

Tiến đâu không biết cứ hàng đầu tiến lên.

Vậy ai làm chi làm sao thì kệ, em xin được làm trăng cho nó dịu dàng, cho nó mịn màng (toàn miệng núi lửa không hà), cho nó nên thơ, lại được văn nhân, thi sỹ, nhạc sỹ... ôm ấp, nựng nịu! Có thoả dạ vì được ve vuốt không chứ, hì.

Vậy ai tiến lên, tiến lùi, tiến ngang, tiến dọc thì mặc, em xin được đứng iên. Nhòm các bác tiến như đèn cù thế cũng đủ chóng cả mặt, oải cả thân em, hị.

Thôi làm hòn đá cho nó lăn chơi để khỏi rêu phong nghe; thỉnh thoảng còn được cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời. Sướng! Duyệt cho em đi cho nó có hơi hướm Rolling Xì Tôn mà cũng đẩm chất Kiều.

Lăn hén.

Thursday, 27 September 2007

Đo




Hỏi: làm sao hiểu được một người?

Đáp: vô phương!

Vậy mà cũng xưng là nhà tư vấn độc cô cầu bại. hị. vậy thì ráng chút để ít ra cũng bằng đông phương bất bại dù hổng có luyện quỳ hoa bảo điển (ngu gì). Chúng ta cứ theo lẽ thường mà làm

Chiều cao: lấy thước dây hay thước thợ nề đo.

Cân nặng: xài cân tiểu ly cho chính xác tới chỉ, phân…

Vòng 1, 2. 3: lấy gang tay đo cho nó có cảm giác, cần gì chính xác ;))

Da thì lấy da so coi mịn nhám ra răng

Cảm giác: thôi dùng tay sờ sờ đỡ, nhột!

...

Lòng tức là dạ chứ không phải cái món hay luộc chắm mắm tôm nghen. Cái này chưa có benchmark chắc chắc, người ta phải nghĩ ra nào là I quy, e quy rồi a quy mà cũng có sua đâu. Xưa ông bà cũng có đo lấy mẫu nhưng chắc mẫu không đủ đại diện nên chỉ vắn tắt “đàn ông nông nỗi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, cụ Tố Như còn tổng quát hơn nhưng cũng có định lượng “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Thôi thì chỉ còn nước thức đêm để biết đêm dài, sống lâu để biết con người phải chăng?

Mà nè, bản thân mình còn không dám chắc hiểu hết mình vậy mà đòi hiểu chính xác người khác thì còn gì là con người muôn đời bí ẩn, văn hoa hé.

Hổng có chiến lược thì dùng chiến thụt, cứ theo mốt mà làm, thời của tương tác thì ta cứ tùy đối tác mà tương hợp (mấy thứ hợp khác hổng bíêt ;(). Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu nếu mà không đồng gì hết thì ta cứ tương cho chúng mấy quả.

Dám hôn.

Tip: ai viết dài, nói hay như bài trên tốt nhất là đừng tin, khẹc!

Monday, 24 September 2007

Lời quê góp nhặt




Văn là vẻ đẹp. Chương là vsáng. Văn chương là vsáng ca gii đt đem din ra li văn cm tú, là vsáng ca người ta đem din ra li văn cm tú. Các vị học giả nói, dường như của cụ Phạm Quỳnh, tác giả câu nói bất hủ: "Truyn Kiu còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”

Ông cụ tổ mấy mấy đời của tui là quốc vương (đừng tưởng tui tầm thường he). Thương hải biến vi tang điền nên giờ tui quét lá đa, cũng phải. Hổng biết quốc vương xứ nào vì đang nhờ các nhà khảo cổ tìm kiếm! Truyền thuyết kể rằng vị quốc vương này rất mê đọc sách nên dù còn trẻ (chắc cỡ ba mí) mới đem hết vàng bạc châu báu sai người đi khắp thế gian gom cho kỳ hết sách vở, tài liệu, tư liệu, nhựt ký, bút ký, blốc ký... về để người đọc cho nó đã. Híc, sau mấy chục năm, hết mấy chục tấn vàng, sứ giả quả có đem về gần hết thiệt (99% thôi chứ 100% thì hơi bị xạo); chất gần đây quốc vương (hình như dân chúng phải giải toả, di dời, tái định cư... đâu đó).

Vua cũng hay, ngẫm nghĩ đọc cái tựa không chắc cũng không xong vì cũng đã lên lão. Vua biểu, tất cả học giả trong nước phải tập hợp lại đọc kỳ hết cho ổng; nếu không kịp thì outsource sang cho học giả mấy nước láng giềng. hạn trong 5 năm phải tóm tắt tất cả tinh tuý văn chương cho ngài. Đâu giỡn với vua được, 5 năm sau hàn lâm đại học sỹ mang cho ngài 10 tập sách, mỗi tập 1 vạn trang (co chữ 7,5, italic). Vua đã gần đất xa trời nhưng vẫn ấm ức nên truyền chiếu: trong vòng 1 năm phải rút còn 100 trang (co chữ 12, normal). Các học giả phần chầu trời, phần cũng già ngang hay hơn vua hoàn tất order trong vòng 12 nguyệt! Hỡi ôi, vua đâu còn đọc nỗi nhưng vẫn chưa thể xuôi tay nên biểu thôi các khanh ráng trong vòng 1 tháng rút còn 1 trang A4 thôi nghe. Một tháng sau, vị học giả uyên thâm nhất nằm trên kiệu (già qúa đi hết nỗi) cầm theo 1 trang A4 dâng lên quốc vương. Lúc này quốc vương đang hấp hối nên nói: “thôi khanh nói vô tai ta đi, thiệt ngắn gọn”.

Vị học giả cũng thều thào: “muôn tâu, tất cả sách trên thế gian này cũng chỉ có 4 chữ thôi: Sinh, Lão, Bệnh, Tử”.

Nghe xong vua mĩm cười. Băng hà.

Nghe thì có hơi hướm phật giáo, khổng giáo nhưng ngẫm cũng có lý hen. Cũng vậy, văn chương thì cứ thích gì đọc đó, hổng thích hổng đọc (ráng đọc chắc... ngủ ngon). Một trong những “thiên chức” của văn chương làm làm người đọc động đậy, rung bần bật (nhẹ cũng được), suy tư, nghĩ ngợi lung tung. Chỗ này hơi đại ngôn, lạm bàn, được có sợi lông con voi, chư vị tha thứ.

Trời đọc chi mà cực vậy!

Ai biểu đọc chi.

Friday, 21 September 2007

Hồng Thất Công, Lệnh Hồ Xung và KamaSuzuki




Bộ Lệnh Hồ Xung học đả cẩu bổng pháp để sang Nhựt đánh chó hả? Tất nhiên là không. Chó nhựt đẹp zị có nước Lệnh hồ thiếu hiệp dùng cửu đường tuyệt kiếm để tỉa lông mày cho nó thì có (chắc Doanh doanh cũng chả chấp).

Số là bang chủ cái bang là người sành ăn tuyệt cú. Nhớ dạo nọ dung muội trổ tài gia chánh (chắc cũng cỡ cô Tứ Trang) quyết dùng ẩm thực hương vị công đánh bại bao tử thành của lão bang chủ để quách tĩnh được thọ giáo giáng long thập bát chưởng. NHững món mà dung cô nương nấu cũng thuộc loại “tà quái” như đông tà thế mà hồng ông chỉ cần ngửi chứ chưa nếm đã nói vanh vách nguyên liệu, cách nấu... thiệt là nước miếng chảy thành suối.

Lệnh hồ tửu đồ thì cực kỳ sành rượu. Đến nỗi một trong Giang Nam Thất hiệp (đúng ra là Giang Nam tứ hữu, còn giang nam thất hiệp hay thất quái là sư phụ của quách tĩnh), cả kinh mà bái phục, bái phục. Lão này có mấy chum hồ đào mỹ tửu đưa cho xung nếm thử. Hắn nói rượu này vừa dịu dàng như đã ủ 100 năm vừa “hot” như mới chỉ cất có 12 năm. Ôi chao, lão kia khiếp đến độ són ra quần vì ổng có chum 100 năm nhưng thấy tiếc quá mà chắc gì ai biết nên khi có chum 12 năm thuộc hàng quý hiếm vội vàng pha hai thứ với nhau cho được nhiều (chắc tại tham) ai ngờ thằng oắt này đoán được. Vậy mà cuối cùng mấy chum đó bể mất. tiếc quá, tiếc đoạn tâm can. Được cái nhờ vậy có một tuyệt bút trên tường viết bằng rượu hồ đào đỏ bầm như máu...

Việt Nam mình có cụ Nguyễn Tuân cũng có những truyện ngắn quái kiệt không thua gì Kim sếnh xáng như uống trà, chém treo ngành nhưng ai có nhu cầu tui mới kể (không gảnh).

Kamasuyuki có tài gì hôn. Tất nhiên có chứ mà mở ngoặc chút là hổng bà con gì với kamasutra nghen. Ông này tui không nhớ tên nhưng chỉ cần nói ra là ai cũng biết: tác giả của truyện rừng na uy.

Nghe nhiều nguời, mà lạ là họ có tính cách trái ngược nhau lại đều có điểm chung là khen truyện này tui hơi tò mò. Lại thấy báo chí rộ lên nhiều bài viết nên tui nhứt quyết hổng thèm coi (ra dáng mình khác với mọi người). Thiển nghĩ (thiển thiệt) chắc lại hai cô cậu hay nhiều cô cậu nào đó iêu nhau mà trắc trở vì tay ba tay tư, ung thư máu, ung thư não, cha mẹ cấm... nên từ hàn quốc bay qua na uy, vô rừng tâm sự rồi ở luôn trong rừng với dã nhân cho khỏi gặp lại thế giới đa đoan, tám nhân tám ngoài kia. Ngày nọ đang ngồi chờ ăn cơm tui vớ đại cuốn rừng na uy đọc chơi. Hoá ra hổng phải khỉ như tui nghĩ. Nó khác. Đọc đi rồi biết (dại gì kể).

Tui thì tui cứ liên tưởng ông này với những vua bếp trên thế giới. Trời những gì thuộc về con, thuộc về người ông này đều cắt, gọt, đập dập, chẻ nhỏ, xắt... đâu ra đó y như những nguyên liệu tui viết trong entrì trước. đã vậy còn nấu nướng thành những món nhòm là chảy... mồ hôi. Giỏi thiệt, tinh tế thiệt. Có lúc bạn sẽ có cảm giác đang nhìn con người được xắt vuông quân cờ như những miếng thịt bò; có lúc thì thấy tình cảm đang được thái xợi mỏng như mây trời. Hèn gì ổng nổi tiếng cũng phải (Nhựt trước rồi lan sang cả mỹ, không tính những nước mắt một mí).

Hoá ra, bản tiếng nhật khác bản tiếng mỹ nghen. Biết thêm được là công việc biên tập của mỹ nó cũng rất là mỹ - phải chặt chẽ, logic chứ hổng được dễ dãi như ở nhựt, thậm chí biên tập viên còn iêu cầu tác giả chỉnh sửa, cắt ngắn. hoá ra bài rừng na uy của bi tồ (Norwegian wood) có giai điệu đều đều hơi buồn nhưng dường như là thể hiện đậm nét trạng thái hư vô, hiện sinh nhiều hơn. Mà bài này thì toàn gỗ na uy chứ hổng có rừng, hì.

Đọc là hình thành nên một tác phẩm của riêng mình trong đầu của người đọc, mà đọc lúc vui sẽ khác đọc lúc buồn, đọc lúc ba tuổi khác đọc lúc ba trăm tuổi. Ông này viết sao mà bao nhiêu người đọc là bao nhiêu tác phẩm rừng na uy riêng của họ mà ai cũng khen hay. Vậy là dù khác nhau vô vàn thì người vẫn có điểm gì đó chung hén.

Chắc là tham... ăn.

Khuyến mãi: nên tranh thủ đọc mọi nơi, mọi lúc như chờ ăn cơm nè, đi... toa lét nè (ghê, bit mũi), vừa tận dụng được thì giờ vừa ra dáng trí tuệ vừa đở nói bậy, ục ục.

Wednesday, 19 September 2007

Tiêu, hành, nước mắm, tỏi, ớt, xả, sô cô la, chút nước tương...




Bữa nay tụi mình làm bloc can cook nghe!

Thực đơn thịnh soạn đến choáng váng cho mọi người blốc có máu ăn uống. Có thua chỉ thua tiệc của Từ Hi Thái Hậu khoản đãi sứ thần các nước châu Âu 7 ngày 7 đêm liên tục!

Hành lá băm nhỏ, phần gốc cắt dài cỡ ba đốt tay, một phần để nguyên, một phần chẻ nhỏ đến gần gốc, ngâm nước để nở toe thành những đoá hoa

Hành tím cắt mỏng như cánh bướm

Tiên sọ trắng đập dập

Tỏi bóc sạch vỏ, đập dập

Xả băm nhỏ

Thịt nạc xắt vuông quân cờ để cho ráo nước, ướp tiêu, muối, tỏi, chút nước mắm, tí nước tương, xả, dùng tay xóc đều rồi để trong khoảng 1 giờ cho thấm.

Thịt mở xắt hạt lựu (nhớ lựa mở sa là mở bụng đó), ướp tí muối, tí đường để cho trong.

Da heo ướp chút muối luộc chín, lạng xéo mỏng.
Jambon: thái mỏng, thái chỉ vừa xơi

Sô cô la xay nhuyễn

Táo tàu ngâm với mật ong nguyên chất, thêm chút sữa ong chúa

...

Chảo để thiệt nóng, cho hai muỗng canh mở, tráng đều, đợi mở thiệt nóng (nhúng đủa vô thấy bọt xèo xèo) cho hành tím vô nghe cái xèo, thơm điếc mũi. Thôi!

Ấy là những nguyên liệu, mà chỉ mới đọc là tụi tui nuốt nước miếng ừng ực, to đến nỗi những con chim tìm giấc ngủ trong hoàng hôn đỏ bầm hoảng hốt bay táo tác, bỏ đi bụi một đêm luôn chứ đếch thèm ngủ chỗ mấy con ma đói ngồn ngộn tưởng tượng kia. Mấy chú trai quần xà lỏn, xách một cái xô to (vốn multifunction thêm vụ giặt đồ) đựng đầy... rau muống đang quét lá tràm bông vàng để nấu bữa tối thịnh soạn là rau muống bảy mươi món (hỏng có cơm đâu). Hồi đó cả bọn bàn nhau là nên thay rau muống thay cho bông lúa trong những triện, ấn v.v. mới đúng vì slogan của cả một thời trẻ măng tơ là "đói ăn rau, đau nhịn đói"!

Nấu những thực đơn hoành tráng như vậy hoài nên hỡi ôi, talent hoả đầu vụ, vua bếp của em tắt dần theo từng ngọn rau muống luộc, có cay không nào. Nếu không thì bèo ra tui cũng thành phó bếp hay tạp vụ bếp cho Hyatt Hotel thì có mập thân, phì da lại được mời nấu những món đặc biệt cho ông bà Sờ Mít.

Mà muôn sự cũng tại cái cô Tứ Trang, Triệu Thị Chơi viết chi cuốn sách trời gầm, toàn những thứ mới nghĩ đến đã thấy thơm đến tức tuởi, thơm đến nghẹn ngào, cồn cào quặn thắt cái bao tử của những chú sinh vật, oái sinh viên tụi tui. Sau này còn có mấy cô cũng ác chiến như Dzoãn Cẩm Vân, Ngọc Thảo nhưng tụi tui đã từ bỏ hay bị tước mất cái khoái cảm ăn chi cũng ngon mất tiêu rồi, phù.

Thôi em về mai viết tiếp.

Tuesday, 18 September 2007

Bánh




Vỗ tay bà cho ăn bánh

Không vỗ tay bà đánh 5 roi

Nhỏ sướng thiệt, chỉ cần vỗ tay là có bánh ăn. Vậy mà lớn lên vỗ muốn gãy tay, vỗ muốn lết bánh, vỗ luôn những chỗ khác mà có được ăn đâu. Vỗ bậy có mà ăn đòn!

Đã vậy, bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng tuổi thơ tự nhiên cũng đâm hỏng thèm ăn bánh hay rất hiếm hoi mới được cảm giác thèm. Đáng đời! Oái oăm là hổng thèm bánh lại tự nhiên được, nhiều là đằng khác ví dụ chẳng hạn như bánh dẻo, bánh nhưn đậu xanh, bánh kẹp hột vịt lộn (ít hột vịt muối), bánh nhưn thập cẩm, nhưn hạt sen... Ủa có khuôn bánh Thạch Sanh hen? Ừ ngày xưa em có bà con với Lý Thông nên chôm được cái nồi của anh chàng kíu công chúa kia về đập đập gõ gõ thành cái khuôn bánh. Có điều em cũng hổng thèm xài khuôn bánh này chi mỏi tay, mỏi chưn, mỏi miệng. Ngồi iên một chỗ có người đem bánh đến cho (tặng chứ), có người cắt sẵn cho vừa khuôn miệng chúm chím của em, có người nưng niu hay tay đút vô cái miệng mở hàm tiếu của em (cho nó duyên). Có người nhai dùm rồi nuốt luôn hôn. Hổng có, ai mà mất vệ sinh răng miệng quá zị!

Em là tổ sư thích nhận quà (ai cũng zậy hết em ơi). Nhiều lúc thấy chưa vừa lòng, còn xin thêm hay gợi ý nữa đó (em là người, người thì tham, tham thì thâm, thâm thì cho thâm luôn - tại em đen sẵn). Mà trời có cho không ai cái gì bao giờ. Mà người có cho không ai cái gì bao giờ. Không cho thì bảo ủa sao mình không có. Cho không thì bảo ủa sao mình được cho không.

Thôi thì ai cho em nhận tất. Không nhận cũng đâu có được, nhỡ!

Mà em cũng tổ sư nhát gan. Vậy nên nhận quà qoài em cũng sợ.

Phải chi ai cũng được phần, nhứt là ai cần phải, nên phải, đáng phải được nhận mà cũng có phần thì em cũng đỡ sợ - có chuyện gì ai cũng chịu đều, hổng ganh tị (í nói là em ấy).

Nhiều lúc em ước được khỏi nhận quà bánh gì ráo trọi. Trời bữa nay tháng 9 đâu phải 1 tháng Tư đâu em. Vậy hả.

Ai có quà, bánh nhớ phần em với nghen. Tội nợ gì em chịu.

Tội lội xuống sông

Mai mốt có chồng lội lên

Hết tội!

Em chỉ ước ai cần nhận quà thì có quà.

Monday, 17 September 2007

Dang cánh, hãy khoan vỗ bạch bạch




Một cánh bướm vỗ ở rừng rậm amazon có thể gây bão tố ở hoa thạnh đốn. Lần đầu tiên tui đọc được í này (chắc hỏng chính xác nhưng đại ý vẫn rứa) từ một truyện ngắn hình như là trên Tuổi Trẻ Chủ nhật (lâu lắm lắm nên không chắc). Lúc đó, chả hiểu lắm nhưng cực kỳ ấn tượng về hình ảnh ví von. Trong chuyện có hai ông cụ chắc cực kỳ giỏi toán, nhất là sác xuất, thống kê, tạm trú tại một khách sạn để nghiên cứu và tìm quy luật (tính toán cả hòn bi, vòng quay, ánh trăng, giờ, phút...) để đánh một ván rulet duy nhất và chắc chắn hốt giải to nhất, rồi chuồn. Hỏng biết sao lại lòi ra câu trên, hình như là tâm tình chỉ bảo cho một chàng hầu phòng trẻ tuổi.

Lâu thiệt lâu sau, tui mới biết loáng thoáng là câu này vốn từ một nhà nghiên cứu về khí tượng và tự si luận là cái kiểu “tầm nhìn xa trên 10 cây số, mưa rãi rác, buồn thì hỏng mưa, có gió nhẹ, vui thì thổi mạnh...” vậy chứ cực kỳ khó khăn. Phải nói “ba phải” zậy thì hỏng có trật chứ hè. Mà mấy cái máy tính với prồ gam cho cho dự báo thời tiết đâu phải đùa (chắc cả triệu đô chứ chơi sao) mà còn phải tính tán theo thời gian thực vân vân, hỏng lẻ cứ 1 mét vuông đặt một cái ;-)

Thì ra ông này là ông Edward Norton Lorenz, một nhà toán học và khí tượng học của Mỹ và là một trong những người tiên phong về lý thuyết hỗn độn (chaos theory). Chà, hỗn độn mà cũng có lý thuyết he? Năm 1961, chắc làm biếng hay đói bụng hay sao thay vì nhập vào máy tính phần thập phân .506127, ổng làm tròn .506 và kết quả ngoài sức tưởng tượng của ổng là một kịch bản thời tiết hoàn toàn khác – chắc kiểu như tầm nhìn 1000 kí chỉ còn vài nano mét! Dân Mỹ hay ở chỗ thấy lạ là nghiên kíu (dân mình thấy lạ là đồn thổi, vẽ vời, hịc) và đến 1963 ổng có công trình đại ý một cú đập cánh của con hải âu có thể thay đổi thời tiết vĩnh viễn. Để thi vị hơn sau này ổng dùng hình tượng cánh bướm thay cho mòng biển. Ai nói nhà khoa học không lãng đãng.

Úi, đừng tưởng đùa nghe mấy người. Gần đây có mấy vị giáo sư của đại học Cornell sừng sỏ của Mỹ đã nghiên cứu bài toàn này: một i meo từ Việt Nam có thể gây nên cơn bão hành vi ở oa sinh tơn.

Tư nhiên mình nhớ một ông khoa học gia khác là Trịnh Xuân Thuận, trời thơm lây chút xíu vì ông này người Việt. Ổng chuyên nhòm trời nên được kêu là thiên văn gia (phải không ha). Khi nói về việc các điều kiện để hình thành prô tít đầu tiên (khởi nguồn của sự sống) từ thuở hỗn mang thì phải thoả rất nhiều điều kiện, thông số về vân vân và vân vân mà chỉ cần một sai lệch tí tì ti là sự sống trên trái đất đã không hình thành.

Muốn thực hiện lại những “hiện trường” này trong phòng thí nghiệm thì độ chính xác cần đạt là, ổng dùng hình tượng cho dễ hiểu chứ nói ra tui cũng đâu có hiểu, vầy nè: độ chính xác này cũng tương tự như iêu cầu đứng ở trái đất, dùng cung bắn một mũi tên, trúng hồng tâm (r=10cm) ở mặt trăng. Đã thiệt! Không biết ngày xưa Hậu Nghệ bắn trúng chị Hằng chỗ nào hen.

Vậy thì tui dặn tui làm chi cũng thiệt là cẩn thận, suy xét thấu đáo, cân nhắc mọi bề, suy nghĩ tới bến chứ mà không cẩn thận, chỉ cần đập cánh (hỏng viêm à nghe) một phát thì biết đâu bão tố đùng đùng ngay tại chỗ có mà bỏ mạng, oái.

Trời, thời buổi ni đập loạn xạ còn hổng ăn ai ở đó mà rị mọ thì có nước mà hốt rác, hic.

Đập hay không đập đó là vấn đề?

Hỏi thì tự trả lời đi nghe, hì hì.

Thursday, 13 September 2007

NGÃ - hỏng té cái bịch?




Thấy nhiều em/anh/chị/cô/chú/bác nhiều lúc bứt rứt, tức tối, bối rối mà lại hay chối dù nó rõ ràng như buổi tối có đèn khắp lối thấy rõ cả nhiều trái chuối nên em cắm cuối (cúi) làm một en trì hơi chối. Ta, tôi, người ta, chúng nó, tụi nó vân vân thực ra có rất nhiều thứ chung. Bản đồ gen người (là tụi mình là homo sapiens nè) cho thấy giống khỉ đến hơn 90% và giống nhau đến 99% (chính xác không thì em hỏng chắc nghen) dù là da vàng, da đen, da trắng, da màu, da bạch tạng, giả da ét tờ cê ra!

Mở đề này sao lan man (dùng phép lung khởi), vậy thì vô chuyện chính liền. Đó là một con đường cực kỳ nguy hiểm, tối tăm, chênh vênh mà một bác sỹ người Áo đã đi từ mấy thế kỷ trước. Đó đường ngay không đi lại đi lung tung làm chi nên ông ni bị đuổi việc cấp kỳ đó mấy em. Nhưng nhờ ổng mà ngôi đền khoa học vẫn mãi sừng sững giữa cõi ta bà lắm kẻ la cà này.

Phân tâm học của S. Freud u chu choa nó cũng tối tăm, u ám, khíu chọ như vô thức của chúng ta nên anh chỉ dám đọc có 3 thụt ngữ thôi:

Id là tự ngã, phần vốn có từ thuở hồng hoang và được nhân cách hoá khi một đứa bé ra đời. Đây có thể coi là phần "con" với đầy đủ bản năng từ thời trước cả ăn lông ở lỗ mà ai cũng nhận được coi như vốn liếng chào đời từ tổ tiên khỉ (theo daruyn) hay adam/evar (theo christian).

Ego là bản ngã, phần hình thành ngay khi em bé bị dạy dỗ cái gì được hay không được làm và lớn dần.

Superego: siêu ngã phần tạo nên "lương tâm" hình thành do thích ứng với các quy tắc xã hội, môi trường bên ngoài.

Cả ba thuộc vô thức hay tiềm thức (bán vô thức) và luôn chửi nhau te tua, trong đó hai tình địch chính là Id<>superego với trọng tài (hay bộ đệm, van an toàn) là ego. Những ai có ba cái này tạm thời hoà thuận thì bình thường; nếu không thì bị tâm thần, hic. Hoá ra chúng ta ai cũng là những bệnh nhân tâm thần tiềm năng, ghê.

Phần ý thức mà chúng ta kiểm soát được chỉ như phần nổi của tảng băng mà thôi. Vậy mà cũng đủ hỉ, nộ, ái, ố, buồn, thương, tủi, hờn, zui, tưng... Ôi vô kể! Cái chỏm tảng băng gọi là ý thức (consciuos), phần chìm tức khoảng hơn 90% gồm tiềm thức (pre consciuos) và superego nằm gọn trong phần này; vô thức (unconsciuos) chứa id (hỏng phải ai đen ti fai cạc đâu); ego tụi mình hay gọi là cái tôi, tức cái rún của vũ trụ đúng như sự khẩp khiểng, mong manh của nó thì hỏng chịu đứng đâu mà nổi lềnh bềnh trên cả ba từng này, oái oăm.

Trước phờ rớt, tiếng anh thì đọc là phờ roi cũng đã có nhiều người đề cập đến phần vô thức nhưng chỉ có freud là người dùng phương pháp khoa học, thực nghiệm để nghiên cứu nên được coi là cha đẻ của phân tâm học và được xếp ngang với những nhà khoa học đi con đường riêng của chính mình. Tất nhiên, sau freud còn có nhiều nhà khoa học khác phát triển ngành này và không đồng ý với ông tổ sư này trong nhiều chuyện.

Coi phim "vô gian đạo" chưa? Nhớ lương triều vỹ phải đi điều trị tâm thần với cô bác sỹ xinh đẹp kia không? Đó là một trong những phương cách điều trị nhằm hoà giả xung đột của ba chú trên. Nhớ thử trong đời mình có bao giờ không thích điều gì, ghét ai đó, nổi sùng vì chuyện gì đó... Mà không giải quyết được thế là: thôi kệ! Tưởng là thôi nhưng thực ra chúng được đẩy vào phần vô thức nằm phục ở đó, nguy hiểm quá. Thậm chí một ấn tượng nào đó từ thời thơ bé, ẩn mình trong vô thức lại quyết định cả hành vi khi trưởng thành, coi mấy phim hình sự giết người hàng loạt của mỹ thì biết.

Nhiều khi chúng ta nằm mơ, nằm mộng, nhiều người hay hơn là trong khi đi, đứng, ngồi... Cũng mộng mơ được, tuyệt. Ai có máu đỏ đen thì coi coi gặp con gì, cái gì, cục gì rồi... Đánh đề. Bác sỹ phân tâm thì cho rằng đó là những dấu hiệu của vô thức hay cách xả xì trét của vô thức. Chẳng hạn em thấy trễ cuộc hẹn với hoa hậu thế giới thì có nghĩa là trong sâu thẳm em không thích cổ vì trong mắt em cổ hỏng đẹp hay vòng 3 khủng bố bố quá (xạo hoài cha nội). Thỉnh thoảng em thấy mình hỏng bận gì hết trơn, chạy nhông nhông giữa đường thì có lẻ là lúc nhỏ em bị bố mẹ bắt mặc những bộ đồ mà mình ghét cay ghét đắng, vân vân.

Đó cũng là nội dung một tác phẩm "kinh điển" của freud có tên là đoán mộng, anh cũng chưa đọc. Ráng tìm đọc thử coi biết đâu mấy em trúng đề 36 lô thì nhớ đãi anh ly nước mía để có nước miếng mà nói tiếp, hì.

Kiến thức phân tâm học của anh cũng chỉ nhỏ như con vi trùng nhưng thấy mấy em thậm chí kiến thức còn nhỏ như con siêu vi trùng hay đơn giản là không có con gì hết trọi nên mạo muội trưng con vi trùng lên cho lây chơi, ác thiệt. Em nào có con chi lớn hơn thì chỉ bảo thêm cho chúng em nghe.

Có điều, anh thấy một ý quan trọng hơn. Hỏng biết của anh hay anh lụm đâu đó nhưng cũng sô ra cho oai (là lấy le ấy):

Em phải HOÀ THUẬN với chính em.

Bắt tay, ôm hôn chính mình cái coi. Chụt!

Monday, 10 September 2007

Mặt Trời & Không Ngủ




Hôm thứ bảy vừa rồi, ông bạn cho mượn DVD Pavarotti and friends tự nhiên mình nhớ các bạn ghê, chắc bữa nào phải thuê đạo diễn cỡ lý an và quay phim cỡ (hỏng biết) làm một cú tt and friends. Đua đòi.

Luciano Pavarotti, nghệ sỹ opera lừng danh này đã tạ thế vào ngày 06/09/2007 mà nếu ai có theo dõi tin tức trên tivi sẽ thấy đám tang rất lớn của ông. Huyền thoại Opera giọng Tenor giã từ cõi trần ô trọc ở tuổi 71 vào 0300 GMT.

Vài dòng ngắn ngủi để bạn có quan tâm thì chỉ cần gu gồ là vô vàn thông tin.

Tất nhiên, mình với nhạc opera hay cổ điển thì chỉ thuộc loại mù chữ, nước đổ đầu vịt, đàn gãi tai trâu... nhưng thấy ông này hay quá nên ráng có một entri cho nó hướng thượng, hướng đến cái đẹp.

Ông này có bộ râu quai nón rất đẹp, rậm, đen ánh.

Ông này có thân hình rất đẹp, bề thế, vững chải nhưng nhiều lúc thấy linh hoạt, mềm mại.

Ông này có giọng hát tuyệt đẹp. đó là nhận xét của cả thế giới chứ mình có hiểu đâu. Nhưng khi coi ông biểu diễn với những người khác mới thấy “khủng bố”, trong dvd có đoạn ông hát chung với nhóm boyzone, chỉ phụ thôi nhưng khi ổng cất tiếng thì những chàng trai kia trở thành... con nít về giọng hát. Mình không đủ từ âm nhạc để diễn tả nên các bạn ráng xem đi.

Ông này có ý tưởng rất đẹp là đem opera ra với công chúng phổ thông và thực hiện những buổi diễn chung với những ca sỹ nổi tiếng pop, rock...

Ông này có tâm hồn rất đẹp khi dùng tài năng của mình để thực hiện những chương trình hỗ trợ những kẻ bất hạnh hay những tài năng thiếu điều kiện phát triển...

Mình không kể hết vì cũng không rành. Đây chỉ là những cảm nhận nhỏ nhoi chia sẻ.

Khi ông hát thiệt là, thiệt là... nghệ sỹ. đôi mắt rất tĩnh, sâu nhưng thỉnh thoảng vẫn ánh lên những nét tinh quái, hồn nhiên. Miệng cười hiền, rộng, phô cả răng cửa hơi bị sưa mà có duyên... hay.

Một bản nhạc xứ Napoli cũng khá quen thuộc với ông là "O sole mio" (viết năm 1898), nghĩa là mặt trời của tôi (My Sun). có hai bản chuyên ngữ của ca sỹ Mỹ là không có ngày mai "There's No Tomorrow" (Tony Martin, 1949) và bây giờ hay không bao giờ "It's Now or Never" với Elvis Presley.

Vậy thì mời thưởng thức ở đây với ba giọng nam cao Luciano Pavarotti, Placido Domingo, Jose Carreras:

http://www.youtube.com/watch?v=qW3zHEtL0T4

Nhưng cũng có một phiên bản khác có vẻ lãng mạn hơn kiểu rômeo juliet và được xếp vào nhạc dạ khúc, mời thưởng thức ở đây:

http://www.eaglevinemusic.com/pezzi/pezzi2.html

Đại ý, có một mặt trời vẫn chiếu sáng cho thế gian nhưng còn có một mặt trời khác của riêng tôi. Đó là khuôn mặt của em/anh.

Tuy nhiên, bài ruột của Pavarotti là Nessun dorma nghĩa là không có ai ngủ (No one will sleep) và đây cũng được coi là bài ông đã hát trong lần trình diễn cuối cùng tại lễ khai mạc thế vận hội mùa đông 2006, torino với câu kết là bình minh, ta sẽ thắng (At dawn, I shall win!).

Bonus: một đoạn của phiên bản lãng mạn:

NAPOLITAN TEXT

CHE BELLA COSA È NA IURNATA 'E SOLE
N'ARIA SERENA DOPPO NA TEMPESTA!
PE' LL'ARIA FRESCA PARE GIÀ NA FESTA...
CHE BELLA COSA NA JURNATA 'E SOLE

English Text

When I first saw you with your smile so tender
my heart was captured, my soul surrendered.
I spent a lifetime waiting for the right time
now that you're near the time is here at last!

Lần đầu nhìn anh với nụ cười quá đỗi dịu ngọt, tim tôi thắt lại, hồn tôi ngây dại. cả một đời đợi chờ giây phút ước mong và... (hỏng biết dịch tiếp).

cập nhật:

Tang lễ Pavarotti trang trọng như quốc tang

Khoảng 16g ngày 8/9/2007 (21h Việt Nam), trước sân Đại Thánh Đường của thành phố Modena, khoảng 50.000 người đã đồng loạt vỗ tay khi linh cữu của danh ca nhạc cổ điển nổi tiếng thế giới Luciano Pavarotti xuất hiện trên ngưỡng cửa của Thánh đường.

Dù nhà nước Italia không chính thức tuyên bố quốc tang nhưng trên thực tế tang lễ tiễn đưa danh ca Pavarotti đã có sự hiện diện của các đại diện cao nhất của nhà nước, từ Tổng Thống Giorgio Napolitano đến Thủ tướng Romano Prodi và nhiều bộ trưởng trong nội các cùng các nhân vật quan trọng trong giới chính trị cũng như văn hóa.

Ngoài đại diện của Ban quản trị thành phố Modena (quê hương của Pavarotti), còn có sự hiện diện của các nhân vật ngoại giao đại diện cho chính phủ các nước và các nhân vật quốc tế tên tuổi như Kofi Annan - cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Jacques Diouf - chủ tịch Cơ quan Lương Nông Quốc tế (FAO). Ước tính đã có đến khoảng 100.000 người đã đến viếng linh cữu của Pavarotti trong mấy ngày qua.(TT)