Thursday, 13 December 2007

ParadoxPlus




Nghịch lý vẫn còn...

Chớ hề biết cái ông George Carlin là ông mô nên phải gu gồ một phát thì ra ổng cũng thuộc loại nổi tiếng, người của công, chúng nào là viết sách, kịch sỹ, danh hài thể loại độc thoại từng đoạt giải Grammy và được xếp thứ 2 trong danh sách những danh hài vỹ đại nhất mọi thời. Ổng có sô "Seven Dirty Words" trên đài phát thanh từng gây nên vụ kiện đến toà án tối cao của Mỹ năm 1978 do uỷ ban truyền thông liên bang (FCC) kiện Pacifica Foundation vì 7 cái từ nghe thấy ghê này.

Ổng cực lực phản đối trên website của mình http://www.georgecarlin.com/home/dontblame.html bài “paradox” mà ai cũng gán cho ổng viết sau cái chết của vợ mình dịp 11/9. Một số website thì cho rằng bài này của một học sinh sống sót sau vụ thảm sát tại trường trung học Columbine, Colorado; một số thì cho rằng tác giả là Jeff Dickson (biết ổng là ai là chết liền).

Tuy nhiên theo http://www.truthorfiction.com/rumors/c/carlin.htm tác giả thực sự là Moorehead Bob viết vào 1990 và in thành sách vào 1995 với tựa WORDS APTLY SPOKEN. Tui lấy honda chạy lên nhà sách a ma dôn thì đúng là có cuốn này (hổng có hình bìa) http://www.amazon.com/Words-Aptly-Spoken-Moorehead-Bob/dp/0963949667. Ông này là tiến sỹ thần học, mục sư của Overlake Christian Church in Redmond, Washington. Điều lạ kỳ là hàng ngàn cuốn sách dạng “dạy làm người” hay luân lý đều dùng ý tưởng này và trích dẫn bài paradox là của Carlin!

Tui để bài của ông Bob để tiện tham khảo và ai thích phóng tác thì tiếp tục. Bản thân từ paradox cũng có rất nhiều định nghĩa và ví dụ cực kỳ quái chiêu tuỳ theo lĩnh vực (toán học, triết học, kinh tế học, vận trù học...). Ấy vậy mà nhờ nghiên kíu, mổ xẻ paradox mà con người lại có những thành tựu trong toán học, triết học, ô hô! Đơn giản nhất theo từ điển tui hay dùng thì nghịch lý là:

  1. người, vật hay tình huống có cả hai đặc đỉêm đối nghịch vì thế rất kỳ quái. Ví dụ: hắn là một nghịch lý – một kẻ thui thủi nhưng thích tán gẫu với người lạ; Cuộc đời riêng của những nghệ sỹ hài thường không vui.
  2. một phát biểu có chứa hai ý tưởng đối nghịch dường như bất khả hay vô lý đùng đùng ấy vậy mà thường đúng. Nhớ có lúc nào la to “càng nhiều, càng ít” không.

Một hạt cát không phải là đụn cát. Với n=1, thêm một hạt cát vào một hạt cát không tạo thành đụn cát. Dùng cái kiến thức quy nạp cho n thì dù em có thêm hằng hà sa số hạt cát thì chẳng bao giờ tạo nên đụn cát. Ví dụ thôi mà bà tám! Tự nhiên tới đây mình nhớ cái thời hỏng lên hỏng xuống vì mấy cái phép đệ quy quái quỷ, hịc.

À mà ý mình như con ngựa (dù mình chưa bao giờ bị mắng là đồ ngựa!) nên lại nhớ lâu rồi có một bài viết rất hay trên tuổi trẻ chủ nhật có nêu một nghịch lý là càng mở thêm nhiều đường mới thì tốc độ lưu thông càng chậm. Chắc cũng có liên quan gì đó với nghịch lý Braess. Chỉ thấy là bây giờ đi đâu cũng thường bị kẹt xe thê thảm thiết.

Tự nhiên nhớ luôn đến quy luật Parkinson (ko phải bệnh parkinson) cho rằng con người kiếm đựơc bao nhiêu tiền đi nữa họ thường có xu hướng chi tiêu hết và thậm chí chi tiêu vượt mức thu nhập. Nói cách khác, chi phí luôn tỷ lệ thuận với thu nhập. Hèn chi ai cũng lao vào kiếm thu nhập như cơn khát không bao giờ hết khát được. khổ!

Nếu tớ bảo “ta là kẻ luôn luôn nói dối” mà cậu nói “đúng” thì mệnh đề của tớ trở thành đúng và thế là vi phạm “luôn luôn nói dối”; nếu cậu nói “sai” thì câu kia sai và hoá ra tớ có nói thật. Choáng chưa.

Bởi vậy đời này giả giả thực thực khó lường hỉ?

The Paradox of Our Age

By Dr. Bob Moorehead

The paradox of our time in history is that we have taller buildings but shorter tempers; wider freeways, but narrower viewpoints. We spend more, but have less; we buy more, but enjoy less. We have bigger houses and smaller families; more conveniences, but less time. We have more degrees but less sense; more knowledge, but less judgment; more experts, yet more problems; more medicine, but less wellness.

We drink too much, smoke too much, spend too recklessly, laugh too little, drive too fast, get too angry, stay up too late, get up too tired, read too little, watch TV too much, and pray too seldom. We have multiplied our possessions, but reduced our values. We talk too much, love too seldom, and hate too often.

We've learned how to make a living, but not a life. We've added years to life not life to years. We've been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet a new neighbor. We conquered outer space but not inner space. We've done larger things, but not better things.

We've cleaned up the air, but polluted the soul. We've conquered the atom, but not our prejudice. We write more, but learn less. We plan more, but accomplish less. We've learned to rush, but not to wait. We build more computers to hold more information, to produce more copies than ever, but we communicate less and less.

These are the times of fast foods and slow digestion; big men and small character; steep profits and shallow relationships. These are the days of two incomes but more divorce; fancier houses but broken homes. These are days of quick trips, disposable diapers, throwaway morality, one night stands, overweight bodies, and pills that do everything from cheer, to quiet, to kill. It is a time when there is much in the showroom window and nothing in the stockroom. A time when technology can bring this letter to you, and a time when you can choose either to share this insight, or to just hit delete.

Remember, spend some time with your loved ones, because they are not going to be around forever.

Remember to say a kind word to someone who looks up to you in awe, because that little person soon will grow up and leave your side.

Remember to give a warm hug to the one next to you, because that is the only treasure you can give with your heart and it doesn't cost a cent.

Remember to say "I love you" to your partner and your loved ones, but most of all mean it. A kiss and an embrace will mend hurt when it comes from deep inside of you.

Remember to hold hands and cherish the moment for someday that person will not be there again.

Give time to love, give time to speak, and give time to share the precious thoughts in your mind.

AND ALWAYS REMEMBER:
Life is not measured by the number of breaths we take, but by the moments that take our breath away.

Dr. Bob Moorehead is former pastor of Seattle's Overlake Christian Church. He retired in 1998 after 29 years in that post. The essay appeared in 'Words Aptly Spoken,' Dr. Moorehead's 1995 collection of prayers, homilies, and monologues used in his sermons and radio broadcasts.


No comments:

Post a Comment