Mỗi lần nghe đoạn nhạc dạo này là mừng hú vì biết sắp được chính thức ăn uống sau khi dài mỏ chờ các đôi tình nhơn kết thắt bằng hun nhưn.
Lang thang qua oép qua bờ lốc rồi cả từ meo, ôi chao thấy ai cũng tình củm, mềm mại, tha thiết, riết róng chút tới, chút lui, chúc ngang chúc dọc, trên cao dưới thấp nào là hạnh phúc nào là hạnh ngộ nào là tái ngộ, hội ngộ kỳ... cục ngộ. Hôm ni mới thấy dân mình ướt át ghê. Kẻ lang thang tìm một nửa, người tìm thêm nửa khác (làm như ráp xong lâu ngày hao mòn hay sao ý), có bạn chỉ mong được ¼ hay 1/8, thậm chí 1/n cũng được cho đỡ độc cô cầu tìn trong ngày chỉ toàn nhân tình. Có ngừi tìm được mà lỡ bị móc túi mất hay lơ đãng làm sút hồi nào thì lấy chén rót bai li phần uống phần thoa, hay rút đao chém chém xuống nước... chi zậy mấy em. Cho đở bùn tay pùn chưn cha nội. Chém một đao bi giờ.
Tự nhiên tui nhớ nhứt là bài dưới:
Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở.
Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không đặng;
Ðể đến rồi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nở?
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng, mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đất khách gặp nhau!
Ðôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi
Ấy là tác phẩm của cụ Phan Khôi (1887-1959) đăng trên tờ Phụ Nữ Tân Văn ngày 10.3.1932 mà theo các học giả, học gia, sử gia là khai sinh thơ mới, nổ phát pháo cách mạng cho nền thi ca Việt Nam, mang lại tự do, phá bỏ lối thơ đường luật thống soái lâu đời. Một số đánh giá, Phan Khôi đã can đảm như Kha Luân Bố đi tìm miền đất hưá cho thế hệ mới.
Tình thế mới thiệt là tình, từ trẻ măng đến già rụng răng vẫn nhìn nhau có đuôi (biết có thấy không hỡi những đôi mắt lão thị). May mà cặp ni hổng lấy nhau được, không thì làm chi có thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Tố Hữu, Tú Mở, Bút Tre... cho mấy cặp nhơn tình ngâm nga, ư hử!
Mà lễ tình nhơn là của tây đâu phải của ta. Ấy vậy mà xứ kim chi cho đến đất phù tang cũng đua theo trong công cuộc tây hoá dù có hay hơn chút là hai xứ này có bày ra ngày riêng. Lúc tui tuổi tin-tin đâu đã có ngày này giờ hơi quá tin chút xíu thì lại có nên chỉ có nước tìn tang. Mí lại nếu tính cho nó dân tộc mà hịn đại tui đề nghị cứ lấy ngày đàn quạ đen lấy đầu làm cầu cho vợ chồng ngâu gặp nhau là ngày nhơn tình có hay hơn không, có tình cảm hơn không, có thiết tha đến tha thiết hơn không có vân vân hơn không... Thích chi cái văn hoá ăng gô xắc xông hay gô tít kia vậy. Quên cái xứ annamit của mình ko được à nha.
Nói thì cứ nói, ziết cứ ziết vậy.
Tui ủng hộ tiệt đối các đôi tình nhân. Hoan hô những mối tình lãng mạn (thường đứt đoạn hay dật dờ lãng đảng). Bờ ra vô 7 tình 6 dục.
Mua cứ mua.
Tui đi nè.
Quà năm ni không lên giá là tui cùi lun.
Thiệt.
Tình.
"Gia Ma Ha"
ReplyDelete2Nghe: Còn suzuki, kawasai và Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, thêm lục dục (sắc, thính, hương, vị, xúc, pháp). Em bình thường chứ có bất thường đâu!
ReplyDelete