Đến lúc coi bằng dvd ở nhà thì thấy đứa nhỏ cười bảo á sao hai người lớn lại khóc vậy. đâu có khóc, tại nước mắt tự chảy ra thôi mà con!
Tựa tiếng Hoa là đường sơn đại địa chấn (唐山大地震) nhưng tựa tiếng Anh là Aftershock và được Việt hóa là Dư chấn. Phim tả thực cảnh động đất kinh hoàng đã làm thiệt mạng hơn 240.000 người vào ngày 28/7/1976 tại Đường Sơn (Tangshan) nhưng dư chấn đau xót, quằn quại kéo dài 32 năm mới chà xát muối vào vết thương.
Để diễn tả, đạo diễn chỉ “zoom” vào một gia đình gồm bố, mẹ và 2 chị em song sinh (1 trai, 1 gái). Một số poster “chơi chữ” bằng phép so sánh 23 giây và 32 năm – số giây cần để người mẹ phải quyết định chọn cứu CHỈ MỘT trong 2 đứa con của mình đều đang trong tình trạng thập tử nhứt sinh và số năm để chữa lành vết thương trong tim (tâm can) vì 23 giây oan khốc đó.
Một số buổi chiếu thử các nhà tổ chức bị khủng hoảng giấy trầm trọng vì không ai không khóc và không chỉ khóc sơ sơ. Vì thế lúc chiếu cho thành phố Đường Sơn, họ quyết định làm 20.000 khăn mùi xoa phát cho người xem, vừa để tránh tình trạng xả giấy, bảo vệ môi trường vừa để người xem có món quà kỷ niệm (hay và có lòng quá).
Đạo diễn Phùng tiểu cương (Feng Xiaogang) có lời bàn về chữ nghĩa như vầy: tiếng Hoa truyền thống, tức chữ phồn thể thì
Chữ ái viết là 愛 nhưng nhờ cải cách chữ viết để trở thành tiếng Hoa giản thể nên bị bỏ mất chữ tâm 心;
chữ thân 親 thì bỏ mất chữ kiến 見;
vì thế Ái Thân 愛 親, nghĩa là thương yêu gia đình được viết tinh giản thành 爱 亲 cũng là đọc là ái thân nhưng không có tim, không thấy nhau vì thế mà “động” tới trời đất, gây nên trận động đất kinh hoàng.
Không có tim.
Không thấy nhau.