Saturday, 23 May 2009

Bướm và sách

butterflyeffect1

Cũng hơi lâu lắc rồi tui có viết cái gọi là hiệu ứng cánh bướm... Trong đó có nhắc đến một truyện ngắn không nhớ tên của một tác giả tên chi chẳng nhớ! Tìm hoài chẳng thấy cái truyện ngắn kia ở đâu, mua đến mấy bộ truyện ngắn tuổi trẻ chủ nhật (xuất bản thành sách) cũng chẳng chút tăm hơi. Vô duyên vậy ư.

Vậy rùi y như ý tác giả nọ đã viết (tui đã đọc), nhịp run rẩy khi lật trang báo ngày xưa thì khả lực của nó mấy năm sau có thể quật đổ cái bờ lốc ọp ẹp ở mãi tít xứ anh tẹt nét. Thực ra không có gì đổ hết trơn. Khả lực của nó chỉ đẩy tui trôi dạt tình cờ đến quầy sách trong siêu thị Xê lớn, vừa ngửi được mùi sách mới vừa thoang thoảng mùi bánh mì Pháp mới ra lò ở tầng dưới.

 May là ngày xưa vì ấn tượng với truyện ngắn này nên có đọc tên tác giả nhưng tui cũng sợ thời gian (ai mừ không sợ chứ) làm bộ nhớ bị e ro: Lê Đạt. Chớ hề biết tác giả này chỉ thấy rất có bút lực. Thì ra đó là cụ Lê Đạt (cụ thứ lỗi cho tụi trẻ con coi trời bằng cái lá đa). Hèn chi mà tìm kiếm thông tin về cụ trong thời ý không ra cũng phải. Cụ ý bảo “Mi là người bình thường”. Ấy là tựa cuốn sách tui mua được (296 trang, bìa mềm, xuất bản 06/2008, giá bìa 34.000đ, không bớt đồng nào) dù không chắc là đúng tác giả mình tìm kiếm không, may là bià sau có vài thông tin về tác giả nên trường hợp xấu nhất không đúng thì cũng có được cuốn sách hay.

Đúng là tìm thì gặp, gõ thì mở! Tên truyện ngắn là Vùng may rủi”, còn cái đoạn nói đến bướm và lực nguyên văn là “Anh có biết thuyết bất ổn theo số mũ không? Một cánh bướm đập khẽ giữa trung tâm rừng nguyên sinh Amazones một trăm năm sau khả lực quật gẫy cột tháp Eiffel tại Paris hay ngục tháp London kiên cố, nơi giam hãm hai anh em ấu vương Edward đệ ngũ...”.

Cụ là nhà thơ nên truyện cũng vị thơ thơ bằng văn xuôi, thậm chí vài chỗ kịch tính, nhanh, như truyện trinh thám. Cụ tự nhận mình là “phu chữ” nên nhiều chỗ trau chuốt. Cụ bảo trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ:

“Phải lao động. Tôi thích một câu của Paul Vallery rằng: Trời tiếp thị cho ta một câu thơ hay thứ nhất để ta làm tiếp câu thứ hai. Tôi cũng được trời tiếp thị, và sau đó là lao động của bản thân. Tôi là người luôn nhấn mạnh phần lao động trong viết lách.

Cái hình ảnh nhà thơ mà tôi miêu tả trông chẳng sang trọng gì đâu, phu chữ ấy mà. Còn người ta cứ thấy mấy anh Tàu phất bút một cái là thơ tuôn ra, nên cho rằng nhà thơ phải hào hoa sang trọng như thế mới là nhà thơ, thực ra họ chỉ thấy cái kết quả. Để có được cái phất bút ấy người ta phải luyện cả chục năm chứ không đùa”. 

Tác giả Phạm Văn Thiều (dịch sách của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận” có bài viết cảm động về cụ, tui mạn phép trích:

“Tôi bỗng nhớ đến bốn câu thơ của Rimbaud mà ông đã dịch cho tôi:

 Đó là một hẻm xanh nơi con sông ca hát

Những mảnh bạc vung vãi nơi đầu cỏ

Đỉnh núi cao rực rỡ mặt trời

Đó là một thung xanh ánh sáng reo vui. được

...”

 

Thôi để tui đọc tiếp rồi hầu chuyện sau nghe...

 

Học cụ cái đức khuyến mãi nên kể thêm chuyện vật vã với chữ:

 

Tương tryền, Giả Đảo (793-865) tự Lãng Tiên, trước đi tu làm tăng hiệu là Vô Bản, một lần cưỡi lừa, ngâm thơ, làm được hai câu trong một bài ngũ ngôn:

Điểu túc trì biên thụ nghĩa là chim ngủ trên cành cây bờ ao
Tăng sao nguyệt hạ môn nghĩa là  nhà sư gõ cửa dưới trăng

 

Lúc đầu, ông định dùng chữ "thôi" (đẩy) thay vì chữ "sao" (gõ). Trong lúc đang phân vân chưa biết chọn chữ nào, vừa cỡi lừa lang thang, vừa đi vừa giơ tay lên trời làm điệu bộ vừa gõ vừa đẩy nên đi lạc vào trại quân của Hàn Dũ, lúc ấy là huyện lệnh Duơng Sơn. Giả Đảo bị bắt vì bị tưởng là người điên nhưng khi biết chuyện, Hàn Dũ khuyên dùng "sao" hơn là "thôi" vì chữ "thôi" (đẩy) chỉ tượng hình, còn chữ "sao" (gõ) vừa tượng hình, vừa tượng thanh. Từ đó "thôi, sao" trở thành điển tích để chỉ sự khó nhọc của người hành chữ hay bị chữ hành cũng vậy, hai bên đều... sướng.

Có vậy thôi sao!

Sunday, 17 May 2009

Này đây là máu của ta

naydaylamaucuata

Câu này một số bạn nghe quen quen đúng không? Nhưng mà không đúng đâu, đừng có mà mong uống được ân phước... cũng đừng có mong mà dây máu ăn thề ở đây, ghia wá! Theo một số bài báo gần đây thì dân nhựt bổn khoái nói câu này y như dân việt iu thương của mình khiêm cung biểu này đây là chiếc rôn roi của tui, nọ kia là nường dài chưn của... ngừi ta. Ha. Tuy nhiên, trừ dân nhựt và một số nhà khoa học của nhựt tin vào mối tương quan giữa nhóm máu và tính cách (đã có những công trình nghiên kiú đường hoàng), đa số khoa học gia đều phản đối những luận điểm này vì nó biện minh cho tình trạng phân biệt đối xử hay thậm chí làm sống lại lí thuyết chủng loài iu việt như dòng giống Arian xưa của phát xít.

Xời! đúng là đầu óc phương tây hổng có được mềm mại, dễ thương đầy linh cảm như đông phương tụi mình. Nhẩy. Nội cái lông cái tóc còn là cái gốc con ngừi, huống chi tới máu mừ lại hổng dây mơ rễ má chi hết trơn thì ai ở không mừ tin cho được. Cụ Tiên Điền có nghiên kiú thẳng kiú chi đâu mà còn phân loại tới mấy loại máu "Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen", “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”... hay cụ có cái trực giác đi trước thời đại nên biết đến cả loại... siêu máu vậy thì cụ là hematologist đại tài rùi.

Mờ thui, mấy người pha học đó nói chi thì nói, cứ thấy cái chi coi được, vui thú dã man thì mình cứ đọc thui, không vui ngữa thì cũng nghiêng nghiêng cừi cừi. Tuy vậy, một công trình gần đây của một bác sỹ ở Mỹ rất thành công là “Live Right 4 for your type” và đã được dịch, xuất bản tại đại cồ việt với tưạ là 4 Nhóm Máu 4 Cách Sống mừ có tới hai nhà xuất bản phát hành là NXB Thế giới và NXB GD (tui tìm ngoài nhà sách nhưng chưa ra). Hai tác giả Peter D'Adamo và Caterine Whitney nghiên cứu nhóm máu để thấy sự ảnh hưởng, chi phối của nó đối với tiêu hoá, trầm cảm, tâm lý, hiệu quả trao đổi chất, hệ thống miễn dịch... và chỉ cho tụi mình cách sống phù hợp, hạn chế những tác động xấu mà nhóm máu đem lại. Ông pi tơ uy tín à nghe, vô website của ổng thì biết http://www.dadamo.com/books.htm.

Theo BS Phạm Năng Cường, từng viết bài về cuốn này trên Sức Khỏe & Đời Sống thì công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi cho thấy người ta có thể biết sơ bộ về cá tính ngưì:

- Nhóm O: Mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn, quyết đoán, vững vàng, nhẫn nại, có óc chiến lược, óc thực tiễn và logic, thích làm lãnh đạo, có tính hướng ngoại.

- Nhóm A: Có xu thế hướng nội, nhạy cảm, mãnh liệt, ưa toàn thiện, thích sáng tạo, hoài cổ, tính tình bảo thủ.

- Nhóm B: Có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, có óc tổ chức, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ tự phát, tự cao, tự mãn.

- Nhóm AB: Thụ động, vị kỷ, thích riêng biệt, xa cách mọi người, yên tĩnh, sâu kín, trung gian giữa hướng ngoại và nội, cũng nhạy cảm và có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm.

Ghê hơn, qua nhóm máu, bác sỹ còn có thể biết sơ bộ về khả năng mắc bệnh, ví dụ, ung thư:

- Nhóm O: Ít có nguy cơ, tỷ lệ mắc và tử vong thấp, biến chứng chậm.

- Nhóm A: Ngược với nhóm O.

- Nhóm B: Gần giống nhóm O, trừ khi có bệnh mang tính di truyền theo gia đình.

- Nhóm AB: Tương tự nhóm A, nghĩa là nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn.

Rùi khuyến cáo:

- Nhóm O: Làm việc theo chương trình đã vạch ra cho từng năm, tháng, ngày, tránh bốc đồng, tùy hứng; muốn đỏi thay nếp sống cũng nên từ từ để thích nghi dần. Có thể ăn nhiều món nhưng cần nhai chậm, không nuốt vội. Nên hạn chế dùng ngũ cốc, bơ, sữa, phô-mai, cà phê, trà đen và một số quả có vị chua như cam, chanh, quýt, dâu...

- Nhóm A: Sinh hoạt ổn định, coi trọng lao động sáng tạo, cần nơi yên tĩnh, ít ánh sáng chói, rèn luyện trong trạng thái tĩnh nhiều hơn động, vận động nhẹ nhàng, chậm chạp, ngủ 8 tiếng trở lên mỗi ngày và không thức quá 11 giờ đêm. Khi ăn cố nhai nhanh vì lượng acid trong dạ dày thường ít, đầu ngày ăn nhiều chất đạm hơn cuối ngày, nên ăn thành nhiều bữa (6 bữa hơn là 3 bữa mỗi ngày vì mỗi lần thường ăn ít), tránh bỏ bữa.

- Nhóm B: Coi trọng hoạt động thị giác, sáng tạo, sống giản dị và sắp xếp theo ý mình. Ngủ như nhóm A, cần tham gia công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng nhiều hơn. Ăn nhiều bữa như nhóm A, tạo không khí để ăn ngon, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng. Hạn chế các món ăn hải sản, kem, phô-mai nhưng vẫn có thể dùng bơ, sữa.

- Nhóm AB: Nên sống gần với tự nhiên hơn, tránh lo nghĩ đến những điều mà mình không giải quyết được. Làm việc theo chương trình như nhóm O và tăng cường hoạt động xã hội như nhóm B. Tạo những hứng thú riêng để tự thưởng thức.

 Một số thông tin khác gọi là tham khảo, đúng thì theo, không đúng thì không theo, vừa đúng và không thì theo mà lại không, hì hì, giống như coi tử vi vậy đó:

...

Wednesday, 13 May 2009

Mỏ rách cũng giữ lấy lời

Albert Einstein

Hích hít hịch! Tui tự răn mình.

Miệng mình chỉ ăn mắm ăn muối thui mà sao trơn nhẫy, dẻo nhẹo. Gặp là hứa. ai hỏi cũng hưá. Ai hứa thì hẹn lại. Ai không hỏi, không hứa cũng vừa hưá vừa hẹn lun. Từ hứa chuyển sang nổ chắc chả mảy may xa cách. Con trai nhà họ hưá. Hửa hửa. Vậy mới mích lòng. Người khác mích lòng đã đành. Mình mích lòng mình mới ghia. Sao sống cho nổi đây hở chời.

Uốn lưỡi 7 lần, nuốt nước miếng 7 cục (như cho khỏi nấc cục) mà sao lần nào chỉ làm được có 1 lần là yên tâm phun ào ào. Hổng phải nước miếng. phun châu nhả ngọc (là tự tưởng zị).

Xưa nhớ có lần nói chuyện với cụ ê dốp (tui toàn quen mấy cụ không à nghe. sao quen hả, cứ xông vô ôm cứng rùi làm quen thui), cụ ấy rề rà kể chiến tích của mình vầy:

Chủ của tớ (là êzốp nè) là săn thú (Xanthus) biểu nhà ngụ ngôn như tớ đây ra chợ mua món nào ngon nhất nhất để đãi khách. Chú biết tớ mua gì hông?

Dễ ẹc, sách nói bác mua toàn là lưỡi chứ gì?

Ừ, tớ mới biểu vầy: "Có gì quý hơn cái lưỡi không? Chính nó là sợi dây liên lạc với đời sống văn minh, là chìa khóa của khoa học, là cơ quan của sự thật và lẽ phải”.

Nhưng mà ông săn thú đời nào chịu nghe bác.

Ờ chắc ổng có nghe, có ngẫm nên bữa sau bảo tớ ra chợ tiếp (thời đó đàn bà ở nhà nhậu với chưởi chồng hông hà, như bà vợ sô cờ ra tét í) rồi mua thứ gì dỡ nhứt. Chú lại biểu dễ ẹc chứ gì?

Ngay bon, tớ mua toàn là lưỡi rồi khề khà: "Ðó là mẹ của những sự tranh cãi, vú nuôi của những vụ kiện tụng, nguồn gốc của chia rẽ và chiến tranh. Nếu cái lưỡi là cơ quan nói ra sự thật, thì nó cũng nói lên sự sai lầm và tệ hơn, là sự vu khống”.

Học người xưa (bạn tui à nghen): Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa.

Tui làm bảng thu hoạch cho riêng mình: ta là kẻ (í không được nói vậy nữa), tui là người sáng suốt nhưng vẫn là người thường nhưng thỉnh thoảng (đôi lúc thui) tối tăm nên nghe điều phải (chắc cũng giống đạo) thì cười rộ, rồi chuyển sang bán tín bán nghi, rồi cố gắng, cố gắng, đại cố gắng... hiểu chít liền.

Chắc bữa nào phải học phép tịnh khẩu hay hỏi kinh nghiệm cửu niên diện bích của bác bồ đề đạt ma mới được (tui có đi tu phép này nhớ đừng meo miếc, thăm thiếc gì nhe, hỏng nói đâu).

Nói lưỡi tự nhiên nhớ tới răng, vậy nên tặng thêm câu đối xưa (bạn tete lun chứ gì, biết tỏng):

“Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất như nhu tính cửu.”

Bị chú 1: mỏ (mỏ nhọn) tức mồm (nỏ mồm), tức miệng (miệng quan trôn trẻ) nhiều lúc còn gọi làm mỏm...

Bị chú 2: cụ an be anh xtanh đồng ý cho tui mượn ảnh để minh hoạ (lại bạn bè chứ gì? ấy ấy, phải tội chít)...

Sunday, 10 May 2009

Cô đã đi rồi

[caption id="attachment_713" align="aligncenter" width="369" caption="ảnh: Thanh Đạm"]ảnh: Thanh Đạm[/caption]

 

Không biết em đã đọc những bài của cô viết trên báo khi nào nhưng rồi sau này cứ bài nào có ký tên cô là em đọc trước, để học, để cảm thấy vẫn có những người có tấm lòng với con người. Thú thật, giờ em chỉ nhớ nhất trong một bài nào đó cô có nói đại ý là thầy giáo dạy học trò bằng chính tấm gương của bản thân của mình. Em không phải thầy giáo nhưng em nhớ cái ý này vì suy rộng ra cho bản thân mình em thấy quan trọng nhứt là nói sao, phải làm được vậy. Nhiều lúc em nói linh tinh lại giựt mình thấy nói vậy mà không làm được vậy. Xấu hổ.

Cô đi an lạc cô ơi.