Wednesday, 21 January 2009

Màu chi cũng gút ráo trọi




Kokology về mặt từ nguyên là sự kết hợp của kokoro mà trong tiếng nhựt nghĩa là tinh thần và vĩ ngữ -logy thì khỏi giải thích, tác giả là giáo sư tâm lý Isamu Saito. Trò chơi nhằm “bóc trần” thái độ của mỗi người về sex (ngưì ta hay dịch là xxx), gia đình, iu đương, công việc và vân vân các thứ hệ luỵ của ngừi, thông qua những câu trả lời cho những tình huống rất ư là bình thường đến mức tầm thường. tưởng bở. Sách được xuất bản ở nhựt năm 1998 và nhanh chóng trở thành hiện tượng; xuất bản ở mỹ năm 2000 với tựa là “Kokology - The Game of Self-Discovery” rồi có ngay bản sequel “Kokology 2: More of the Game of Self-Discovery” vào năm 2001, dân mỹ vậy mà dễ tin ghia. Sách cũng đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam với tựa nghe rất là xã hội đen... “Hãy Bỏ Mặt Nạ Ra”, hèn chi không nghe tiếng tăm gì (tưởng truyện vụ án tình, tiền).

 Ông giáo sư này cũng rất khôn khéo kiểu phương đông bảo là thực ra sách này ổng viết là nhằm phổ cập cho công chúng nhựt những nền tảng của khoa học tâm lý vốn có nguồn cơn từ phương tây, ấy thế zị mà sách lại nổi tiếng ở tây phương, hoá ra con người dù cực kỳ khác biệt về văn hoá vẫn có nền tảng chung về suy tư, đâm ra sách của ông vậy mà có tác dụng như viagra với trí tuệ và trí tưởng tượng, thế rồi nhuốm thêm chút triết lý là sách ổng cho thấy trắng đen vàng đỏ hoá ra chia sẻ nhiều nhiều lắm và nhứt là không hề có ai trong tụi mình là cô độc, trơ trọi hết ráo. Vì muốn biến vấn đề khoa học tâm lý trở thành trò chơi nên thách thức của hai tác giả (ngưì kia là Tadahiko Nagao) là vừa phải xai ờn vưà phải phân (là vui ý).

 Ờ mà công nhận nhiều cái đúng đến ngẩn ngơ lun, có điều chơi thì phải thoải mái và vô tư: nói ngay ra ý nghĩ đầu tiên của mình, chơi càng nhiều ngừi càng vui, tức nhiên nhớ thành thật với chính mình v.v.

 Như câu đố chim kỳ trước thì lời giải là zầy:

 Nếu kiu chim màu đen thì chúc mừng bạn…

Một người nhòm cái chi cũng tối hù, hụ hụ. Bạn dòm ngầu đời vậy chứ lại có khuynh hướng tưởng rằng chuyện chi đã tiến tới tình trạng xấu thì hỡi ơi đừng mong chi có ngày bình thường hóa trở lại. Coi lại tư tưởng mình coi. Chuyện chi xấu như nó xấu goy thì nó đâu có xấu hơn nữa chi. Có cơn mưa nào không tạnh, chi có trong bài hát trời sao cứ mưa mãi thôi, ngay cả đại hồng thủy mưa đến xóa sạch thế giới rồi cũng hết mừ. Có đêm nào mà tối hòai đến nỗi không có bình minh.

 Ai biểu chim quay lại màu xanh dương thì đúng là những người lạc quan thực tế. Bạn biết chắc cuộc sống là món cốc tai có đủ cả ngon, dở, xấu, tốt nên chẳng việc gì phải vật lộn với nó. Bạn tỉnh như ruồi để chấp nhận những sự trái ngược và để chúng diễn hết chuyện của chúng chẳng chút âu lo. Chính cách nhìn này giúp bạn cưỡi trên những ngọn sóng mâu thuẩn chứ không phải để bị cuốn trôi.

 Những kẻ thích chim đen rồi trắng tưởng đâu là những tên thích đổi trắng thay đen. Nhưng không. Đây là những kẻ rất kul và quyết đóan khi bị áp lực. bạn không phí thì giờ cho việc bối rối ngay cả khi khủng hỏang quá trời. Mọi chuyện thiệt tình đã tệ wá ư. Bỏ. Tìm đường khác chứ ko lẻ cứ dậm chưn, bứt tóc, nhổ lông mi kiu trời ơi, trời ơi hỡi trời. Tưởng là hắn liều nhưng là liều có tính toán với sự chuẩn bị trước cho cùng tắc biến, biến tắc thông. Khôn hông.

Nếu chọn số 4. Bạn đúng là kiểu người dọc ngang nào biết trên đầu có ai (có chít đứng hay không còn tuỳ, hì hì). Bạn hay lắm nghe, ngay trong nguy cơ ầm ầm vẫn thấy ngoài nguy còn có cơ (là cơ hội ấy) nên khủng hoảng cũng chả là cái khỉ mốc cóc khô thui. Nhắc nhỏ chút xiú thui nè: coi chừng đứng chít vì wá wá tự tin; không khéo thì chỉ cần hơi nhúc nhít là chuyển sang tự kiu. Tức là dễ tiêu.

No comments:

Post a Comment