Trai Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi
Gái Hơ Mông hông mơ khi hơ mông
Thiệt đúng là rừng sâu mưa lâm thâm làm cho da trắng vỗ bì bạch.
Oạch, hết chỉ, chỏ!
Trai Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi
Gái Hơ Mông hông mơ khi hơ mông
Thiệt đúng là rừng sâu mưa lâm thâm làm cho da trắng vỗ bì bạch.
Oạch, hết chỉ, chỏ!
Gửi hương cho gió, gửi gió cho mây ngàn, gửi mây ngàn cho trời, gửi trời cho ngân hà, gửi ngân hà cho ngâu. Ngâu khóc vì hương. Hay ngâu khóc vì ai cũng gửi tấm lòng cho gió cuốn mây trôi về ngâu. Ai biết! Biết ai!
Ai cập với tinh dầu hương (kêu tinh hương cho nó huyền bí) có liên quan gì với nhau? Theo một đồng nghiệp thì có. Chị í bảo trong chương trình tham quan có đoạn đi thăm những cơ sở tinh chế hương. Hiện giờ Ai Cập là nước xuất khẩu tinh hương lớn nhất thế giới. Để dễ hình dung, ví dụ để có được chừng 1kí tinh hoa hồng chẳng hạn thì cần đến 4.500 kí hoa hồng (chính xác là cánh hoa). Ôi thiệt là tan nát đời hoa.
Chỉ cần chấm một giọt là bạn tha hồ toả ngát ngào ngạt hơn 15 ngày (hơn comfort một ngày) dù có tắm rửa, lăn lê bò toài toát mồ hôi mẹ cha con cháu chắt.
Quả là xứ sở của xác ướp dễ sợ thiệt. Sao phát minh chi những thứ chít ngừi.
Mà phải chấm cho đúng quy cách nhe. Nữ hoàng Cleopate biểu là phải chấm theo hình kim tự tháp mí được. Mà có tới hai loại á. Xuôi: trán, hai bên mông chẳng hạn. Ngược: hai đỉnh nào cao nhất của cơ thể tính theo chiều vuông góc khi đứng (hỏng hiểu chít à nghe), điểm thứ ba tự hiểu (sic - là nguyên zăn). Xức theo kiểu này thì gặp ai cũng có thể làm họ mê mẩn, biểu làm gì cũng được. Cha chả! Ngẫm cũng có lý. Theo giáo sư biểu tượng học của Harvard là ông Robert Langdon (trong davinci code í) thì kim tự tháp ngược mới là ghê, mới là vĩnh cửu (muốn biết thì tìm mà đọc).
Nếu có đọc tiểu thuyết Mùi Hương của nhà văn người Đức Patrick Süskind (tựa gốc là Das Parfum) đã xuất bản ở nước tụi mình mới thấy mùi hương ghê thiệt. Chít ngừi là chuyện nhỏ. Nếu ráng coi thêm phim (đã có lun, đã chưa) Perfume: The Story of a Murderer (được dịch là xác ướp nước hoa) thì quá... thơm. Đọc thì trí tưởng tượng bay bổng (ai tưởng được nhiều thì lợi nhiều). Coi thì phần nghe nhìn no nê. Nhân vật chính Jean-Baptiste Grenouille từ khi sinh ra hoàn toàn không có mùi (chó hổng sủa mới ghia) nhưng lại có khả năng nhận biết mùi siêu phàm nên nói kiểu Việt Nam là trở thành siêu nghệ nhân, nghệ sỹ nhân dân về mùi (văn hoa là nước bông).
Người ta nói hương của nước hoa cũng như một bản nhạc có khúc dạo, khúc chính và khúc cuối với những giai điệu mê hoặc thậm chí ma quái, huyền hoặc (chiên da nói à nghe), phim thì còn mắm muối hơn khi biểu là một tác phẩm nước hoa phải có đủ 13 nốt nhạc mới đẩy con ngừi thăng hoa. Thế nên chú chàng này viết kiệt tác của mình bằng cách dùng 13 trinh nữ đẹp nhứt xứ Grasse (truyện còn ác ơn khi cần tới 25 nốt nhạc), chương trình 7 nốt nhạc của me xừ Thanh Bạch chưa là cái đing gì! Mà Grasse hiện được coi là thủ đô toàn cầu của hương thơm dù chỉ là một thành phố nhỏ ở đông nam nước Pháp.
Hèn chi ngày xưa bậc vương giả như vua Tự Đức lâu lâu thấy “hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình” thì:
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại giữ lấy hơi.
Lạ một cái là ai cũng biểu hương của mỗi người là hồn (soul) của ngừi đó đến nổi anh Trịnh cũng biểu là nhớ có hương để gió cuốn trôi.
Thôi tới giờ anh phải ngâm mình trong tinh bách hoa gòy nên gút bai.
Hổng tin thì ngửi cái blog coi.
Tip (siu tầm): Chọn nước hoa tôn vinh mùi cơ thể bạn chứ ko phải để lấn át nó.
(ấy vậy mà anh chỉ phân biệt được mùi thức ăn và mùi không phải thức ăn. Chẹp).
Nói gì? Hông nói đâu.
Nếu chơi cái mửng này nữa dám dân tình chọi cà tô mát, hô vi thô, thậm chí nhổ nước miếng có mà tan cả mái nhà tranh chắt chiu của mình.
Sao tự nhiên mình nhớ tới cái từ này hẻ. Cũng không hẵn tự nhiên chắc là do trí óc uyển chuyển cũng ngang với sự chuyển uyển của body trên cả tuyệt vời... còm nhom của mình. Trong gió hiu hắt, se sắt cuối năm cái bo đì bày đặt ẹo ẹo cuốn theo chiều gió nên bộ nhớ tự nhiên truy xuất rồi hiển thị trong đầu chữ UYỂN NGỮ.
Hiểu nôm na mách qué thì uyển ngữ là ngôn ngữ uyển chuyển, tiếng Anh Euphemism, tiếng Pháp euphémisme vì đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Euphemismos có nghĩa là nói cho nghe hay hơn một chút.
Tiện thể trích dẫn một số định nghĩa cho nó có vẻ học thụt (academy):
Phương thức nói giảm, bằng cách không dùng lối diễn đạt trực tiếp mà dùng hình thức diễn đạt nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn vì lý do lý trấu gì gì đó.
Hay văn vẻ hơn thì: là lối nói trang nhã, bóng gió về một vấn đề tế nhị hoặc về một điều có thể làm người nghe bối rối, phiền lòng (thiệt là nhơn từ).
Ví dụ: Nói anh viết cao siêu quá thì phải hiểu là anh hành văn rối rắm, diễn đạt tối tăm, ý tứ hăng hăng y như hành là văng tùm lum, đại loại zị hay con gái nói có là không (hơi phô, đâu có đơn giản, thiệt tình chỉ cần phủ định là hỉu được)... Thiệt hổng bằng ông bà mình xưa định nghĩa mùi gì đâu, mượt thí mồ lun: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Giờ thì kêu là lời có cánh mà Mỹ cũng biểu là nên sweet-talk có khi là weasel word. Mà thôi tụi mình đâu cần quan tâm ba cái từ nguyên, ngữ nghĩa chi cho nó mất vẻ uyển chuyển.
Mà cũng kỳ! Muốn gì thì huỵch toẹt cái rẹt cho nó nhanh sao phải uốn khúc, quanh co, non xanh nước biếc như tranh biếm chi cho cực. Nếu vậy thì anh đúng là đồ dùi đục chấm nước mắm. Vô duyên. Sổ sàng. Thô thiển vân vân. Đâu phải ai cũng thích chủ nghĩa hiện thực tự nhiên chủ nghĩa. Nói huỵch toẹt nè. Cho mày chít. Mày hả bưởi.
Mình nói thẳng (dù luôn nói cong cong) là mình hổng thích nói thẳng nhe. Nói ẹo ẹo nghe nó dẹo mà ai cũng chỏng chẹo.
Dễ thương một điều là ai nói cong qoẹo với mình thì mình ko hiểu. Nếu cố hiểu thì mình hiểu bậy, thiệt là lịu đạn sét. Còn ai nói thẳng với mình thì mình hiểu mà làm như ko hiểu, thiệt là đểu đó nha!
Chèn... sốc trăng ơi! Đây không phải câu than mà là cảm thán. Thay vì nói mất toi tuần thứ hai anh đổi lại nói theo phong cách tít cực là năm ni đã mới được tới hai tuần gòy. Nên cái đầu đề trên làm ơn hiểu giùm là dế rất đáng để chơi, hờ.
Đọc được cuốn sách mà khoái chí thì thiệt là chí khoái. Anh vốn khiêm tốn nên thay vì đăng bài trên các tờ báo lớn hay truyền hình việt nam, anh đăng lên đây thôi. Nói vậy có khoe khoang lắm không các bạn? Cũng không đến nỗi, chỉ là có được cái hay thì trưng bày sản phẩm tồng ngồng, tênh hênh chứ ai lại đi giấu giấu diếm diếm. Nặng bụng. Mà anh cũng hay được tha nhân (tức những đứa khác) khen là mi ngon thiệt, thứ mi chỉ có mà chơi với dế. Phê luôn. Kệ ai nói chi cũng mặc chứ anh mà lại lãng phí giọng gáy hoành tráng tông tenor để đôi co với dòng giống không được là dế sao. Mà dế cũng năm bảy đường chứ bộ củ khoai ờ.
Mấy em ko biết chứ dế thiệt là bị bôi nhọ khi bị tụi alo bắt quàng mất tên họ. Một chàng lãng tử, nóng rực máu giang hồ phiêu lưu ký, chỉ cần bị gậy là lon ton xuống đông lên đoài thiệt là phi ling (feeling) mà lại là cái cục ai cũng nhét trong quần (1 hay 2 ống cũng vậy) sao (lại còn lâu lâu dậm dật rung bần bật)? Mấy em cũng không biết chứ nhờ hắn mà sau này tây mới học đòi làm tây ba lô đó, ở đó mà vọng ngoại... Mà may đó chỉ mới là loại dế mèn thôi nghen. Nào còn là dế trũi, dế cơm, dế lửa, dế sữa, dế than, dế chiên dòn, dế cặp thịt ba chỉ... nếu kể hết thì chắc sập mất blốc, gây sốc cho dạ dày làm mấy bạn nuốt nước bọt ọt ọt vì những món dế đặc sản thì phải tội chít.
Vậy thì anh toàn chất dế đâu cần phải chống chế chi cho mất tư thế. Mà không phải tự kiêu chứ dế thiệt là hào hoa mà cũng thiệt là hào tráng: hát hay (ai nói nghe giun, dế kêu là phỉ báng), chiến đấu tới cùng – cứ coi đá dế là biết, sứt môi, gãy gọng vẫn đá tiếp. Chỗ này thấy giống cái thằng cha Antonio Banderas trong phim Desperado ghê. Xong. Thiệt là vĩ đại. Thiệt là đại ngôn. Người bé như con rôn (đố biết con gì) sao thích cái gì cũng lôm côm.
Cũng chẳng hay ho chi mà anh chỉ a dua theo cái ông tác giả của cuốn “từ tốt đến vĩ đại”. Nhiều ý quá, nhiều chữ quá nhưng ổng biểu muốn vĩ đại dễ ẹc hè. Một trong những ý anh khoái nhứt là muốn trở thành tập đoàn dế vĩ đại thì cần chọn ngay từ đầu (từ đầu nghe, nhấn mạnh) toàn dế thôi (trống mái chi cũng được). Nếu mà không kiên tâm (từ dùng chính xác là khắc nghiệt), mê muội để đi vời cho được con ve, cái kiến hay đấu sỹ bò cạp là hỏng. Hỏng bét nhè nhe.
Sao khoái vậy dế. Là vầy. Nếu trong công việc mà đoàn dế toàn những con dế (tất nhiên) thì khi gặp khó khăn (gặp hoài) rất ít khi bàn lùi mà con nào cũng giương càng, rung râu biểu chơi luôn, khi gặp sai sót (gặp hoài) thằng nào cũng giương râu, rung càng, ý phải nói là cụp càng, cong râu để suy tư cách sửa chứ hỏng có mà nhận vơ hết lỗi về mình rồi thành thật xin lỗi tại, bị gì ráo trọi. Lại nữa, cần thay đổi ư, con, thằng nào cũng hung hăng gáy ầm ầm văng cả nước miếng (nếu dế có nước bọt) nhưng vì nhắm đến hiệu quả của đàn dế chứ không phải để giữ cái ghế (có ngồi được đâu).
Bởi vậy con nào giả bộ dế hay dế biến thái là anh tái-nạm-gầu ngay (nói nhỏ thôi, có làm được đâu).
Nói có sách, mấy em liếc qua chương này (cuốn ni có 9 chương):
Chương ba: Con người đi truớc, công việc theo sau. Chúng tôi cứ tưởng các vị lãnh đạo công ty nhảy vọt phải bắt đầu bằng việc đề ra định hướng và chiến lược mới. Nhưng trên thực tế, việc đầu tiên họ làm là tìm ra những con người phù hợp, loại bỏ những con người không phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc, sau đó họ mới cùng nghĩ ra họ muốn đi về đâu. Câu cách ngôn thường dùng “Con người là tài sản quý giá nhất của bạn” có vẻ không còn đúng nữa. Không phải con người (people), mà phải là người phù hợp (right people) mới là tài sản quý giá nhất! Một ông VN cũng từng nói tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp không phải là con người mà là đội ngũ (người mà lo ngu hỏi không thì sao thành đội được).
Nếu nói theo ngôn ngữ của anh thì anh hợp với dế để khuếch đại ưu thế, không phải dế là phế liền một phát. Nhân dịp này, anh dế chân thành cám ơn đoàn làm phim (trời lộn tưởng đang cầm tượng cánh dìu vàng), chân thành cám ơn những cô chú dế chân chính đã cho anh cảm hứng dê sắc.
Hắc hắc hắc (là cười).
Dịch sang ngôn ngữ dế là ri ri ríc ríc... ịc
Mèn sa đéc ơi! Vậy là mất toi một tuần rồi. Chưa kịp ăn chơi tí ti ông cụ nào thì chỉ còn năm mốt tuần cho cái năm mới vừa mừng nó tới bằng mớ tiền thưởng mà tui chơi hoang hết vô con bi em đúp có vỏ chống đạn.
Tính chờ 360 đai mà sao hắn còn dai nên việc gì mà đợi, còn hành hạ nhau được chút nào thì nhơn từ làm chi, hi hi hi. Anh tính tổng kết, rút kin nghịm cho năm qua để làm báo cáo mừng công với mí em mà ác nhơn là anh lại trúng chiến sỹ thi đua cấp tàn cuốc nên chắc anh phải ra thủ đô trước (nhớ coi chuyền hình lai-vờ à nghe, ai bảo thế, thì mấy ảnh).
Thực tình thì anh chỉ thiệt thà cày bừa như con trâu cả năm qua thôi chứ cũng đâu biết chiến sỹ mí lại dũng sỹ mí lại hiệp sỹ (cái này hổng có) nhưng chắc nhờ thánh nhơn đãi kẻ khù khờ (là ngu í) nên ai cũng bảo cha này làm trâu có nét ghê, ráng phát huy. Ừ thì anh có sức, đâu có ngán, mai này lúa trổ đòng đòng thì anh ăn cỏ ngoài đồng. Sướng hơn quận công, hà hà. Anh có sức, anh dùng sức. Anh không có trí, anh không dùng trí mà anh dùng miu (mới ghê), hề hề...
Chiêm tinh gia trên mạng bảo anh có cú nhìn bén nên hay có ý kiến cà chớn cà chén. Ngẫm cũng hổng sai bi nhiêu. Trời! vậy lỡ làm chấn thương ai thì sao. Chà vậy thì tổn thọ chít. So gi so gi (sorry), chứ đừng biểu sợ gì sợ gì là không được à nghe. Bộ mấy em tưởng làm chấn thương ngừi khác (từ chuyên môn kêu là sang chấn tâm lý, lạy trời đúng) là xung xướng chắc. Có chút xíu tẻo teo à. Dư chấn (I như phản lực – lực phản lại) cũng làm anh sứt sẹo cả cõi lòng chứ chơi sao (anh có sức trâu nhưng ko phải con trâu). Mà mấy anh bạn triết gia của anh (là anh tự bắt quàng) biểu các kiểu thương (chấn, tổn, bị...) là hương vị của cuộc sống, Hổng có chấn thương thì sao con trai có ngọc được. Mấy chả nói lúc nào cũng hay như sách hoạt hình! Bữa nào đả thương mấy chả coi có ra được hột ngọc nào hông lấy đeo lỗ mũi chơi cho sốc (đừng lấy mấy hột khác của mấy chả, hổng xài được đâu).
Ý, mà sao năm mới mà ko nói chuyện gì mới nghe chơi. Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân. Anh em ơi! Ơi! Ngày mới, ngày mới, ngày cứ mới. Hèn chi anh Trịnh bảo rằng một ngày như mọi ngày, giống y nhau cái sự mới.
Vui năm mới tây, mong xuân mới ta.
Ha ha ha
Khà...