Sunday, 29 November 2009

Say nước, say hồn

Ngày nọ tete được mời ăn tối tại một nhà hàng khá sang trọng là song ngư - nhà biệt thự kiểu pháp, món ăn hoa pháp việt vân vân các nước đề huề. Chủ tiệc (ngừi trả tiền á) là hai tay Singapore lão luyện ẩm thực trường thiên. Một tay hơi mập nói ít. Một tay dong dỏng ăn uống nhiều hơn nên cũng nói nhiều hơn.

Tay này cũng rất hoạt bát và ưa chuyện. Hắn tâm sự, tao vừa mới tuyển ngừi xong nên cũng hơi mệt và tới hơi muộn. Hỏi tuyển okie ko. Okie. Vậy kể chi. Hắn biểu là vầy: tao có hỏi tất cả ứng viên một câu mà không có ai trả lời làm tao hài lòng hết trọi.

Uả mày hỏi tất cả ứng viên có ưa mi không hả? Không. Ta hỏi rượu nào là đặc trưng của Việt Nam chúng mày. Đặc sắc của nó là gì.

Ơ. Vậy nếu tao trả lời mà mày ưng bụng thì có tuyển tao vào làm đày tớ cho mày ko?

Nói dóc vậy thui chứ tete vận dụng hết tu vi ăn nhậu từ thuở còn hàn vi cho đến hiện thời vẫn tiếp tục vi hàn thì có tìm được và nói cho hắn hiểu không nhỉ? Lại còn phải chuyển từ tiếng Việt giàu mà sang, đẹp mà tìm ẩn sang tiếng Anh nghèo mà hèn, đẹp mà lồ lộ. Khổ thân. Iem thấy mình yếu đều cả hai thứ tiếng này nhưng tới cái thế này thì phải liều mình như chẳng có dù khiêm tốn thực thà và... rất cảm dũng!

Thôi thì nhớ các cụ và các bác các chú rồi tới các đồng đội lưu linh (chưa biết các cháu nhoi nhoi ý làm sao)... biểu cuốc lủi là thứ quốc hồn quốc túy (có chữ túy chắc cũng đúng được ½ nửa rồi).

Tete mới chiêu một ngụm bia bảo, tụi tao có rượu gạo nấu bằng gạo. Mà mày biết gạo là thứ chi không? Sợ hắn biết, tete nổ luôn là hạt ngọc của trời cho dân tao đó.

Tửu dân (người nấu rượu, là tete chế ra dựa vô chữ diêm dân là người làm muối) tới cuối hạ hàng năm phải chọn những thửa ruộng thượng đẳng điền, luá mọc đều, vàng ươm, hạt mẩy, dày dặt (ném cái bầu rượu lên đám luá này mà bầu rượu không rớt mất) để quyết định chọn thửa nào để thu nguyên liệu.

Sau đó, vào đầu thu khi trời đất lừng xừng chuyển mùa, âm dương giao hoà, cây cỏ hơi uể oải, không khí nhuốm màu thu vì nắng bắt đầu vàng như mật ong, gió liêu xiêu, lá bay vèo vèo v.v. tửu dân mới lấy cái lược lục ngọc gia truyền tới từng cây luá, lựa từng bông luá rồi mới dùng lược này hái từng hạt ngọc, từng hạt ngọc...

Hắn nghe tới đây không biết tưởng tưởng sao nuốt nước miếng cái ực, mắt không chớp dù miệng chép chép, ồ lên ba tiếng...

Luá sau đó được hạ thổ (là đổ xuống đấy, vậy thui) cho diụ lại và lấy thêm chất âm của mẹ rồi đổ vào cái cối xay bằng gỗ và đá xanh mà từ tốn biến thành gạo. Mà phải trinh nữ mới được giả gạo này à nghen. Gạo vừa đau vì bị lột da nhưng cũng vừa thấm đẩm mùi mồ hôi người giả, mùi khói oi oi của đủ thứ cây, mùi vườn cây nguyên khôi bên nhà... nên cũng nhuốm vị khó tả rùi nghe bạn sing kia...

Tete định nỗ tiếp về các công đoạn tiếp theo thì bạn sing chắc không chịu nổi ngoắc người phục vụ lại.

Nhà hàng có rượu gạo không?

Dà, tụi em chỉ có rượu tây thui.

Vậy mua giúp được hông?

Dạ quý khách thông cảm.

Kỳ zậy, xếp của chú đâu.

Một ông mặc áo vét chạy tới, nghe xong, thấy đâu có gì mà kỳ, nhà hàng có vậy thui à. À mà có vốtka Việt Nam uống đở nghe.

Bạn sing ngó qua tete ý chừng hỏi được không? Làm như tete là tửu đồ hảo hạng. khoái ghia.

Tete cũng muốn nhà hàng bán được hàng (hông có chút tiền cò nào nghe) nên bảo ừ cũng tạm đó bạn sing nhưng rượu này nấu theo kiểu công nghiệp nghe...

Thôi tới giờ đi làm một ngụm say nước hay nước say đây, bữa khác hầu chuyện tiếp!

Friday, 20 November 2009

Chuyện cừi (st)

Tại một trường đại học, người ta yêu cầu sinh viên viết một câu chuyện cực ngắn nhưng vẫn phải bao gồm đầy đủ 4 nội dung:

Tôn giáo,

Phong kiến,

Tình dục và

Huyền bí.

Bài được giải cao nhất thế này:

“ Lạy Chúa”. Nữ Hoàng tự nhủ. “Ta có thai rồi. Không hiểu là gã nào nhỉ".

Phiên bản tete hoá:

"Ala!", vua than, "trẫm liệt ư, cung tần mỹ nữ mà chi, aí za".

Saturday, 14 November 2009

Đi và đến

Sao không đi rồi đến mà còn và chi cho rắc rối mà không có tính timeline chi hết vậy. Đi đâu mới được đây... Đó! đi riết mừ viết bài 2 đời nào giờ mới viết bài 1. tete có nét giống tây độc ghia, vận công là phải cắm đầu xuống đất, mông nở lên trời!

Ông giáo Pháp nhưng vẫn là người Việt nên ổng dễ thương thấy rõ: bài của ổng hơn gấp ba lần bài của Jobs (7342 so với 2248 từ). Chắc tại Việt Nam ham to, nói chi cũng có đầu có đủa (coi chừng cháy wần the). Nhưng đừng tưởng ổng nói dài, nói dai đâm ra nói dại. Đọc bài của giáo sư em họ được bao nhiêu là chuyện, ước chi ổng nói dài hơn, híc. Cũng may tete đã có đọc được hình như được tới... 1 (một) cuốn của GS. Cao Huy Thuần nên mới can đảm đọc hết cả bài diễn thuyết trong lễ khai giảng năm học mới đại học Hoa Sen hôm 21/10/2009.

Chắc quen kiểu Pháp nên thầy mở đầu rất đíplômatít khen trường rồi chỉ có đoạn mở đầu mà dạy luôn tới 2-4 chuyện và đặc biệt là ý nghĩa của lễ nghi (lấy tận bên môn dân tộc học, xa thiệt): lễ nghi quan trọng vô cùng trong xã hội, bởi vì đó là cách truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc đến đầu và tim của mỗi thành viên, thắt chặt tình liên đới và thắp lên một hoài bão cộng đồng.

Giáo sư thiệt là khéo gì đâu khi móc giò lái bằng cái thế “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri...” khi vô là phủ định cái bịch rồi khẳng định cái... bịch “Tôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào...”.

Nhờ giáo sư mới được mở rộng kiến thức a bờ cờ, thì ra con ngừi chỗ đâu cũng giống chỗ mô “Thế thì, đại học Âu Mỹ đang biến chuyển thế nào? Tại sao đây là những biến chuyển sâu rộng, như đang vượt giai đoạn? Tôi bắt đầu bằng một tình trạng xảy ra đã khá lâu, hàng chục năm nay, có thể xem như nguyên nhân xa, nhưng lại là nguyên nhân đầu tiên, đầu mối của những biến chuyển tiếp theo sau đó. Tình trạng này xảy ra khắp nơi, ở ta cũng vậy: đó là sự bùng nổ của đại học, từ đại học dành cho một thiểu số ưu tú đến đại học mở ra cho quảng đại quần chúng. Chỉ trong vòng 30 năm thôi, từ 1965 đến 1995, trong các nước đã phát triển, tỷ số sinh viên trong dân chúng đã tăng từ 10% lên 45%. Ở Pháp chẳng hạn, năm 1960 chỉ có 310.000 sinh viên ghi danh; năm 2001 con số ấy tăng lên 2,1 triệu. Như một quả bóng, dân số đại học căng lên như muốn vỡ tung, đặt ra không biết bao nhiêu vấn đề cho Nhà nước, cho xã hội, cho chính trị, cho chính sự quân bình trong lòng đại học, cho chính sự điều hành, quản lý, hoạt động nội bộ của đại học”.

Thì ra đại học ở Mỹ và châu Âu khác nhau nhiều lắm, không chỉ học phí, dạng trường mà cả triết lý “...là đại học Mỹ đã nằm trong guồng máy vận hành của tư bản chủ nghĩa từ lâu, kinh doanh không phải là vấn đề mới ; trái lại, ở Âu châu, đại học công không có quyền kinh doanh”, thương cho thế giới cũ ghê nơi. Ko lẽ để chú Sam mún làm gì thì làm.

Nhưng “Muốn cạnh tranh phải mạnh như Mỹ, mà muốn mạnh như Mỹ thì phải có tiền. Đâu phải chỉ ở Việt Nam ta tiền đâu là chuyện đầu tiên? Các đại học Âu châu và các Nhà nước ở Âu châu phải điên cái đầu để cải tổ lại nguyên tắc...”

Giáo sư huỵch toẹt:

“Tại vì các đại học Mỹ đã biến kiến thức thành một món hàng, và kiến thức ngày nay là món hàng quan trọng nhất, quan trọng đến nỗi kinh tế đã chuyển từ kinh tế công nghệ qua kinh tế tri thức. Tri thức trở thành mũi nhọn trong sức mạnh của một nước, là chìa khóa mở cửa thành công cho cạnh tranh. Mà tri thức nằm ở đâu là chính nếu không phải là trong đại học? Bởi vậy, nói rằng các đại học cạnh tranh là nói ở mức thấp; phải nói ở mức cao rằng: chính các quốc gia cạnh tranh nhau qua hệ thống đại học của mình. Đại học mạnh thì nước mạnh; đại học yếu thì nước sụm bà chè”.

Trong quá trình luận giải của bài nói, tete là em học thêm được nhiều điển tích, từ chuyên môn, từ nguyên ví dụ kiến thức là gì (ai lại hỏi câu này trời, ai mà không biết chứ?); biết thêm câu này thật là thi vị (vô ziên gì đâu vì đây là câu thơ mờ tete): “...thi sĩ Anh John Keats : "Một cái gì Đẹp là một nguồn vui bất tận" (A thing of Beauty is a joy forever)” hay “University lấy gốc từ chữ la tinh Universitas, và universitas có nghĩa là một cộng đồng gồm thầy và trò”.  Nhứt là học thêm được 1 câu latin "Digmus est intrare": Nghĩa của nó là: vị này xứng đáng để đi vào”.

Ông giáo này văn chương cũng trớ trêu lắm: “Nhưng, có thật đại học Mỹ đã bán linh hồn cho mụ Tú Bà xí nghiệp rồi chăng?” Muốn biết thì ráng đọc chứ đừng tin lời diễn nôm đôi lúc tầm xàm của thằng cha tete cha căng chú kiết.

Nếu kiên nhẫn mí bạn còn biết được đại học Mỹ với đại học Âu châu cùng uống nước nguồn ở đâu (không giống cây kơnia, chắc vậy). Biết tại sao gọi là liberal arts, gồm những môn gì và để làm chi rất là hi hi, hì hì.

Để kết luận giáo sư hỏi khơi khơi, rùi trả lời lun (chứ ai mừ biết): “Ngay ở Mỹ, nơi mà thị trường là vua, đại học có phận sự gì? Phát triển kiến thức là một; phát triển con người của mỗi cá nhân là hai; phát triển những giá trị xã hội và văn hóa là ba; thứ tư mới là huấn luyện nghề nghiệp. Hỏi đại học nào, họ cũng đều nói: đó là bốn mục tiêu căn bản truyền thừa trong đại học Mỹ từ trăm năm trước đây. Dù cao, dù thấp, dù danh tiếng, dù tầm thường, đại học nào cũng nhất trí với nhau trên một quan niệm căn bản: mô hình liberal arts đặc biệt của Mỹ là quan trọng trong bốn năm đầu. Mục đích của liberal arts, tôi nhắc lại, là giáo dục một con người tự do. Tự do đối với tất cả mọi thế lực”.

Xong.

Kết luận: ”Các bạn thân mến, đó là lời nhắn nhủ nhỏ bé mà tôi gửi đến các bạn hôm nay”.

 Đọc toàn văn tại đây:

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-21-huong-di-cua-dai-hoc