Monday, 31 December 2007

Entry for December 31, 2007 - the end of the year

Tin teen ơi

Vậy là em đã đi thiệt rồi

Em nỡ bỏ cuộc chơi miệt mài, tung tẩy...

Bỏ cả thịt tươi, bỏ các anh xinh tươi

Rõ là mười mươi em đâu lỡ dại

Em khôn thấy mồ mà Tin

Dưng mà em đâu có... ngoan, hề.

Đợi đi!

Sung sướng đi!

Mở mắt đi... rồi sẽ thấy, hừm

Mai này em có tiếc một thời trẻ khoẻ

Thì hãy đấm ngực, bứt tóc, nhảy loi choi rồi... thôi, ôi!

Thấy anh H2 lơ thơ tơ tóc hok

Thấy anh sói tơ giả bộ ngù ngờ ko

Tự do như chim trời zị đó

Có thèm thì... giờ em chỉ có chăng là nuốt nước miếng thoả thít, hic.

Chứ mong chi những ngày nhăng nhít xưa kia

Tạm biệt chú chim chít

Bỏ trời xanh, chui vô lồng vấn vít

Vì khoái kít kít

Chúc chú hạnh phúc khôn xiết

Đừng có tiếc

Cái lũ ế rệ gớm ghiếc

Lại hay ganh tị ganh tiếc

Thiệt là thê thiết

Thôi chấm gần hết...

Viết cho ku tin (đừng nhầm với pu tin)

Anh cũng xin kết thúc một năm 2007 thiệt là nhiều chiện!

Các em mừng năm mới vui như ku tin nghen, hahahaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Friday, 21 December 2007

Noel v. Noem




Hây, ông già noel

Ê, chào em giai.

Ta tuy râu tóc hippi vậy chứ rất trẻ trung, gọi ta là anh đi cho thân mật.

Trời đã thiệt, vậy em kêu là anh Sang (Santa Claus) nghen.

ờ, ờ...

Mà thôi em thích kêu là anh Nô hơn dù nghe dân dã, quê tới mấy mùa!

ờ, ờ...

Em thích kiu gì cũng okie. Tên hổng có quan trọng với anh.

Ý, anh chảnh thấy ghê đó nha.

Bậy nà, anh khiêm cung thí mồ tổ lun á.

Anh nói chuyện xì tin hén! Vậy chứ cái chi quan trọng

Tình iêu

Là nhớ nhung, dằn vặt, đau như nhổ răng để rồi chết qoeo khi thoả mãn ha

Cũng hổng sai. Có điều em phải lũy thừa lên với số google (í anh là số googol) để nó thấm đẩm từ bông tuyết li ti cho đến vô số ngân hà cơ.

Anh mập hơn em nhiều đó nhưng sao mang nổi tình iêu đó

Em ngu quá hén, đó đâu phải gánh nặng

Hèn chi anh bất tử lại ngày càng đẹp giai phải hôn anh?

Kiitos, là cám ơn, tiếng Phần Lan quê anh

Vậy anh làm chi cái việc giao quà tầm thường quá zị

Mèn ơi, anh hổng giao quà mà anh nối những nhịp cầu yêu thương mừ em. Em phải ráng tư duy trừu tượng chút xíu chứ không thì mấy chốc em đã là material girl và nổi danh như ma đồ na bi giờ.

Tới 6 tỷ ngừi, yêu qua yêu lại gửi tới gửi lui là thành mấy chục tỷ cái cầu lận đó.

Tề thiên là em họ mấy đời của anh, công nghệ nhân bản vô tính anh có từ lâu mà lo gì... mí lại em biết rành là tình iu có sức mạnh diệu kỳ phải hôn.

Sao anh hổng phát quà quanh năm hay có những đợt khuyến mãi cho nhân giới vui bất tận.

ờ há! Em có ý tưởng hay ghê, em là giám đốc tiếp thị hay bán hàng zị ;-))

Anh ơi mà sao mấy đứa bạn em kêu là chỉ ai ngây thơ mới tin là anh có thật.

Đâu có gì lạ em giai. Chỉ ai có hồn thơ mới biết anh có thực. Anh sẽ I meo cho em bài của ông Nguyễn Tường Bách về chuyện ni và khuyến mãi (chết, chưa chi lây rồi) bài đêm thánh vô cùng há. À mà thôi sẵn đây Wi-Fi cũng ngon anh pho uộc cho em lun nè.

Đúng là nhứt anh Nô. À mà em có quà ngon lành hông anh.

Ráng mơ ước và chờ đi em giai, your dream will being come true...

Anh phải kỷ niệm cho em cái gì chứ.

Bựt! một sợi râu bạc từ chòm râu trứ anh của ảnh Nô mà Sang đã sang nằm ở cằm em giai.

Em đừng tiết lộ bí mật này nghen chứ không anh phải sớm xài râu giả thì thiệt là... ông già nô râu ;-(( Anh đi nghen, trễ kẹt xe dữ lắm a.

Mà sao nón của anh nhìn thì mềm mà cứng như mũ bảo hiểm vậy nè?

Quà anh mới nhận từ hiệp hội thiết kế thời trang thế giới mà, gọi là mũ bảo hiểm kiểu sang ta (coi chừng mất bản quyền kiểu dáng).

Nếu các bạn đi ngoài đường thấy mấy ông già nô en mà ông nào mất một sợi râu chính là ảnh đó nhớ tranh thủ rờ rờ để kiểm chứng. Nếu lang thang trên blốc mà thấy một ông cũng già già mà có một sợi râu trắng bóc như vừa tẩy bằng ô mô thì là ông nô em đó, đừng rờ rờ mà nhột.

Silent night

Lời việt: Hùng Lân

Đêm thánh vô cùng.

Giây phút tưng bừng.

Đất với trời, xe chữ đồng.

Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ.

Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa.

Ơn châu báu không bờ bến.

Biết tìm kiếm của chi đền.

Ôi Chúa Thiên đàng.

Cảm mến cơ hàn.

Nhắp chén phiền, vương phong trần.

Than ơi, Chúa thương người đến quên mình.

Bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.

Ai ham sống trong lạc thú.

Nhớ rằng Chúa đang đền bù.

Tinh tú trên trời.

Sông núi trên đời.

Với thánh thần, mau kết lời.

Cao rao Hóa công đã khéo an bài.

Sai Con hiến thân mong cứu nhân loại.

Hang chiên máng rêu tạm trú.

Bốn bề tuyết sương mịt mù.

Nếu hổng biết tiếng Việt thì tìm thứ tiếng cần thiết ở đây http://silentnight.web.za/

...Đến một ngày mà trẻ con bắt đầu ngờ "ông già Noel" không hề có thực! Chúng đã va chạm với xã hội và thấy dường như cuộc đời không hề có phép lạ. Đó cũng là nghi vấn của em Virginia O'Hanlon, tám tuổi, sống ở New York. Năm 1897 em đánh bạo viết thư cho tạp chí Sun và hỏi như sau: "Em mới lên tám. Bạn em có người nói rằng, ông già Noel không có thực đâu. Ba em nói là tờ báo Sun viết gì cũng đúng cả. Cho nên em xin hỏi, ông già Noel có thực không?".

Câu hỏi của em Virginia quan trọng đến mức mà chủ bút tờ báo là Francis P. Church phải thân hành trả lời. Ông viết: "Em Virginia, bạn em nói không đúng. Các bạn đó chỉ tin những gì mà mình tự thấy. Các bạn đó cho là cái gì đầu óc nhỏ bé của họ không hiểu thì cũng không thể có. Đầu óc con người nhỏ bé lắm, dù là của trẻ con hay người lớn. Trong vũ trụ, con người nhỏ bé như một con côn trùng tí hon. Đầu óc của một con kiến không thể hiểu hết toàn bộ thực tại. Vâng, em Virginia, ông già Noel có thực...".

"...Ông già Noel có thực cũng như tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung có thực. Nhờ tất cả thứ ấy có thực mà cuộc đời chúng ta mới sáng và đẹp. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta tối tăm biết bao. Khi đó thì cũng không có em Virginia, không có niềm tin, không có thi ca, không còn có gì làm cho cuộc đời này có thể kham chịu được nữa...". Thế nhưng, ông viết tiếp "...không ai có thể thấy tận mắt ông già Noel. Điều đó chưa chứng minh được gì cả. Mọi thứ trọng đại nhất thường thì phần lớn chúng ta không thấy tận mắt được...Bất cứ khi em thấy cái gì thì em cũng không thấy hết cái toàn thể đâu. Tại sao ? Vì có một tấm màn ngăn che một thế giới đích thực mà không có sức mạnh nào trên thế gian này xé rách nó được. Chỉ có tình yêu và thi ca mới vén được nó lên mà thôi. Thì lúc đó ta mới thấy vẻ đẹp và sự lộng lẫy nằm sau bức màn đó...".

Kỳ diệu thay, vì một câu hỏi non nớt của trẻ con mà sinh ra những dòng chữ vô cùng nhân hậu và sâu sắc. Còn em Virginia, sau khi đọc thư này, hẳn em vẫn nửa tin nửa ngờ vì em muốn biết có một ông già Noel bằng xương bằng thịt hay không mà em có thể rình bắt trong đêm Giáng Sinh. Có thể em vẫn còn ấm ức nhưng lá thư đã mở cho tâm em một cách nhìn mới và đặt ngược cho em một câu hỏi hoàn toàn bất ngờ. "Tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung có thực hay không?". Em sẽ tự trả lời bằng trải nghiệm của chính mình trong cuộc đời còn non trẻ của em. Và khi trả lời câu hỏi đó, em sẽ biết ông già Noel là ai, có thực hay không. Tác giả bài báo đã chỉ cho Virginia kiếm ông già Noel bằng tâm chứ không bằng mắt. Đó là nghệ thuật của giáo dục và cũng là một nền triết lý sâu thẳm. Những ai hiểu ý tác giả chắc thầm mong em Virginia sẽ tìm thấy "tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung", để biết rằng ông già Noel nằm ngay trong tâm mình và đời em sẽ có một lần vén bức màn nọ để thấy "vẻ đẹp và sự lộng lẫy" nằm sau một thế giới có nhiều bóng tối hơn ánh sáng. Và họ biết rằng bài báo không chỉ để dành cho trẻ con.

Bài báo của Francis P. Church có lẽ đã đánh động đến tâm can của độc giả từ 8 tuổi đến 88 tuổi nên sau đó cứ trong mỗi mùa Giáng Sinh nó lại được đăng lại một cách trân trọng trên trang nhất. Trên nửa thế kỷ sau, năm 1950, tạp chí Sun đình bản, bài này không còn được đăng hàng năm nữa nhưng vẫn còn được truyền tụng đến bây giờ. Mỗi khi tuyết lạnh cuối năm tràn về, khi mọi người nô nức đi mua quà cho người thân, người ta vẫn thấy bài này được đăng rải rác trên các báo, vì kỳ thực không có câu trả lời nào hay hơn bài báo của năm 1897.

(Noem trích từ bài “thiên thần đã mất” trong tập “mộng đời bất tuyệt”, Nguyễn Tường Bách, nxb văn nghệ 2006)

Thursday, 13 December 2007

ParadoxPlus




Nghịch lý vẫn còn...

Chớ hề biết cái ông George Carlin là ông mô nên phải gu gồ một phát thì ra ổng cũng thuộc loại nổi tiếng, người của công, chúng nào là viết sách, kịch sỹ, danh hài thể loại độc thoại từng đoạt giải Grammy và được xếp thứ 2 trong danh sách những danh hài vỹ đại nhất mọi thời. Ổng có sô "Seven Dirty Words" trên đài phát thanh từng gây nên vụ kiện đến toà án tối cao của Mỹ năm 1978 do uỷ ban truyền thông liên bang (FCC) kiện Pacifica Foundation vì 7 cái từ nghe thấy ghê này.

Ổng cực lực phản đối trên website của mình http://www.georgecarlin.com/home/dontblame.html bài “paradox” mà ai cũng gán cho ổng viết sau cái chết của vợ mình dịp 11/9. Một số website thì cho rằng bài này của một học sinh sống sót sau vụ thảm sát tại trường trung học Columbine, Colorado; một số thì cho rằng tác giả là Jeff Dickson (biết ổng là ai là chết liền).

Tuy nhiên theo http://www.truthorfiction.com/rumors/c/carlin.htm tác giả thực sự là Moorehead Bob viết vào 1990 và in thành sách vào 1995 với tựa WORDS APTLY SPOKEN. Tui lấy honda chạy lên nhà sách a ma dôn thì đúng là có cuốn này (hổng có hình bìa) http://www.amazon.com/Words-Aptly-Spoken-Moorehead-Bob/dp/0963949667. Ông này là tiến sỹ thần học, mục sư của Overlake Christian Church in Redmond, Washington. Điều lạ kỳ là hàng ngàn cuốn sách dạng “dạy làm người” hay luân lý đều dùng ý tưởng này và trích dẫn bài paradox là của Carlin!

Tui để bài của ông Bob để tiện tham khảo và ai thích phóng tác thì tiếp tục. Bản thân từ paradox cũng có rất nhiều định nghĩa và ví dụ cực kỳ quái chiêu tuỳ theo lĩnh vực (toán học, triết học, kinh tế học, vận trù học...). Ấy vậy mà nhờ nghiên kíu, mổ xẻ paradox mà con người lại có những thành tựu trong toán học, triết học, ô hô! Đơn giản nhất theo từ điển tui hay dùng thì nghịch lý là:

  1. người, vật hay tình huống có cả hai đặc đỉêm đối nghịch vì thế rất kỳ quái. Ví dụ: hắn là một nghịch lý – một kẻ thui thủi nhưng thích tán gẫu với người lạ; Cuộc đời riêng của những nghệ sỹ hài thường không vui.
  2. một phát biểu có chứa hai ý tưởng đối nghịch dường như bất khả hay vô lý đùng đùng ấy vậy mà thường đúng. Nhớ có lúc nào la to “càng nhiều, càng ít” không.

Một hạt cát không phải là đụn cát. Với n=1, thêm một hạt cát vào một hạt cát không tạo thành đụn cát. Dùng cái kiến thức quy nạp cho n thì dù em có thêm hằng hà sa số hạt cát thì chẳng bao giờ tạo nên đụn cát. Ví dụ thôi mà bà tám! Tự nhiên tới đây mình nhớ cái thời hỏng lên hỏng xuống vì mấy cái phép đệ quy quái quỷ, hịc.

À mà ý mình như con ngựa (dù mình chưa bao giờ bị mắng là đồ ngựa!) nên lại nhớ lâu rồi có một bài viết rất hay trên tuổi trẻ chủ nhật có nêu một nghịch lý là càng mở thêm nhiều đường mới thì tốc độ lưu thông càng chậm. Chắc cũng có liên quan gì đó với nghịch lý Braess. Chỉ thấy là bây giờ đi đâu cũng thường bị kẹt xe thê thảm thiết.

Tự nhiên nhớ luôn đến quy luật Parkinson (ko phải bệnh parkinson) cho rằng con người kiếm đựơc bao nhiêu tiền đi nữa họ thường có xu hướng chi tiêu hết và thậm chí chi tiêu vượt mức thu nhập. Nói cách khác, chi phí luôn tỷ lệ thuận với thu nhập. Hèn chi ai cũng lao vào kiếm thu nhập như cơn khát không bao giờ hết khát được. khổ!

Nếu tớ bảo “ta là kẻ luôn luôn nói dối” mà cậu nói “đúng” thì mệnh đề của tớ trở thành đúng và thế là vi phạm “luôn luôn nói dối”; nếu cậu nói “sai” thì câu kia sai và hoá ra tớ có nói thật. Choáng chưa.

Bởi vậy đời này giả giả thực thực khó lường hỉ?

The Paradox of Our Age

By Dr. Bob Moorehead

The paradox of our time in history is that we have taller buildings but shorter tempers; wider freeways, but narrower viewpoints. We spend more, but have less; we buy more, but enjoy less. We have bigger houses and smaller families; more conveniences, but less time. We have more degrees but less sense; more knowledge, but less judgment; more experts, yet more problems; more medicine, but less wellness.

We drink too much, smoke too much, spend too recklessly, laugh too little, drive too fast, get too angry, stay up too late, get up too tired, read too little, watch TV too much, and pray too seldom. We have multiplied our possessions, but reduced our values. We talk too much, love too seldom, and hate too often.

We've learned how to make a living, but not a life. We've added years to life not life to years. We've been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet a new neighbor. We conquered outer space but not inner space. We've done larger things, but not better things.

We've cleaned up the air, but polluted the soul. We've conquered the atom, but not our prejudice. We write more, but learn less. We plan more, but accomplish less. We've learned to rush, but not to wait. We build more computers to hold more information, to produce more copies than ever, but we communicate less and less.

These are the times of fast foods and slow digestion; big men and small character; steep profits and shallow relationships. These are the days of two incomes but more divorce; fancier houses but broken homes. These are days of quick trips, disposable diapers, throwaway morality, one night stands, overweight bodies, and pills that do everything from cheer, to quiet, to kill. It is a time when there is much in the showroom window and nothing in the stockroom. A time when technology can bring this letter to you, and a time when you can choose either to share this insight, or to just hit delete.

Remember, spend some time with your loved ones, because they are not going to be around forever.

Remember to say a kind word to someone who looks up to you in awe, because that little person soon will grow up and leave your side.

Remember to give a warm hug to the one next to you, because that is the only treasure you can give with your heart and it doesn't cost a cent.

Remember to say "I love you" to your partner and your loved ones, but most of all mean it. A kiss and an embrace will mend hurt when it comes from deep inside of you.

Remember to hold hands and cherish the moment for someday that person will not be there again.

Give time to love, give time to speak, and give time to share the precious thoughts in your mind.

AND ALWAYS REMEMBER:
Life is not measured by the number of breaths we take, but by the moments that take our breath away.

Dr. Bob Moorehead is former pastor of Seattle's Overlake Christian Church. He retired in 1998 after 29 years in that post. The essay appeared in 'Words Aptly Spoken,' Dr. Moorehead's 1995 collection of prayers, homilies, and monologues used in his sermons and radio broadcasts.