Friday, 20 May 2011

Sao x=i (i=[0,7])?



Chuẩn bị đi ăn đám cưới con của một người bạn tự nhiên nhớ chuyện cười có tựa như trên.

Truyện ngắn ngủn như vầy:

Chồng già: đố cưng 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 là seo?

Vợ trẻ: hừ, đồ zà zịt, đầu tiên chỉ có 1 người, rồi có thêm 1 người là 2, rồi có thêm một đứa là 3, thêm 1 đứa nữa là 4, tuần làm 5 ngày, 6, 7 năm nữa là chuyện tương lai ai biết, 0 cần bàn!

Trẻ em 1: ủa chứ hổng phải là đi du lịch 7 ngày, 6 đêm, ở khách sạn 5 sao, tầng thứ 4 phòng số 3 gồm 2 người... sao nữa hé?

Trẻ em 2: dễ ẹc! phòng chỉ có 1 giường và... 0 ai có quần áo. Còn thêm mấy cách gán ghép nữa, hí hí, ai hỏi mới nói.

Saturday, 7 May 2011

Ê cô không phải là tiếng vọng, ê cô là kí hiệu



Anh bạn bán càfé hồ hởi:

- Đây là anh Tờ, bạn anh

- Dạ chào anh tờ

- ờ

tete nghĩ bụng ông này sao lạnh nhạt, ơ thờ wá zị.

sau nhiều ngày uống cà fê chung ổng cũng vữn thơ ờ với tete (quái) dù cũng có đôi câu qua lại chuyện máy móc, âm ly, loa v.v.

ngày nọ (nói theo kiểu người dân tộc là chắc cũng được cả con trăng rồi) ông ơ hờ hỏi: "Biết Umberto Eco không"?

- Vậy anh biết tương giao giữa những người khoả thân với sách bét seo lơ không?

Hình như độ hót của zụ khoả thân ỡm ờ làm ảnh tan băng nên phởn phơ:

- Là sao vậy tete, bộ Eco khoả thân hả? khoả thân với ai hở?

- Eco viết cuốn tên của đoá hồng nè rồi cuốn này được dựng thành phim của đạo diễn Jean-Jacques Annaud nè, với tài tử Sean Corney (dân mặc váy) đóng vai tu sỹ William xứ Baskerville thuộc dòng Frăn xít cô nè; Jean-Jacques Annaud cực nóng bỏng với phim người tình (l’Amant) nè (có ông Sơn Nam cố vấn cho đoàn phim đó), Lương Gia Huy...

- Quay lại với Eco đi tete (chắc ảnh nghe nè, nè woài ảnh bực, hức)

- À zụ khoả thân em hổng nói đâu, chờ bữa khác đi (phải tạo độ nôn nóng cho bỏ ghét). Eco là giáo sư người Ý về trung cổ và ký hiệu học, kiểu như giáo sư Robert Langdon khoa biểu tượng và ký tượng ở Đại học Harvard...

- Cha giáo sư đó là do Dan Brown tưởng tượng ra và Harvard cũng không có khoa tượng tượng gì như em nói đâu à nghen. - So sánh bao giờ cũng khập khiểng, khờ khạo mờ anh

- ừ, anh trông chú cũng lù đù...

- Thú thiệt là em cũng chưa gặp ông eco đâu (làm như dễ gặp lắm, nổ có cỡ) nhưng lại tình cờ “gặp” ổng nhiều lần nên mới biết đó anh.

- Chưa gặp rồi gặp là sao

- ờ tại chữ gặp sau trong văn nói em hổng mở đóng ngoặc kép được

- thì phải dùng kí hiệu cử chỉ mở đóng ngoặc kép – dùng ngón trỏ và giữa của cả hai tay mà kí hiệu biết không hả

- khổ lắm, nói maaaaãi! Trong cuốn thiên nga đen thì tác giả bảo eco có tủ sách tới 30 ngàn cuốn và ai tới cũng hỏi bộ ông đọc hết rồi hả, eco bảo ổng chỉ thích những ai hỏi trong tủ sách này ổng chưa đọc những cuốn nào; trong biểu tượng thất truyền thì được quảng cáo là duyên dáng và bí hiểm như eco; trong guardian...

- Được rồi chú, chú không những lù đù mà lu xu bu quá nghen.

- Dà, tại em hơi bị thiệt thà. Tóm lại eco dùng nền tảng triết lý uyên thậm thầm thâm của ổng viết thành cuốn truyện ly kỳ, hấp dẫn có cả tình, tiền, hiếp, giết, tình tiết éo le vân vân nên ai cũng, à không, em thôi (không có anh), em thích đọc. - Vầy chứ sao ổng đặt tựa là tên của đoá hồng, truyện có hồng hiếc gì đâu.

- Dà, theo kiến thức thiển cận của em là ổng chôm câu tục ngữ của Việt Nam! hình như là câu cọp chết để vuốt, người chết để da vì câu cuối cùng trong cuốn này ở bản dịch tiếng Việt là “...stat rosa pristina nomina, nomina nuda tenemus, bông hồng xa xưa còn tồn tại nhờ cái tên, và chúng tôi chỉ giữ lại mỗi một cái tên thôi”. Nhưng bản tiếng Anh chỉ là “stat rosa pristina nomine, nomina nuda tenemus, y sì câu latin rồi “the end” chứ hổng có dịch ra.

Thiệt ra câu latin đó nếu em tra kíu đúng (thường thì vậy) là câu kết thúc bài thơ “De comtemptu mundi” của một tu sỹ làm vào thế kỷ 12 đó qúy anh mà em thích dịch diễm tình hơn là ôi chao! Đoá hồng đầu tiên trên cõi đời giờ chỉ còn mỗi cái tên thôi, hay gọn lại là ôi, chỉ còn tên của đoá hồng.

- Chỉ còn tên, chỉ còn tên đoá hồng thôi! Bữa nào chú khoả thân, ý lộn nói tiếp về khoả thưn nghen.

- !