Saturday, 20 December 2008

Thắng đã chửa rồi.


brake_disc_auto_art_mirror_autogift1 magnify



Chủ cửa hàng sửa xe 2 bánh (tức nhiên gòi, tui chỉ có 2 chiếc 2 bánh và gần có 2 chiếc 4 bánh thui) gần một cái chợ tầm tầm là một gã đàn ông cũng tầm tầm, đậm người, tóc xoăn, bụng to (bầu cỡ 6-7 tháng). Ông này mà tắm vòi sen bảo đảm phần dưới rốn không thể nào ướt được (nói nhỏ thôi), độ cái gì cũng bắt. ăn chắc! Tưởng đâu ổng chậm chạy, nặng nề, xoay trở khó khăn. Không hề. Dù ổng mặc quần tây, áo chemise hẳn hòi nhưng đứng lên ngồi xuống, xoay xoay, uốn uốn, éo éo rất khéo. Tui chạy xe vô. Gã hất mặt hỏi (hổng cừi), bị gì. Định nói sao huynh giống mấy bác sỹ kế mẫu wá, ai vô cũng hỏi bị gì? Lo khám đi mà tìm chứ tính lợi dụng sự nhẹ dạ của ngừi ta, rồi biểu ngừi ta khai hết, rồi khỏi khám sao? Bụng thì nghĩ zị dưng miệng thì cừi cầu tài, nhỏn nhẻn nói đệ bị đau bụng, í không hắn (xe) bị đau thắng (phanh). Thắng đĩa đó huynh, chiếc tương lai này đắt hơn thắng thường tới mấy triệu lựn á.

 

Gã gườm nhìn ý như có vậy mà cũng khoe, vậy mà cũng không biết đường mà trị liệu (là sửa á). Đúng là không biết trời cao đất dày, hổng biết phân công xã hội, chiên môn hoá gì ráo. Ai vậy. Rồi ổng bắt tay vô sửa thắng (chứ hổng lẽ chửa đau bụng cho tete.hê). Tưởng đâu chừng 10-15 phút là xong. Chao ôi. Chuyện chi nói cũng dễ, nhòm thấy cũng dễ, nghĩ rằng thiệt là dễ. Đúng bon. Làm mới khó. Ai cũng biết. Ai cũng chỉ thích nghĩ, rồi... nói. Rồi thôi. Để đứa khác làm ;))) Đời thế mới nhẹ nhàng như tơ. Cơ cấu để kẹp cái đĩa cho nó đứng ngắt. cứng ngắt. Cơ cấu thuỷ lực: có dầu, có pít tông có tay bóp, có truyền động, có kìm kẹp (là má phanh í, tưởng tượng hai cái má người cọ sát thì đâu có phanh được cái gì mà sao gọi là má phanh). Gần nữa tiếng ổng chỉ đổ dầu, xả ra, rửa nước, đổ dầu, xả ra, đổ nước, thỉnh thoảng chùi chùi vô quần (tiện ghê). Lắp má, bóp bóp. Tháo má, chà chà. Lắp má bóp tiếp. Tháo má, không bóp, không chà. Ổng la thằng nhỏ giúp việc chạy đi mua một chi tiết gì gì đó nhìn rất đẹp, vàng óng (chắc mạ vàng cho thắng thiệt ăn?).

 

Trời ơi, tui chỉ có mấy đồng bạc lẻ để sửa thắng mà cha này bày vẻ chi dữ vậy. Một điểm cần phải công nhận và khoe với mấy du là tay ông này xấu ghê lun. Nhòm như mấy trái chuối mắn (là chuối gì không biết). Vậy mà lúc ổng thao tác thì thiệt là đẹp, rất uyển chuyển, mềm mại, thậm chí rất dễ thương, mĩ thuật (bác sỹ giải phẩu chắc cũng khéo cỡ zậy thui). Kỳ, không, hay chứ.

 

Ổng vô nhà (vô tiệm) tui vò đầu si nghĩ. Coi mòi hổng xong, tui lò mò vô nhà lun (coi chả có làm chi mờ ám không). Phải tội chít. Ổng đang quét dọn bàn thờ, chùi chùi tấm ảnh đức mẹ đồng trinh. Maria chúa tôi. Tha tội cho con lo xa nghen!

- Huynh sửa lâu pà cố nên tui đi uống cà phé đây.

Chắc đang gần nước chúa, đầy lòng bác ái lần này ổng cười cười, gật gật chứ hổng gườm, huýt gì ráo.

 

Uống café đã đời, nghĩ sẵn những địa chỉ mượn tiền, tổng kiểm kê tài sản cá nhơn, lựa sẵn vài thứ để phòng khi phải gửi lại vì thiếu cash v.v. về tới nơi ổng vữn đang vặn vặn, chà chà, bóp bóp, lau tay vô quần. Pó. Bực chưa. Mà cũng thương ổng bầu này ghia: ta nói mồ hôi từng cục từng cục trên mặt ổng rớt xuống thềm hoang nghe cái bịch, nghe cái cạch, văng tung tẩy lun!

 

Cuối cùng cũng xong, ổng đứng lên, cái bụng rung rung, chà chà đôi tay (giờ lại thấy xấu quắc) vô cái khăn cũng xấu hoắc, dơ hầy, lau lau lại vài chỗ dơ trên chiếc tương lai, hổng cừi, nhỏn nhẻn nói “xong, ba chục”.

- Đô hay ơ rô ông anh (nghĩ bụng cha này chảnh, nhưng giá cũng được)

- Ziệt nam đồng.

Ơ rê ka. Đủ tiền trả.

 

Không biết phường có bắt ổng học tập và làm việc theo gương bác Hồ không mà ổng hành nghề thiệt là thiệt là lương thiện.

Mấy du đừng thấy mặt ai, tướng ai xâu xấu mà nghĩ họ làm chắc cũng xi xí là hổng được nghe. Những người iu công việc của mình thường có những cách thể hiện tuy nhỏ nhưng dễ biết lắm: làm chăm chú, thành thạo, nhanh nhẹn, dứt khoát, có cử chỉ như nâng niu, chăm sóc... thôi tự mà tìm hiểu lấy chứ ai mà chỉ qoài.

Mỗi lần bóp bóp, chà chà cái thắng tui lại thấy mình tội lỗi: chê người khác xấu, nghĩ người khác xấu tức là nghĩ xấu ngừi khác, suy đoán zớ zẫn, tiếc tiền, keo kiệt... thôi tự mà tìm lấy, ai mà tự phê quài.

Thêm chút xíu nữa: trong cơn bão giá này hổng biết ổng có khó khăn gì không, có tiếp tục bán dịch vụ với giá thấp hơn nhiều với giá mà người mua (giàu có) như tui sẵn sàng trả không.

Ở đó mà hỏi zớ zẩn, bữa nào hư xe ra gặp ổng là biết chứ gì. Hì.

Saturday, 13 December 2008

Ngắn mà dài, tạm mà không bợ!


333 magnify



Nhiều lúc có cảm giác tạm bợ, ờ lúc này nè chứ nói chi xa xôi. Hổng lẽ hành văn lai láng về cái nỗi niềm này khi có ngừi viết sẵn hay quá trời (tiếc hổng phải của mình thui). Cố Trịnh nhạc sỹ nói chuyện ở trọ thiệt là lãng đãng, dịu dàng, khoan dung của ngừơi dường như đã thấu thị được chuyện chi chi dù dùng các biểu tượng (giờ hay kiu là icon), hay phải nói là biểu trưng (symbology), hay là phải nói là ẩn dụ (metaphorical) v.v. vừa thiệt gần mà cũng thiệt xa, xa tít tít. Dường như biết phận ở trọ nhưng vẫn quý báu cái khoảng được tạm trú, tận hưởng cái khoảnh khắc tí teo so với miền vô hạn, vô ngôn.

 

Cô Tư thì nhìn chuyện ở trọ qua những ngừi khác bằng cách dựng lên một “phim tài liệu” ngăn ngắn mà nặng nặng làm như gửi chính mình một chút vô ngừi này một tí vô ngừi kia, rồi cắn bút cừi bâng quơ mình ên. Vậy mà còn cố lôi thêm cố thi, kịch gia Lưu vô chứng kiến. Hơ. Sao tự nhiên mũi lòng, uỷ mị quá zị. Rồi sao, kệ ngừi ta. Ha ha. (Viết chút tẹo mờ được bài dài sọc, hay ghia).

 

Con chim ở đậu cành tre

Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Cành tre ... í ... a
Dòng sông ... í ... a
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Xưa kia ở đậu miền xa
Cơn gió ở trọ bao la đất trời
Miền xa ... í ... a
Trời đất ... í ... a
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Từng không ... í ... a
Người xinh ... í ... a
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
Người xinh ... í ... a
Kiều xinh ... í ... a
Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ngàn năm ... í ... a
Buồn như ... í ... a
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

 


Ở trọ


 


Tạp văn




Nguyễn Ngọc Tư

 



 

Dãy nhà trọ có năm phòng, diện tích như nhau: bốn mét vuông; kiến trúc như nhau: thấp tè, bít bùng, như cái hộp, không cửa sổ, cửa sau, chỉ có một sàn nước, khu vệ sinh sinh hoạt chung; vật liệu xây dựng như nhau: nóc thiếc, vách thiếc, cửa cũng được đóng bằng thiếc.

 

Gã ở cuối dãy, căn phòng đã xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo xập xệ, nhiều lúc gã thấy cài cửa rất mắc công. Bà chủ nhà ấm ức, mấy căn kia đâu có tệ vậy, tại cậu, mà, tôi thấy tướng cậu không xài cái gì bền hết, lọt vô tay cậu là hư… Nghĩ là bà ám chỉ con bồ cũ mình đã thôi lui tới từ cuối mùa mưa, gã sừng sộ đá vào cánh cửa một cái rầm, bỏ vô võng nằm. Bà chủ nhà hết hồn, nguýt một cái, te tái đi.

 

Gã biết bà sẽ đi đâu, dù không nghe được tiếng bước chân, không nghe giọng nói xủng xoảng như những thanh kim loại va nhau, nhưng chắc chắn bà sẽ ghé cái phòng cuối dãy đằng kia, mặt bà đỏ gay, phân trần, “cái thằng khó ưa, nói không được…”. Và người ở trọ căn phòng đó, mà mọi người hay gọi là Năm, không rõ là thứ hay tên, sẽ tỉnh bơ, cười cười, thôi kệ, mỗi người mỗi ý, dì giận làm chi cho mau già… Già, chắc chắn không ai muốn, bà chủ nhà dịu lại, nhìn ra vạt sân đằng trước đong đưa hoa cỏ, chép miệng, “phải ai cũng được như cô…”

 

Gã nằm đằng này, tưởng tượng ra ngay cái cười lỏn lẻn của Năm. Người đâu mà dại. Mới tới thuê nhà, sắp xếp đồ đạc đâu đó xong xuôi, Năm ra đằng trước ngó ngiêng, thấy cỏ ống mọc liếm lên thềm, Năm xoắn quần xách dao ra chặt rạp, è ạch, bùn sình văng tới đầu. Mấy bữa sau tan ca sớm, Năm ghé mua cái thúng, túc tắc đi xúc đất về cơi sân cao lên, thấy mọi người dòm mình ái ngại, Năm cười tỉnh bơ, kiếm chuyện làm chơi, ở không cũng buồn, ngứa ngáy tay chân.

 

Với dân ở trọ chuyên nghiệp, Năm giống như con dã tràng xe cát. Ở không thì ngồi nói chuyện trên trời dưới đất, hoặc vả đánh bài tiến lên, kêu lô tô, hay nhìn thằn lằn ỉa miệng ve chơi, mắc gì tha đất về, bứng cây này cây nọ, rồi lui cui trồng tưới. Đời công nhân chưa đủ cực sao, tay đã bị nước ăn chưa đủ đau sao còn cầm dao cầm cuốc. Ở trọ mà, nhà này nhà người, đất này đất người. Chủ nhà lúc vui thì thôi, buồn buồn thì kiếm chuyện đuổi đi, mà chủ nhà hay buồn lắm, sáng đi chợ, thấy gạo cá mắc mỏ là buồn, coi ti vi thấy xăng lên giá cũng buồn, đòi tăng tiền phòng. Cãi cọ không xong, vậy là quẩy gói đi, riết rồi hành trang cũng gọn lỏn vài cái bao tải.

 

Cuộc sống tạm bợ không chịu nỗi, vậy mà Năm còn trồng ổi nữa, mọi người tặc lưỡi, nói “trồng chi mắc công, biết có ăn được hay không…”, Năm nói gọn hơ, mình không ăn được thì tụi nhỏ sau này ăn. Trời ơi, hay là kiếp trước người này gây tội gì với mấy con dã tràng nên kiếp này làm người mà không khác chi chúng. Năm cười tỉnh bơ, cười tỉnh táo, và cười tỉnh rụi trước những lời bàn ra bàn vô, “cuộc đời này cũng là nhà trọ, nhưng ai cũng muốn sống tử tế, đàng hoàng hết – Năm nói, và thấy mọi người đang trố mắt nhìn mình, Năm sượng sùng, vuốt mặt như thể mặt mình đang dính vảy cá ̶ bà ngoại tui nói vậy, không phải tui đâu…”. Cuộc đời là chốn trọ, ừ, nhưng có ai không yêu, không tha thiết với sự tạm bợ này?

 

Sau này, chẳng ai còn băn khoăn khi thấy cảnh Năm đi làm về là xoắn tay áo cặm cụi lau dọn, trang hoàng căn phòng trọ, chẳng ai bần thần khi Năm chăm chút từng mầm cây, từng cái lá sâu. Để một bữa sau đợt mưa dai dẳng, người ta ra nhìn trời, bắt gặp vạt sân rực rỡ. Bụi mồng tơi xanh nhuốt quơ quơ mấy cái tược trong gió tìm chỗ để quấn quýt, để leo. Hàng hẹ kiểng trổ bông, đủ tím cả một góc lòng, đủ kiêu hãnh với mấy cái bông lồng đèn đỏ chói. Và cái giồng cải gieo lẫn trong mấy bụi hành cũng miết xanh.

 

Gã cũng ở đó, chứng kiến vạt sân đang lên tiếng thì thầm. Gã đứng ngây ra một lúc, nhớ cái gì đó xa xôi, mờ nhạt, sương khói nhưng day diết khôn cùng, có thể là nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mảnh vườn xưa mà gã đã xa rời từ khi phiêu bạt. Tóm lại, nhớ ông bà ông vãi gì đâu. Cái vạt đất nhỏ nhoi làm gã mềm đi, bữa đó, gã không đóng cửa bằng… chân. Bữa đó, gã phát hiện ra tấm vách thiếc phòng mình móp méo nhiều chỗ, chắc do gã không chịu cúi xuống dùng tay tháo giày mà cứ vung chân cho giày văng đi. Bữa đó, gã thấy căn phòng mình bừa bộn khủng khiếp, mạng nhện đã giăng đến mấy cái góc mùng, có vài tổ tò vò đóng ngay trên đầu giường. Nhìn quanh chốn trọ của mình, lần đầu tiên gã hơi xao xuyến.

 

Gã lén tận hưởng mảnh vườn của Năm trước khi lứa cải đầu được đem chia cho từng nhà, bữa đó cả dãy đều ăn canh cải. Năm nói, đợi lứa cải sau tụi mình xúm lại chiên bánh xèo ăn chơi. Khi ấy cây cóc chị trồng cũng bộn lá rồi, cải xanh non, lá cóc non, mua thêm đọt lụa cặp ăn với bánh xèo là bá cháy, ai đó buột miệng. Và chính ai đó cũng lập tức hối hận, kiểu này Năm sẽ đi kiếm cho được cây lụa đem về trồng.

 

Nhưng Năm đi rồi, trước mùa mưa, trước khi giồng cải cứng cáp. Năm xin làm ở một nhà máy lớn, mới thành lập, phía tây thành phố. Năm thuê nhà gần đó để đi làm cho tiện.

 

Mảnh sân tiễn Năm bằng vạt bông mười giờ đỏ rực. Gã đi làm về thì bông đã héo, đã phai màu rồi, và Năm đi rồi. Gã đứng trong khoảng sân nhỏ chuồn chuồn bay vơ vất, nghĩ, mình biết làm sao với giồng cải này, cây ổi này, luống hẹ kiểng này, với chốn trọ này.

 

Chiều đó, người ta thấy gã xách cái thùng tưới lọm thọm trong sân. Chiều ấy gã đi mua hộp nước sơn về, vẽ lên vách hai câu thơ gã lượm được đâu đó “Xanh trên đời chốc lát. Mà tình cờ gặp nhau…”.[*] Bà chủ nhà lại rên lên, trời ơi, sao cậu tự ý vẽ bậy trong nhà tui vậy. Gã cười, tỉnh bơ, “tại con nhớ Năm…”.

 

Ờ thì, ai cũng nhớ. Chừng này, cũng đâu đó trong thành phố đông đúc này, Năm chắc đang xoắn tay ngắm nghía chốn trọ mới, chắc ở đó cũng có mảnh đất hoang tàn, và Năm sẽ khiến nó nó nói, nó hát, nó nhảy múa.

 

Kỳ cục, gã thấy nhớ Năm.

 

 



[*] Thơ Lưu Quang Vũ

“…Xanh trên đời chốc lát

Mà tình cờ gặp nhau

Vừa ngắn ngủi vừa dài lâu

Lúc tan xuống, lại mỗi người mỗi ngã…”

 
Tags: | Edit Tags Friday December 12, 2008 - 07:24pm (ICT) Edit | Delete



Tuesday, 2 December 2008

Lắc sơ, đi gọn ơ 11 tháng


217 magnify



Nhìn lịch nghe lòng đánh cái bịch. 1/12, vậy là đã tới này thứ 336 của 2008 (năm nay nhuận), còn 30 ngày là phăng teo cái năm đủ thứ bão. Năm tới chắc hồng thuỷ ;-(((

 

Tưởng tui nhớ dai, tính kỹ, không đâu, chỉ cần lên đây là thấy nè: http://en.wikipedia.org/wiki/1_December. Còn có thể tìm thấy mấy thông tin kiểu “ngày này năm xưa” rất chi là hoài cảm, dạ cổ, lang lang.

 

Zí dụ.

1/12/1955 có một phụ nữ da đen thách thức luật chủng tộc của tụi hợp Rosa Parks (r) on buschủng. Mrs Rosa Parks bị cớm tó ở Montgomery, Alabama, sau khi đêk nhường chỗ trên xe bớt cho một tên da trắng. Rất đáng mặt, rất vượt thời gian. Cổ dòm mặt thấy hiền, điềm điềm tĩnh tĩnh mà thiệt là anh thư nghen.

 



 

1/12/1959 có 12 nước (có cả hợp chủng quốc) ký hiệu ước coi Nam Cực là vùng dành riêng cho nghiên cứu khoa học và hoàn toàn không có hoạt động quân sự. ủa nam cực là của 12 ông này hả (tui tra kỹ thì thấy không có Việt Nam, kỳ)?

 

1/12/1990 đường hầm xuyên biển nối Anh và châu Âu thông nhau sau khi một chú công nhân khoan thủng cục đá che tụi sương mù với gà trống gô loa. Sau 8000 năm chia ly kể từ kỷ băng hà.

 

Cũng zui!
Tags: | Edit Tags Monday December 1, 2008 - 07:21pm (ICT) Edit | Delete